Trong thời gian thực tập tại cơ sở em đã trực tiếp tham gia vào công tác chẩn đoán, phòng và trị bệnh cho đàn lợn con từ sơ sinh đến 21 ngày tuổi. Các bệnh lợn tại trại mắc phải là:
4.4.1.1. Hội chứng tiêu chảy
- Thời điểm lợn con mắc bệnh: lợn con theo mẹ, lợn con sau cai sữa. - Nguyên nhân:
Lợn đẻ nhiều, không luân phiên chợ bú lợn còn không được bú đủ sữa đầu. Do thay đổi thời tiết đột ngột từ nắng sang mưa, mưa sáng nắng, trời quá lạnh, thiếu nhiệt....
Vệ sinh chuồng trại chưa tốt, sàn ẩm ướt.
Bầu vú lợn mẹ không được vệ sinh sạch sẽ, có dính phân, uống nước có chứa mầm bệnh, thay đổi thức ăn...
- Triệu chứng:
Kém bú, ủ rũ, bụng chướng to, dạ dày không tiêu hoá. Thường nằm tụm lại, run rẩy hoặc nằm một góc.
Tiêu chảy phân tanh, màu thay đổi, xám xanh hoặc màu trắng không chảy. Mất nước nặng, mắt lõm sâu, còi cọc.
Trước khi chết có thể thấy lợn bơi chèo và sùi bọt mép. - Điều trị:
Lợn con dưới 5 ngày tuổi: cho uống octacin 1% 1 ml/con cho uống 3 - 5 ngày. Lợn con trên 5 ngày: tiêm bắp octacin 5% 1 ml/20 kg TT, tiêm liên tục 3 - 5 ngày, tiêu chảy nặng tiêm thêm atropin 0,1%.
- Phòng bệnh:
Tính đúng khẩu phần ăn cho lợn nái, không cho ăn quá khẩu phần tránh tình trạng lợn con bú không hết gây ôi, thiu sữa dẫn đến tiêu chảy.
Phải luân phiên cho lợn bú sữa đầu, đảm bảo con nào cũng được bú.
Dọn dẹp vệ sinh sạch sẽ, chuồng trại luôn khô ráo. Điều chỉnh nhiệt độ thích hợp cho lợn con không nóng cũng không lạnh.
4.4.1.2. Viêm khớp
Thời điểm lợn con mắc bệnh: lợn ở mọi lứa tuổi
Nguyên nhân: bệnh viêm khớp là hậu quả của bệnh tụ huyết trùng, sảy thai truyền nhiễm, liên cầu lợn hoặc do Staphylococcus gây ra, do sàn bẩn vi khuẩn xâm nhập vào vết thương hở ở khớp do lợn con nằm bú chà xát vào nền. Triệu chứng: Lợn còn đi lại khó khăn, đi khấp khiễng, có cảm giác đau, lông xù, chỗ khớp sưng to, nóng.... Điều trị không kịp thời dẫn đến viêm hoá mủ chỗ vị trí viêm.
Biện pháp phòng bệnh: Cho lợn con bú đủ sữa đầu, vệ sinh chuồng nuôi sạch sẽ, phun sát trùng chuồng đúng quy định...
Điều trị: Dùng vetrimoxin LA: tiêm 1ml/con kết hợp tiêm canxi B12 1ml/con, cách 1 ngày sẽ tiêm 1 lần, điều trị 5 - 7 ngày.
4.4.1.3. Viêm rốn
Thời điểm lợn con bị bệnh: xảy ra khi lợn con được 4 - 5 ngày tuổi. - Nguyên nhân:
Bệnh xảy ra do lợn con sau khi sinh không được cắt rốn hoặc không đảm bảo vệ sinh khi cắt rốn cho lợn con.
Do sử dụng các dụng cụ như: dao, kéo, chỉ buộc rốn không được nhúng sát trùng, khi cắt rốn xong ko nhúng rốn vào sát trùng...
Do người can thiệp quá mạnh tay khi đưa lợn con từ tử cung ra ngoài cơ thể mẹ.
Do chuồng trại ẩm thấp, kém vệ sinh tạo điều kiện cho vi khuẩn cơ hội xâm nhập vào chỗ cắt trên cuống rốn khi vết thương chưa lành.
Khi lợn con bị viêm rốn có thể mắc các bệnh liên quan như viêm gan, tiêu chảy, lợn trở nên còi cọc ốm yếu, chậm lớn làm kéo dài thời gian nuôi và chăn nuôi không hiệu quả gây thiệt hại kinh tế cho nhà chăn nuôi.
- Triệu chứng:
Bình thường khoảng 3 ngày sau khi sinh, các mạch máu rốn nối với gan và bàng quang của lợn con sẽ teo lại và chuyển thành dây chằng với gan và dây chằng ở bàng quang. Nếu lợn con bị viêm rốn sẽ làm chậm lại quá trình này và vi khuẩn có thể nhiễm vào gây viêm gan, viêm bàng quang, nhiễm trùng máu và viêm tủy xương qua đường mạch máu.
Lợn con bị bệnh thiếu máu, da nhợt nhạt, lông dày và cứng, lợn ốm và dễ bị nhiễm bệnh do hệ miễn dịch yếu.
- Điều trị: dùng vetrimoxin LA tiêm 1 ml/con, điều trị từ 3 - 5 ngày, kết hợp với bôi cồn iodine vào cuống rốn.
- Biện pháp phòng:
Khi cắt rốn lợn con sử dụng kéo sắc, ngâm sát trùng dụng cụ 30 phút trước khi sử dụng. Sau khi cắt xong chấm cồn để sát trùng.
Vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, tránh để ẩm ướt, tạo điều kiện thuận lợi cho mầm bệnh xâm nhập.
4.4.1.4. Viêm phổi
Thời điểm lợn con mắc bệnh: Lợn con theo mẹ, lợn con sau cai sữa. - Nguyên nhân:
Bệnh thường xảy ra khi thời tiết thay đổi đột ngột như trời đang nắng ấm đổ mưa, trở rét hoăc bị gió lùa.
Vệ sinh chuồng trại không tốt, để chuồng trại bị ẩm ướt. - Triệu chứng:
Lợn con thường nằm tụm lại hay run rẩy nằm một góc. Da trở nên khô, xù lông.
Lợn con có biểu hiện ho.
Điều trị: dùng genta tylo tiêm 1 ml/con, mỗi ngày 1 mũi, điều trị từ 3 - 5 ngày.
- Phòng bệnh:
Chú ý chăm sóc tốt lợn con khi thay đổi thời tiết đột ngột.
Sử dụng nước trong chuồng nuôi đúng cách để tránh làm ẩm chuồng. Vệ sinh chuồng nuôi sạch sẽ, tránh gây ẩm thấp.
Bảng 4.9. Kết quả chẩn đoán bệnh trên đàn lợn từ sơ sinh đến 21 ngày tuổi nuôi tại trại
Chỉ tiêu theo dõi
Tên bệnh Số con theo dõi (con) Số con mắc bệnh (con) Tỷ lệ (%)
Hội chứng tiêu chảy 5999 554 9,23
Viêm khớp 5999 86 1,43
Viêm rốn 5999 313 5,21
Kết quả bảng 4.8 cho thấy: trong 5999 lợn con từ sơ sinh đến 21 ngày tuổi, lợn con mắc phải 4 bệnh đó là: hội chứng tiêu chảy, viêm khớp, viêm rốn và viêm phổi. Chăm sóc và nuôi dưỡng lợn con phải làm đúng kĩ thuật nếu không lợn còn sẽ rất dễ mắc bệnh, không phát hiện sớm sẽ gây chết làm thiệt hại kinh tế của công ty. Theo số liệu em đã theo dõi và tổng hợp thì tỷ lệ lợn mắc hội chứng tiêu chảy là cao nhất 554 con, chiếm 9,23%; lợn mắc bệnh viêm khớp có 86 con, chiếm 1,43%; bị viêm rốn có 313 con, chiếm 5,21% do thao tác đỡ đẻ chưa đúng và dụng cụ buộc cắt dây rốn, dụng cụ cắt không được vệ sinh ngâm sát trùng và lợn con mắc viêm phổi có 28 con, chiếm 0,46%. Lợn con mắc bệnh chủ yếu là do thời tiết thay đổi đột ngột, chăm sóc nuôi dưỡng chưa đúng kỹ thuật, quy trình của công ty, vệ sinh chuồng trại chưa tốt, tạo điều kiện cho mầm bệnh phát triển 1 phần do công tác chăm sóc và nuôi dưỡng không đúng kĩ thuật, vệ sinh chuồng trại, nền sàn ẩm ướt tạo điều kiện cho mầm bệnh phát triển, thức ăn tập ăn cho lợn con bảo quản không tốt ẩm mốc, cho lợn con tập ăn quá nhiều ...
Bảng 4.10. Kết quả chẩn đoán bệnh trên đàn lợn con sơ sinh đến 21 ngày tuổi tại trại theo các tháng
Tháng Số con theo dõi Số con mắc các bệnh Hội chứng tiêu chảy Viêm khớp Viêm rốn Viêm phổi 12 912 85 10 22 2 1 1027 112 14 58 3 2 1218 109 19 74 6 3 1480 78 16 76 7 4 1008 82 15 38 6 5 1362 88 12 45 4 Tổng 5999 554 86 313 28
Kết quả bảng 4.9 cho thấy: số lượng lợn con mắc bệnh qua các tháng có sự tăng giảm nhưng không quá lớn. Số lợn con mắc bệnh ở các tháng 12, 1, 3 nhiều so với các tháng do đang là mùa đông thời tiết không thuận lợi. Bệnh viêm rốn tháng 1, 2, 3 do có lễ tết tuyển nhiều công nhân mới chưa quen việc, chưa làm đúng theo quy trình đỡ đẻ dẫn đến tình trạng lợn con viêm rốn nhiều trong 3 tháng này. Bệnh viêm khớp và viêm phổi chiếm tỉ lệ ít hơn so với các bệnh khác.