Nâng cao kỹ năng giám sát của Hội đồng nhân dân xã

Một phần của tài liệu Hoạt động giám sát của hội đồng nhân cấp xã trên địa bàn thị xã buôn hồ tỉnh đắk lắk (Trang 80 - 83)

101 Kết Tỷ lệ % Kết Tỷ lệ Kết Tỷ lệ %

3.2.4. Nâng cao kỹ năng giám sát của Hội đồng nhân dân xã

Từ kết quả thực tiễn trong hoạt động giám sát, khảo sát của Hội đồng nhân dân cấp xã trong nhiệm kỳ 2016-2021 rút ra một bài học kinh nghiệm để nâng cao chất lượng giám sát của Hội đồng nhân dân, hiệu quả hoạt động của Hội đồng nhân dân nói chung, Thường trực, các Ban và đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã cần tập trung thực hiện tốt một số nội dung trọng tâm sau:

-Một là; Tiếp tục nâng cao chất lượng thảo luận tại các phiên họp của Hội

đồng nhân dân vì: Hội đồng nhân dân làm việc theo chế độ hội nghị và Quyết định theo đa số; việc thảo luận các báo cáo tại phiên họp của Hội đồng nhân dân sẽ giúp cho các đại biểu Hội đồng nhân dân tập trung ý chí, thảo luận các vấn đề, nhất là những vấn đề cịn có ý kiến khác nhau, nghe Uỷ ban nhân dân xã trả lời về các kiến nghị của cử tri, trên cơ sở các thơng tin đã được phân tích, đại biểu sẽ quyết định chính xác các vấn đề đặt ra của địa phương.

Hai là; Chất vấn là kỹ năng quan trọng và cần thiết của người đại biểu

HĐND, đại biểu cần chú ý đến câu hỏi chất vấn nhằm mang tính giám sát. Thực chất đây là một cơng cụ, phương tiện có hiệu quả trong thu hút sự quan tâm của người dân trong các kỳ họp của HĐND cấp xã. Thông qua hoạt động chất vấn cũng như trả lời những câu hỏi chất vấn, người dân có thể thấy và đánh giá được năng lực các đại biểu mà nhân dân tin tưởng có thực sự đại diện cho nhân dân hay khơng, có dám “xâm nhập” vào những vấn đề mà cử tri đang quan tâm và bức xúc hay không. Để hoạt động chất vấn ngày càng đi vào chiều sâu và phát huy được tính hiệu quả, địi hỏi phải nâng cao tinh thần trách nhiệm và kỹ năng trong quá trình chất vấn. Đại biểu HĐND phải được liên tục bồi dưỡng những kiến thức cơ

bản về quản lý, về kỹ năng phản biện, kỹ năng tư duy để giải quyết vấn để một cách đúng đắn, tuyệt đối khơng vì động cơ cá nhân mà chất vấn để cơng kích nhau trong hoạt động chất vấn. Tăng cường hoạt động chất vấn của đại biểu Hội đồng nhân dân: Việc chất vấn và việc trả lời chất vấn được trở thành một hoạt động bình thường tại kỳ họp Hội đồng nhân dân, các ý kiến đặt ra phải trên cơ sở khảo sát thực tế tình hình của địa phương, nguyện vọng chính đáng của cử tri, kết quả thực hiện Nghị quyết của Hội đồng nhân dân đã ban hành. Để bảo đảm việc thực hiện chất vấn có hiệu quả, phải hạn chế những chất vấn mang tính kiến nghị, thơng tin và sự việc khơng rõ; những người bị chất vấn phải trả lời rõ ràng, cụ thể, có tính thuyết phục, khơng né tránh các nội dung chất vấn, khơng để vụ việc kéo dài mà phải có biện pháp khắc phục cụ thể.

-Ba là. Thường xuyên nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Thường

trực Hội đồng nhân dân: Hoạt động của Thường trực, các Ban Hội đồng nhân dân xã trong các tháng đầu nhiệm kỳ, đặc biệt là trong thực hiện chức năng giám sát đã tạo thành nề nếp góp phần tích cực vào kết quả chung trong thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương cả nhiệm kỳ. Để khơng ngừng nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Hội đồng nhân dân, cần phải coi công tác kiểm tra, giám sát của Thường trực và các Ban của Hội đồng nhân dân là một việc làm thường xuyên, bám sát Quy chế hoạt động của Hội đồng nhân dân, tranh thủ sự chỉ đạo của cấp ủy đảng; giám sát phải đúng thẩm quyền, đảm bảo nguyên tắc “Khách quan, công khai, minh bạch, hiệu quả”, đúng trình tự quy định khơng ảnh hưởng việc thực hiện nhiệm vụ của đơn vị được giám sát. Thường trực Hội đồng nhân dân phải chủ động, sáng tạo tìm ra biện pháp hợp lý để đẩy mạnh hoạt động của Hội đồng nhân dân, phân công hợp lý cho các Ban trong công tác giám sát, trong việc tiếp công dân nhằm đảm bảo cho pháp luật và Nghị quyết của Hội đồng nhân

dân được thực hiện nghiêm chỉnh, phối hợp tháo gỡ kịp thời những khó khăn, vướng mắc cho cơ sở, động viên, khuyến khích phát huy những mặt tốt và chỉ ra được những sai sót cần kịp thời sửa chữa khắc phục, từ đó tạo được mối quan hệ tốt và gắn bó giữa Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân và các đơn vị được giám sát; Thực hiện tái giám sát khi cần thiêt.

-Bốn là; Phải nâng cao chất lượng hoạt động của các Ban của Hội đồng nhân

dân: Do đặc điểm các Ban của hội đồng nhân dân cấp xã thành viên trong các Ban hoạt động kiêm nghiệm nên từ Trưởng Ban, phó Trưởng Ban và từng thành viên phải dành thời gian để nghiên cứu các văn bản pháp luật, các quy định có liên quan chức năng, nhiệm vụ của Ban được phụ trách, thường xuyên tranh thủ ý kiến chỉ đạo của Thường trực Hội đồng nhân dân xã trong hoạt động của Ban; trên cơ sở Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tại mỗi kỳ họp và chương trình cơng tác của Hội đồng nhân dân giữa hai kỳ họp, các Ban chủ động xây dựng kế hoạch công tác, kế hoạch giám sát, xác định nội dung chi tiết nhằm vào các lĩnh vực, các vấn đề trọng tâm, vấn đề bức xúc, thời gian giám sát cụ thể.... sau đó gửi kế hoạch nội

dung giám sát đến các cơ quan, đơn vị được giám sát và các thành phần tham gia để chuẩn bị trước. Khi tiến hành giám sát, tuỳ theo chuyên đề có thể giám sát tại cơ quan tổng hợp trước, sau đó đi sâu từng đơn vị cụ thể hoặc ngược lại. Qua giám sát các Ban góp ý, bổ sung thơng tin cho các đơn vị được giám sát về các chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước. Sau mỗi lần giám sát phải có thơng báo kết quả, kiến nghị các giải pháp giúp cho Uỷ ban nhân dân, hoặc các đơn vị được giám sát tiếp thu, giải quyết, đây là hoạt động nhằm bảo đảm hiệu lực hoạt động của Hội đồng nhân dân, tránh hình thức.

-Năm là; Các đại biểu Hội đồng nhân dân phải thường xuyên gắn bó với cử

sát, vừa tác động và đơn đốc các cơ quan có thẩm quyền giải quyết thoả đáng các ý kiến, nguyện vọng chính đáng và hợp pháp của cử tri, đại biểu Hội đồng nhân dân phải thường xuyên nghiên cứu tài liệu, các văn bản pháp luật nhằm tuyên truyền vận động cử tri chấp hành tốt chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước thực sự là cầu nối gắn kết giữa chính quyền với nhân dân, đồng thời tích cực tham gia hoạt động giám sát của Thường trực Hội đồng nhân dân và các Ban của Hội đồng nhân dân khi được phân công để không ngừng nâng cao kỹ năng trong hoạt động của người đại biểu dân cử.

-Sáu là: Thường xuyên bám sát sự lãnh đạo, chỉ đạo của Ban chấp hành

Đảng bộ cấp xã; tăng cường sự phối hợp theo quy chế đã ban hành giữa Hội đồng nhân dân với Uỷ ban Mặt trận tổ quốc, các đồn thể đồn thể chính trị của địa phương nhất là trong hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân phường, trong việc tiếp xúc với cử tri, trao đổi thơng tin về kiến thức pháp luật, về tình hình chấp hành pháp luật nói chung, trao đổi về kinh nghiệm hoạt động nhằm nâng cao chất lượng giám sát của Hội đồng nhân dân.

Một phần của tài liệu Hoạt động giám sát của hội đồng nhân cấp xã trên địa bàn thị xã buôn hồ tỉnh đắk lắk (Trang 80 - 83)