Giải quyết tĩnh không cầu:

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN NHẬP môn LOGISTICS và QUẢN lý CHUỖI CUNG ỨNG đề tài tìm HIỂU về PHƯƠNG THỨC vận tải ĐƯỜNG SÔNG tại VIỆT NAM HIỆN NAY (Trang 34 - 35)

4. Bố cục

3.1 Giải quyết tĩnh không cầu:

Việt Nam có lợi thế nhờ có nhiều sông, kênh, nhưng giao thông thủy chưa phát triển mạnh để chia tải cho đường bộ vì "điểm nghẽn" - tĩnh không cầu thấp nên tàu thuyền lớn không thể qua lại. Điều đó làm hạn chế một phần không nhỏ tiềm năng khai thác giao thông vận tải thủy dẫn đến khó đưa vào các phương tiện có sức chở lớn: các loại tàu chở hàng, sà lan có tải trọng hàng nghìn tấn bị mắc kẹt gây tắc nghẽn trong khâu vận chuyển cũng như dễ xảy ra tai nạn như đâm, va vào cầu. Việc này cũng ảnh hưởng rất lớn đến chuyện luồng tuyến thường xuyên thay đổi khi có lũ lụt.

Việc nâng cấp cầu để đảm bảo độ tĩnh không lên cao giúp tháo gỡ các nút thắt về vấn đề giao thông và chính yếu là vận tải. Giải pháp tạm thời là yêu cầu các chính quyền địa phương có cầu vượt sông phải thực hiện bố trí điều tiết tàu thuyền 24/24, qua đó siết chặt công tác này cũng như bổ sung hệ thống báo hiệu từ xa, bố trí phao tiêu, biển báo để tránh tai nạn làm ùn tắc giao thông vận tải cả đường thủy lẫn đường bộ.

Trong khi các giải pháp tạm thời được tiến hành thì chính quyền địa phương cần xem xét vận hành các nguồn vốn một cách thích hợp để có thể giải quyết triệt để vấn đề này: nâng cấp, cải tạo hoặc xây cầu mới để nâng độ tĩnh không cầu

Đây là một trong những tuyến vận tải thủy nội địa quan trọng nhất miền Bắc nhưng nó gặp ách tắc do hạn chế tĩnh không của cầu Đuống có tuổi thọ hơn 100 năm. Do vậy, việc đầu tư, nâng cấp, cải tạo cầu Đuống để khơi thông điểm nghẽn cho vận tải là yêu cầu đặt ra cấp thiết. ếu được thông qua chủ trương đầu tư và triển khai thực hiện, cầu Đuống sẽ mang diện mạo mới, không chỉ góp phần nâng cao năng lực cho các loại hình vận tải mà còn bảo đảm tốt hơn an toàn giao thông trên những tuyến đường huyết mạch.

Hiện nay chính phủ đã đi đến quyết định không nâng cấp, cải tạo cầu Đuống cũ mà thực hiện xây cầu mới.

Dự kiến sau khi có cầu mới,cầu Đuống hiện nay sẽ được phá bỏ để tạo luồng đường thủy cho tàu thuyền qua lại dễ dàng, thuận lợi cho giao thông vận tải, đồng thời hạn chế các vùng nước xoáy gây nguy hiểm cho tàu thuyền qua lại. Các tàu, phà, sà lan có tải trọng lớn khi di chuyển qua cầu sẽ không còn lo ngại về việc đợi hàng giờ đồng hồ

do vấn đề triều cường gây ra nút thắt lớn cũng như gây tai nạn với cầu do chiều cao tĩnh không, từ đó góp ích rất lớn vào việc vận tải đường sông.

Tuy nhiên, việc xây cầu mới để giải quyết tĩnh không cầu cho các cây cầu nó niên đại lâu đời là rất ít do cần huy động một nguồn vốn khổng lồ từ ngân sách Nhà nước. Do vậy, hiện nay vấn đề tĩnh không cầu chủ yếu được giải quyết bằng các hình thức tạm thời – “sống chung với lũ” và dù chưa cải thiện được triệt để, thông tắc các “nút cổ chai” nhưng vẫn giảm thiểu được rất nhiều vấn đề liên quan đến vận tải đường sông.

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN NHẬP môn LOGISTICS và QUẢN lý CHUỖI CUNG ỨNG đề tài tìm HIỂU về PHƯƠNG THỨC vận tải ĐƯỜNG SÔNG tại VIỆT NAM HIỆN NAY (Trang 34 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(40 trang)