05 Sự hài lòng về đơn vị công tác: tự hào khi làm
3.2.1. Định hướng phát triển nguồn nhân lực y tế tuyến huyện
Trong q trình thực hiện cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, nguồn nhân lực đóng vài trị vơ cùng quan trọng và có vai trị quyết định. Vì vậy, lãnh đạo tỉnh Đắk Nông coi việc phát triển nguồn nhân lực y tế cho tuyến huyện là vấn đề trọng tâm trong phát triển hệ thống y tế của tỉnh. Phát triển nguồn nhân lực bao gồm phát triển cả về số lượng và chất lượng của nguồn nhân lực. Cơng tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe là một yếu tố góp phần nâng cao chất lượng nhân lực tuyến huyện trên địa bàn tỉnh Đắk Nông là một công tác quan trọn và cần sớm được triển khai đồng bộ và có kết quả, hiệu quả.
Từ tinh thần cót lỗi vị trí đặc biệt của phát triển nguồn nhân lực tuyến huyện và vai trò quản lý nhà nước ở địa phương trong việc tăng cường cơng tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới đã chỉ ra. Nghề y là một nghề đặc biệt, nhân lực y tế phải đáp ưng yêu cầu
chuyên môn và y đức; cần được tuyển dụng, đào tạo, sử dụng và đãi ngộ chính sách đặc biệt… đồng thời bảo đảm sự lãnh đạo, chỉ đạo từ các cấp, chính quyền địa phương. Xây dựng đội ngũ “thầy thuốc như mẹ hiền”, có năng lực chuyên mơn vững vàng, tiếp cận được trình độ quốc tế. Xuất phát từ đặc điểm phát triển kinh tế - xã hội và nhu cầu chăm sóc sức khỏe của nhân dân trong giai đoạn mới các định hướng phát triển nguồn nhân lực y tế tuyến huyện của tỉnh Đắk Nông là:
Một là, dựa trên cơ sở thực tiễn, kế thừa và phát huy những thành tựu, kinh nghiệm, khắc phục những bất cập và yếu kém để đáp ưng đầu đủ nhu cầu nhân lực tuyến huyện để phát triển hệ thống khám chữa bệnh tại địa phương, từng bước đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe ngày càng tăng của người dân.
Hai là, trên cơ sở sự cần thiết, tính cấp bách, tính khả thi và sự phù hợp với từng vùng, địa phương. Điều chỉnh dần những mất cân đối trong phân bổ nguồn nhân lực y tế giữa các tuyến, các chuyên ngành; ưu tiên tăng cường nhân lực y tế cho tuyến huyện, tuyến xã và khu vực vùng núi khó khăn, góp phần bảm đảm công bằng hơn trong cung cấp dịch vụ y tế cho nhân dân.
Ba là, giáo dục y đức luôn được chú trọng và thực hiện song song với đào tạo chuyên môn nghiệp vụ, đồng thời phát triển năng lực chuyên ngành y khoa, thường xuyên nâng cao trình độ, tiếp cận với kỹ thuật mới.
Bốn là, tăng cường hợp tác, thu hút nguồn lực về tài chính và xây dựng chính sách đãi ngộ, thi đua khen thưởng kịp thời cho đội ngũ cán bộ trẻ về địa phương công tác. Tăng cường hoạt động thanh tra, kiểm tra và giám sát tuyến dưới.