ngày tuổi tại trại
4.2.1. Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng lợn con sơ sinh đến 21 ngày tuổi ngày tuổi
Kỹ thuật chăn nuôi lợn khâu khó nhất, quan trọng nhất chính là chăm sóc nuôi dưỡng lợn con theo mẹ. Chăm sóc lợn còn theo mẹ là khâu vô cùng quan trọng đánh giá sự thành hay bại của lứa lợn. Đòi hỏi người chăm sóc làm đúng quy trình kỹ thuật, tận tâm với nghề, yêu nghề, yêu thương động vật, giảm thiểu những ảnh hưởng của ngoại cảnh đến lợn con. Mục tiêu trang trại đặt ra là tỷ lệ nuôi sống lợn con đến cai sữa đạt trên 95%, trọng lượng lợn cai sữa ở 21 - 28 ngày tuổi thấp nhất 5,5 kg/con, trung bình đạt 7 kg/con. Thực hiện quy trình như sau:
4.2.1.1. Chuẩn bị ô chuồng cho lợn đẻ và đỡ đẻ cho lợn nái
Chuồng trại được vệ sinh, tẩy xút, rửa sạch, xông formol sau mỗi lứa, sử dụng xà phòng trong quá trình cọ rửa. Sử dụng máy xịt rửa áp lực cao (Kacher) trong suốt quá trình vệ sinh chuồng.
Phun thuốc sát trùng chuồng nuôi, chỉ phun khi chuồng đã khô, phun lại lần 2 trước khi nhập lợn 3 ngày.
- Quét vôi trắng đường đi, gầm chuồng, tường.
- Kiểm tra bảo dưỡng, sửa chữa các thiết bị trong chuồng. - Thông rửa nước trong đường ống, không để lưu cữu.
- Kiểm tra, liệt kê các vật dụng phục vụ cho lợn đẻ: Dụng cụ, thuốc, thức ăn, vaccine, úm lợn,...
- Làm úm cho lợn con trước ngày dự kiến đẻ 2 ngày, lắp bóng úm và trải thảm úm trước đẻ 1 ngày. Diện tích úm đảm bảo 0,07m2/con, quây úm có cửa ra vào rộng 25cm, cao 25cm. Úm kín tránh gió lùa.
- Bật bóng úm hồng ngoại trước lúc lợn đẻ 30 phút.
- Nái chuyển đến 5 - 7 ngày trước lúc đẻ, phải đảm bảo chuồng đẻ vận hành tốt và khô sạch đạt yêu cầu.
Nhiệt độ chuồng nuôi phù hợp với lợn nái đẻ 18 - 220C. - Áp lực nước 4 lít/phút.
- Thức ăn yêu cầu kích cỡ hạt nghiền thức ăn lợn nái:
Bảng 4.2. Kích cỡ hạt nghiền thức ăn lợn nái
>3mm 3 – 2mm 2 – 1mm <1mm
3% 12% 35% 50%
Lợn mẹ sử dụng thức ăn mã 07G, lợn con tập ăn đến cai sữa sử dụng thức ăn 01S.
Khẩu phần ăn lợn mẹ giảm dần, giảm trước đẻ 3 ngày, mỗi ngày giảm 0,5kg, đến ngày đẻ ăn 2kg.
Trường hợp đến ngày dự kiến đẻ nhưng lợn nái không đẻ thì duy trì mức 2kg.
Tăng dần thức ăn lợn nái sau đẻ mỗi ngày tăng 0,5kg, đến ngày thứ 7 sau đẻ nái ăn khoảng 5 - 6 kg và duy trì đến 10 ngày. Từ ngày thứ 11 trở đi cho ăn theo (bảng 4.3).
Số lần ăn của nái chờ đẻ và đẻ 2 bữa/ngày lúc 7h và 14h, lợn nái nuôi con 1 tuần tuổi 3 bữa/ ngày lúc 7h, 10h, 16h; lợn nái nuôi con 3 tuần tuổi trở lên cho ăn 4 bữa/ ngày lúc 7h, 10h, 16h, 21h. Thời gian ăn có thể điều chỉnh theo mùa vụ.
Tập ăn cho lợn con vào lúc 10 ngày tuổi, cho ăn 6 lần /ngày, mỗi lần một ít.
Những ngày thời tiết quá nóng bức lợn mẹ sẽ được bổ sung thêm chất điện giải vitamin C. Sau khi đẻ, nếu lợn mẹ có biểu hiện sốt cao, bỏ ăn, giảm tiết sữa sẽ được tiêm thuốc hanagin với liều lượng 1ml/10kg TT, tiêm bắp và được truyền đường glucose.
Bảng 4.3. Thức ăn lợn nái
Ngày Lứa1 Lứa 2 – 3 Lứa 4+
Trước đẻ 4 ngày 2,9 3,0 3,1 Trước đẻ 3 ngày 2,5 2,8 2,8 Trước đẻ 2 ngày 2,0 2,5 2,5 Trước đẻ 1 ngày 2,0 2,5 2,5 Đang đẻ 2,0 2,5 2,5 Sau đẻ 1 ngày 2,5 3,0 3,5 Sau đẻ 2 ngày 3,0 3,5 4,0 Sau đẻ 3 ngày 3,5 4,0 4,5 Sau đẻ 4 ngày 4,0 4,5 5,0 Sau đẻ 5 ngày 4,5 5,0 5,5 Sau đẻ 6 ngày 5,0 5,5 6,0 Sau đẻ 7 ngày 5,5 6,0 6,5 Sau đẻ 8 ngày 6 6,5 7,0 Sau đẻ 9 ngày 1,5 + 0,45 *SCN 2,0 + 0,5 *SCN 2,0 + 0,5 * SCN
Khi lợn mẹ có dấu hiệu sắp đẻ phải được vệ sinh bầu vú, mông và bộ phận sinh dục bằng nước sát trùng ấm pha loãng (tỉ lệ 1 : 3200).
Khi lợn nái nằm nghiêng một bên, hơi thở đứt quãng, ép bụng, ép đùi, cong đuôi là lúc lợn con sắp ra.
Khi lợn con chui ra khỏi âm hộ lợn nái, tay hộ lý đỡ lấy lợn con một tay còn lại cầm dây rốn kéo ra tránh làm đứt.
Dùng khăn khô lau sạch dịch trong miệng, mũi.
Thắt dây rốn cách bụng lợn con 2 - 3 cm, thắt vòng quanh rốn 2 vòng dây rồi cắt và sát trùng bằng cồn iodine.
Xoa bột Mistral lên cơ thể heo trừ phần đầu. Thả lợn vào quây úm.
Sau 10 phút đưa lợn con ra cho bú.
Tiếp tục làm tương tự với những con tiếp theo.
Thời gian lợn ra khoảng 20 phút cho 1 con. Tổng thời gian đẻ khoảng 4 - 5h. Sau khi nái đẻ xong thì thu gom nhau thai, dịch tiết gọn vào thùng chứa. Cuối ca trực đưa đến nơi tập kết theo quy định.
Sau khi kết thúc đẻ, lau sạch vùng mông, âm hộ lợn nái bằng nước pha thuốc sát trùng loãng.
Tiêm kháng sinh kéo dài phòng viêm tử cung cho lợn nái khi can thiệp trong quá trình đẻ, hoặc những trường hợp viêm nhiễm MMA, hoặc nhiệt độ heo nái trên 39,30C sau ngày đẻ, hoặc trường hợp bỏ ăn.
Tiêm oxytocin cho lợn nái đã đẻ được khoảng 8 - 9 con nhằm kích thích đẻ nhanh hơn đồng thời giúp kích thích tiết sữa và đẩy sản dịch, tiêm thêm lúc đẻ xong nhưng cách mũi 1 ít nhất 2h.
Trường hợp tiêm oxytocin nhằm can thiệp đẻ chậm thì cần kiểm tra bằng tay trước khi tiêm.
Trường hợp nái còn biểu hiện dặn đẻ thì quá trình đẻ chưa kết thúc. Lợn mẹ đẻ xong được lau mông và cơ quan sinh dục bằng nước ấm pha nước sát trùng (tỉ lệ tương ứng 1: 3200) và bôi cồn iodine.
4.2.1.2. Chăm sóc lợn con mới sinh
Lợn con sau khi sinh phải được bú sữa đầu của chính mẹ nó càng sớm càng tốt. Sữa đầu là loại thức ăn lợn con vô cùng quan trọng, nó cung cấp nguồn năng lượng tức thời cho heo con và lượng kháng thể thụ động nhằm phòng chống các bệnh trong giai đoạn đầu đời. Sữa đầu được tiết ra trong 3 ngày đầu, nó giảm nhanh sau 12h đầu, vì vậy cần giúp lợn con bú sữa đầu nhiều nhất trong 12h đầu tiên.
Chia nhóm bú với trường hợp ổ đẻ lớn, ưu tiên nhóm lợn nhỏ bú trước, sau 30 phút sẽ luân chuyển nhóm còn lại.
Những lợn quá nhỏ, yếu cần sự chăm sóc đặc biệt, cần trợ giúp đến bầu vú mẹ. Có thể thu vắt sữa đầu chứa vào chai để sử dụng thêm cho những heo nhỏ.
Trường hợp lợn mẹ sau đẻ bị kiệt sức hoặc bị hội chứng MMA thì chuyển đàn lợn con cho bú sữa đầu của mẹ khác.
Ưu tiên lợn con được bú sữa đầu của lợn mẹ chính nó.
Tập phản xạ có điều kiện cho lợn con tránh bị mẹ đè bằng cách bắt heo vào quây úm trong thời gian khoảng 3 ngày đầu tiên.
Ghép lợn sau khi đã được săm tai.
Ghép lợn con là việc làm cần thiết nhằm tạo sự đồng đều về số lượng con trên bầy và đồng đều về trọng lượng, thời gian ghép chỉ được thực hiện trong thời gian không trước 24h và không quá 36 giờ với những ổ sinh cùng thời điểm, điều kiện lợn con phải được bú sữa đầu từ lợn mẹ của chính nó.
Ưu tiên ghép lợn con nhỏ cho nái lứa 2 & 3, ghép lợn to khỏe cho nái lứa 1 nhằm mục đích kích thích bầu vú.
Không khuyến khích ghép quá nhiều gây xáo trộn đàn, tăng nguy cơ lây nhiễm bệnh.
Trước khi ghép lợn phải đếm số vú chức năng, 2 vú cuối cùng chỉ được tính 1 vú. Ghép đi những con to nhất đàn đến ổ mới.
4.2.1.3. Chăm sóc lợn con được 1 ngày tuổi
Cân lợn con, mài nanh, cắt đuôi, săm tai thực hiện vào 1 ngày tuổi. Mài nanh (giảm thiểu tổn thương vú mẹ) bằng máy mài, đảm bảo 8 răng ở 4 hàm được mài bằng phẳng, không làm tổn thương lợi hoặc răng khác.
Cắt đuôi (để phòng lợn con cắn đuôi khi nuôi thịt) bằng kìm điện, vị trí cắt cách gốc đuôi 3cm, không để chảy máu.
Bấm số tai bằng kìm bấm, theo quy định của công ty lợn thương phẩm bấm tai vị trí số 9 trên tai phía bên trái của con lợn.
4.2.1.4. Chăm sóc lợn con được 3 ngày tuổi
Tiêm sắt, uống cầu trùng, thiến lợn được thực hiện lúc 3 - 5 ngày tuổi: Tiêm sắt: phòng thiếu máu trên cơ thể mẹ. Nếu thiếu máu lợn con bị lạnh, bị tiêu chảy, giảm sức đề kháng và tăng tỷ lệ chết lúc theo mẹ. Có hai nguyên nhân dẫn đến thiếu máu trên lợn con theo mẹ: Thiếu máu do thiếu sắt, do lợn mẹ không cung cấp đủ sắt cho lợn con. Lợn con theo mẹ được xem là thiếu sắt khi trọng lượng Hb thấp hơn 7 - 8 g/100 ml máu, hàm lượng Hb bình thường của lợn con theo mẹ là 10 - 12 g/100 ml máu. Thiếu máu do cuống rốn bị chảy máu, do đứt cuống rốn trong tử cung mẹ và lúc đẻ ra ngoài. Để phòng thiếu sắt, tiêm ferro 2000, với liều 1 ml/con lúc 3 ngày tuổi.
Cho uống vắc xin cầu trùng: phòng và điều trị bệnh cầu trùng cho lợn con dùng diacoxin 5% mỗi con 1 ml.
Thiến lợn đực: Tránh được mùi hôi steroid (mùi nọc) xâm nhập vào thịt lợn. Thiến lợn được thực hiện lúc 3 - 5 ngày tuổi. Kỹ thuật thiến: ở trại thiến lợn con được được thực hiên trong 3 - 5 ngày tuổi. Thiến hoạn bằng dao thiến, yêu cầu vết thiến nhỏ và lấy hết 2 dịch hoàn và thừng dịch hoàn, ít chảy máu. Lưu ý trường hợp ruột chui ra khi thiến hoạn (hecni bẹn) cần được phẫu thuật. Cách thiến được tiến hành như sau: người thiến ngồi ghế cao và kẹp lợn con vào giữa 2 đùi sao cho đầu của lợn con hướng xuống dưới. Một tay nặn sao
cho dịch hoàn nổi rõ, tay còn lại cầm dao rạch hai vết đứt vào chính giữa của mỗi bên dịch hoàn. Dùng 2 tay nặn dịch hoàn ra ngoài rồi lấy panh kẹp vào giật dịch hoàn ra, dùng khăn sạch lau vùng dịch hoàn và bôi cồn vào vị trí thiến. Sau khi thiến cần bôi cồn vết thiến và tiêm 0,5 ml vetrimoxin LA để chống bị viêm vết thiến.
Quan sát sự phân bố lợn con trong quây úm, trường hợp nếu lợn tránh xa bóng úm là do nóng quá, lợn chất đống là do quá lạnh, điều chỉnh nhiệt độ bằng cách tăng hoặc giảm nhiệt độ bóng nấc 1 hoặc 2 phụ thuộc vào cảm nhiệt của lợn con.
Bảng 4.4. Nhiệt độ úm lợn
Tuần tuổi Nhiệt độ
1 34
2 32
3 31
4 30
4.2.1.5. Chăm sóc lợn con được 5 - 7 ngày tuổi
Tập ăn
Mục đích giúp lợn sau cai sữa có điều kiện sống tốt nhất, hạn chế thấp nhất những nguyên nhân gây stress, gây bất lợi cho lợn, nhanh chóng giúp lợn thích nghi tốt với môi trường và điều kiện sống mới.
Nâng cao trọng lượng lợn cai sữa, giảm tỷ lệ chết.
Thức ăn tập ăn phù hợp đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng không gây tiêu chảy và dị ứng cho lợn con theo mẹ.
Thời gian tập ăn cho lợn con theo mẹ khi lợn con được 5 ngày tuổi, cho ăn nhiều lần trong ngày mỗi lần 1 ít tránh tình trạng cho ăn nhiều thức ăn thừa trong máng ôi thối, thay đổi mùi vị dẫn đến heo con tiêu chảy, lợn còn tập ăn kém. Phương pháp tập ăn hiệu quả cao là sau khi lợn con bú mẹ, tập tính lợn
con sau khi bú mẹ xong phải đi phá phách xung quanh chuồng lúc này gặp thức ăn rồi nhai, nuốt. Thức ăn tập ăn là 01S của công ty TNHH thức ăn chăn nuôi Hòa Phát Hưng Yên.
4.2.1.6. Chăm sóc lợn con được 14 - 17 ngày tuổi
- Thức ăn: giai đoạn này nhu cầu năng lượng của lợn con tăng lên cần bổ sung lượng thức ăn đủ theo nhu cầu dần dần thay thế hoàn toàn sữa mẹ, lượng thức ăn cần cung cấp ở 2 tuần tuổi khoảng 5g/con, 3 tuần tuổi là 13g/còn/ngày.
- Trong thời gian này những con bị hecni thì cần được tiến hành mổ: + Chuẩn bị lợn: lợn được cố định trên giá đứng
+ Dụng cụ: dao mổ, panh, chỉ, kim, thuốc kháng sinh, cồn sát trùng.... + Thực hiện: bị hecni bên nào thì tiến hành mổ bên đấy, rạch 1 đường khoảng 1,5cm ở vị trí giữa núm vú thứ nhất và núm vú thứ 2 từ dưới lên lệch về phía ngoài khoảng 1cm tránh rạch vào hạch bẹn dùng ngón tay cái móc bọc hecni ra lấy tay nắn nhẹ đưa trở vào xoang bụng dùng 2 ngón tay đặt vào lỗ hecni ngăn không cho ruột trở ra ngoài bao hecni, tiến hành khâu lại. Bôi thuốc sát trùng vào chỗ khâu và tiêm 1ml vetrimoxin LA cho lợn con.
4.2.1.7. Chăm sóc lợn con được 18 - 21 ngày tuổi
Tiến hành cai sữa lợn con:
Nhằm khai thác tối đa lượng sữa lợn mẹ.
Giúp lợn con phát triển và hoàn thiện cơ thể tốt hơn, nhằm có được trọng lượng cai sữa cao.
Lợn con cai sữa khoẻ mạnh giúp giảm tỷ lệ chết khi nuôi sau cai sữa. Trọng lượng lợn cai sữa cao đồng nghĩa với số ngày nuôi thịt được rút ngắn. Giúp lợn mẹ có thời gian hoàn thiện bộ máy sinh dục sau đẻ, đồng nghĩa việc rút ngắn thời gian lên giống, tăng số lượng trứng rụng và số trứng được thụ thai trong lần lên giống và phối giống kế tiếp.
Chuẩn bị tốt các công việc liên quan đến cai sữa, đánh dấu những ổ cần cai sữa, số lượng lợn cai sữa, chuẩn bị đường lùa lợn hoặc xe chuyển lợn.
Lợn con cai sữa phải có sức khỏe tốt, lợn con cai sữa phải biết ăn, lợn con cai sữa đạt trọng lượng thấp nhất 5 kg/con và trung bình 7 kg/con.
Lợn con có cân nặng đủ tiêu chuẩn, không mắc bệnh, khỏe mạnh sẽ được chọn và xuất.
Số lợn con em trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng trong 6 tháng được thể hiện qua bảng 4.5.
Bảng 4.5. Số lợn con trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng trong 6 tháng
Tháng Số lợn con (con) 12 912 1 1027 2 1218 3 1480 4 1008 5 1362 Tổng 5999
Thời gian thực tập tại trại của công ty TNHH Chăn nuôi Thái Thụy em đã trực tiếp tham gia chăm sóc nuôi dưỡng 5.999 lợn con.
4.2.1.8 Tỷ lệ nuôi sống lợn con từ sơ sinh đến 21 ngày tuổi tại trại
Bảng 4.6. Tỷ lệ nuôi sống lợn con từ sơ sinh đến 21 ngày tuổi toàn trại Tháng Số con sinh ra còn sống Số con nuôi đến 21 ngày còn sống Tỷ lệ (%) 12 8129 7972 98,06 1 9434 9335 98,95 2 9695 9494 97,92 3 13558 13297 98,07 4 13014 12866 98,86 18/5 14366 14104 98,18 Tổng 68166 67068 98,38
Theo số liệu bảng 4.6 ta thấy: Tổng số con sinh ra còn sống của toàn trại là 68166 con, số lợn con nuôi đến 21 ngày còn sống là 67068 con. Tỷ lệ nuôi sống lợn con từ sơ sinh đến 21 ngày tuổi là 98,38%. Trong tổng số 68166 lợn con sinh ra còn sống của toàn trại em được phân công trực tiếp chăm sóc 5999 lợn con. Tỷ lệ lợn con sống đến lúc cai sữa cao hay thấp phụ thuộc vào chế độ chăm sóc nuôi dưỡng.
Các nguyên nhân làm tỷ lệ lợn con theo mẹ chết cao là: Lợn con từ khi sinh ra đã yếu, còi cọc, lợn còn dưới 3 ngày tuổi không được công nhân bắt vào lông úm để tạo phản xạ dẫn đến bị mẹ đè, giẫm chết. Lợn còn bị tiêu chảy nặng điều trị không khỏi. Đó nan chuồng bị hở lợn con bị rơi xuống hầm.... Trong quá trình làm kĩ thuật sinh viên, công nhân chưa có kinh nghiệm nhiều và do không quan sát kĩ, những con bị héc ni bẩm sinh, sau khi thiến xong bị lòi ruột, không phát hiện kịp thời nên chết.