Trầm tích Neogen (Miocen)

Một phần của tài liệu Địa chất và tài nguyên dầu khí Việt Nam - Chương 7 ppt (Trang 27 - 30)

4. Địa tầng, trầm tích và mơi trường

4.3. Trầm tích Neogen (Miocen)

Trầm tích Neogen phân bố rộng rãi ở bể Sơng Hồng với mơi trường từ đồng bằng châu thổ, ven bờ tới biển nơng và biển sâu. Chiều dày của trầm tích Neogen thay đổi từ 500m ở các đới ven bờ đến 4.000m ở trung tâm vịnh Bắc Bộ. Ngoại trừ phần bị nghịch đảo ở đới Tây - Bắc, hầu hết các tập đều phát triển bình ổn, uốn võng, chịu tác động của việc mở rộng Biển Đơng.

Ở miền võng Hà Nội và phần Tây-Bắc bể Sơng Hồng các trầm tích Miocen được chia thành 3 hệ tầng: Phong Châu (Miocen dưới), Phù Cừ (Miocen giữa) và Tiên Hưng (Miocen trên). Ở phía Nam của bể các trầm tích Miocen được chia ra các hệ tầng Sơng Hương (Miocen dưới), Tri Tơn (Miocen giữa) và Quảng Ngãi (Miocen trên).

Trầm tích Miocen dưới

Trầm tích Miocen dưới (hệ tầng Phong

Châu) phân bố chủ yếu trong dải Khối Châu - Tiền Hải (GK. 100) và phát triển ra vịnh Bắc Bộ (GK 103-TH) với sự xen kẽ giữa các lớp cát kết hạt mịn, cát bột kết và sét kết chứa dấu vết than hoặc những lớp kẹp đá vơi mỏng (GK 103-TH, 103- HOL). Mơi trường biển ven bờ, châu thổ, biển nơng. Về phía Nam bể Sơng Hồng, từ lơ 117-121, trầm tích Miocen càng cĩ đặc điểm khác hẳn so với vùng Tây - Bắc của bể. Trầm tích Miocen dưới (hệ tầng Sơng Hương) cĩ thành phần thạch học chủ yếu là trầm tích hạt mịn lắng đọng trong mơi trường biển, cịn trên đới nâng Tri Tơn đã bắt gặp đá vơi dolomit ở phần trên của địa tầng (lơ 120-121), và cịn cĩ mặt các đá xâm nhập núi lửa trong và ngay cạnh địa hào Quảng Ngãi như ở GK 121-CM-1X.

Trầm tích Miocen giữa

Trầm tích Miocen giữa (hệ tầng Phù Cừ) phát triển rộng khắp trong miền võng Hà Nội, cĩ bề dày mỏng ở vùng Đơng Quan và phát triển ra ở vịnh Bắc Bộ với thành phần trầm tích gồm cát kết, sét bột kết, than và đơi nơi gặp các lớp mỏng carbonat (GK 103 TH-1X, GK 107-PA-1X), mơi trường biển nơng xen kẽ với châu thổ. Về phía Nam, trầm tích Miocen giữa cĩ đặc điểm khác với vùng Tây Bắc nên được gọi là hệ tầng Tri Tơn. Trầm tích hệ tầng này cĩ mặt ở các địa hào nằm hai bên địa luỹ Tri Tơn: địa hào Quảng Ngãi và địa hào Lý Sơn và là các trầm tích hạt mịn thành tạo trong mơi trường biển sâu; cịn trên địa luỹ Tri Tơn được phủ một lớp đá carbonat dày đến vài trăm mét, ở phía dưới là dolomit, trong khi phần trên là đá vơi. Trên thềm đá vơi này phát triển khá rộng rãi các ám tiêu sinh vật, là đối tượng chứa cĩ chất lượng rất tốt đã

Chương 7. Bể trầm tích Sơng Hồng và tài nguyên dầu khí

gặp ở nhiều giếng khoan trong vùng.

Trầm tích Miocen trên

Trầm tích Miocen trên (hệ tầng Tiên Hưng) cĩ mặt trong hầu hết các giếng khoan ở miền võng Hà Nội và ngồi khơi

vịnh Bắc Bộ với thành phần chủ yếu là cát kết, ở phần trên thường là cát kết hạt thơ và sạn sỏi kết, sét kết, bột kết, xen các vỉa than. Mức độ chứa than giảm đi rõ rệt do trầm tích tam giác châu ngập nước, với tính

biển tăng theo hướng tiến ra vịnh Bắc Bộ. Mơi trường chủ yếu là biển ven bờ, biển nơng xen châu thổ. Một điểm đáng chú ý là

tại Trũng Trung Tâm bể Sơng Hồng, phần trên (hoặc hầu hết) của mặt cắt Miocen trên đều là mơi trường nước nơng đến sâu.

Chương 7. Bể trầm tích Sơng Hồng và tài nguyên dầu khí

Ở phần phía Nam của bể, trầm tích Miocen trên (hệ tầng Quảng Ngãi) chủ yếu là sét, sét kết biển và chứa một số lớp đá vơi mỏng mơi trường chủ yếu là biển sâu. Càng về phía Tây (thềm Đà Nẵng) trầm tích cĩ hạt thơ dần và xen kẽ nhiều thể phun trào.

Một phần của tài liệu Địa chất và tài nguyên dầu khí Việt Nam - Chương 7 ppt (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(55 trang)