1.2.3.1. Những yếu tố thuộc về chủ thể thực hiện chính sách
Thứ nhất, về năng lực tổ chức, quản lý của nhà nước và đội ngũ cán bộ, công chức ở các cấp trong công tác giảm nghèo: Đây là yếu tố có vai trò quyết định đến kết quả thực thi chính sách. Năng lực thực thi của cán bộ, công chức là thước đo bao gồm nhiều tiêu chí phản ánh về đạo đức công vụ, về năng lực thiết kế tổ chức, năng lực thực tế, năng lực phân tích, dự báo để có thể chủ động ứng phó với những tình hướng phát sinh trong tương lai...
Thứ hai, công tác vận động tuyên truyền về chính sách: GNBV là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta trong quá trình thực hiện công cuộc đổi mới và xây dựng đất nước. Thực hiện tốt các chính sách GNBV của Đảng và Nhà nước thì vai trò của truyền thông và giảm nghèo về thông tin có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, giúp chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đi vào thực tiễn cuộc sống. Để giúp người dân hiểu hơn về ý nghĩa, vai trò của
các chính sách GNBV và làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong đồng bào dân tộc thiểu sốđể từng bước vươn lên thoát nghèo bền vững.
Thứ ba, điều kiện kinh tế và nguồn lực để thực hiện chính sách của nhà nước: Nguồn lực của Nhà nước có hạn, trong khi phải thực hiện đồng thời nhiều mục tiêu nhằm phát triển KT-XH, nên mức độ đầu tư vốn của Nhà nước so với kế hoạch và yêu cầu nguồn vốn cho các chương trình mục tiêu giảm nghèo nói chung còn chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến tình hình bố trí vốn thực hiện chính sách còn manh mún, có lúc bị động và chưa kịp thời.
Thứ tư, bất cập của những chính sách dẫn đến hạn chế trong việc thực thi chính sách: Công tác theo dõi, giám sát, đánh giá hiệu quả chương trình GNBV hiện nay còn yếu, mang tính hình thức, chất lượng thấp và không liên tục. Do đó, tác động của chính sách chưa thực sự đến được với tất cả người nghèo; một bộ phận hộ nghèo không được hưởng lợi từ các chính sách do bị hạn chế về điều kiện tham gia hoặc xác định sai, bỏ sót đối tượng hưởng lợi...
1.2.3.2. Những yếu tố thuộc về đối tượng thực hiện chính sách
Thứ nhất, nguồn lực của đối tượng chính sách: Người nghèo cũng thiếu khả năng tiếp cận các nguồn tín dụng mặc dù nhà nước đã hỗ trợ vốn vay cho người nghèo thông qua Ngân hàng Chính sách xã hội, Ngân hàng Nông nghiệp và các tổ chức đoàn thể tuy nhiên còn khá nhiều người nghèo chưa tiếp cận được nguồn vốn này do họ thường không có kế hoạch sản xuất cụ thể, ngại tiếp xúc với giấy tờ hoặc sử dụng nguồn vốn vay không đúng mục đích do vậy họ khó có khả năng tiếp cận các nguồn vốn. Điều này làm cho việc triển khai các nguồn vốn vai đến người dân gặp khó khăn.
Thứ hai, trình độ học vấn và khả năng tham gia vào thị trường lao động:
Trình độ dân trí một bộ phận đồng bào DTTS còn hạn ché nên khó tiếp cận, thay đổi tập quán sản xuất; khó tiếp cận và ứng dụng những tiến bộ khoa học
kỹ thuật vào sản xuất, sản xuất thì manh mún, nhỏ lẻ. Ý thức, trách nhiệm của một số người dân còn hạn chế, còn thụ động, ỷ lại trông chờ vào sự giúp đỡ của nhà nước, chưa phát huy nguồn vốn hỗ trợ cũng như nhân rộng các mô hình phát triển sản xuất giúp người dân vươn lên thoát nghèo.
1.2.3.3. Những yếu tố khác
Thứ nhất, nhân tố nhân khẩu học: Người nghèo phổ biến thuộc những hộ có quy mô gia đình lớn, mỗi hộ có rất nhiều con và tuổi còn nhỏ. Theo Tổng cục thống kê, năm 2016 hộ nghèo có nhân khẩu bình quân là 4,6 người/hộ so với mức 3,1 người/hộ thuộc nhóm hộ giàu như vậy hộ nghèo có số nhân khẩu bình quân thường cao hơn hộ giàu từ 1,5 người trở lên, nhân khẩu bình quân/hộ vùng nông thôn thường cao hơn thành thị, cao nhất là vùng bản. Một trong những nguyên nhân tỷ lệ sinh cao trong các hộ nghèo người DTTS là do họ không có kiến thức cũng như điều kiện tiếp cận với các biện pháp sức khỏe sinh sản. Mức độ hiểu biết của phụ nữ nghèo về an toàn tình dục, cũng như mối liên hệ giữa tình trạng nghèo đói và sinh khỏe sinh sản và gia tăng nhân khẩu còn hạn chế.
Thứ hai, điều kiện tự nhiên, thiên nhiên: Mức độ tàn phá môi trường ngày càng nghiêm trọng là một nhân tố trực tiếp làm tăng mức độ và vi phạm của đói nghèo. Tình trạng ô nhiễm môi trường các khu công nghiệp, các công ty đã làm bệnh tật gia tăng; Sự khắc nghiệt của môi trường, thiên tai thường xuyên xảy ra đặc biệt là bão lũ, hạn hán, cháy rừng ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất và đời sống của nhân dân và đã gây ra những khó khăn đối với ngành sản xuất nông nghiệp, nó làm giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế làm ảnh hưởng đến công tác GNBV.
Thứ ba, cơ sở hạ tầng cho phát triển: Không có giao thông thuận lợi nên dẫn đến chi phí vận chuyển cao, hàng hóa vận chuyển khó khăn, hàng hóa sản xuất chỉ tiêu thụ tại địa phương nên giá thành thấp khó cung cấp hoặc tận
dụng các dịch vụ như khuyến nông, giáo dục, chăm sóc sức khỏe khó tiếp cận với tri thức...và việc thực thi chính sách gặp nhiều khó khăn.
Thứ tư, phong tục tập quán và thói quen sinh hoạt của người dân: Ý thức vươn lên thoát nghèo, hiện nay tại các địa phương vẫn còn tồn tại nhiều trường hợp người nghèo nhưng không muốn vươn lên thoát nghèo, người thoát nghèo rồi vẫn muốn quay lại hộ nghèo. Có nhiều lý do để giải thích cho vấn đề này:
Một là, do yếu tố tâm lý, họ cho rằng nếu thoát nghèo, họ sẽ không còn nhận được sự giúp đỡ của Nhà nước cũng như những ưu đãi từ chính quyền địa phương.
Hai là, do người lao động, ăn tiêu lãng phí, đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến đói nghèo và tái nghèo. Nhiều người nghèo thường có tâm lý ỷ lại, trông chờ vào sự giúp đỡ của người khác mà không có ý chí vươn lên thoát nghèo. Với những đối tượng này, cần phải vận động, tuyên truyền để khích lệ tinh thần tự giác, tự lực vươn lên thoát nghèo của họ mới đảm bảo được GNBV.