CHƯƠNG 3 ĐÁNH GIÁ V PH Ề ƯƠNG TH C TÍN Ứ D NG CH NG T T I SACOMBANK ỤỨỪ Ạ

Một phần của tài liệu Phân tích và liên hệ về phương thức thanh toán tín dụng chứng từ tại ngân hàng sacombank (Trang 49 - 52)

3.1. u đi mƯ

Đối với người bán: Có sự đảm bảo của Ngân hàng mở L/C (nếu là L/C có xác nhận thì có bảo đảm của Ngân hàng xác nhận). Người bán sẽ được thanh toán tiền hàng, vì khi mở L/C người mua phải ký quỹ một khoản tiền tương ứng với giá trị hàng hóa. Người mua không thể từ chối thanh toán với bất kỳ lý do nào khi hai bên thực hiện quy định trong L/C lẫn việc lập chứng từ một cách hợp lệ. Bảo đảm thu nhanh sau khi giao hàng và hoàn chỉnh bộ chứng từ (đối với L/C trả ngay) hoặc chấp nhận thanh toán của Ngân hàng phát hành (đối với L/C trả sau).

Đối với người mua: Đảm bảo sẽ nhận được số lượng, chất lượng hàng hóa tương ứng với số tiền mà họ đã thanh toán. Nếu vì lý do nào đó người bán giao hàng và lập bộ chứng từ không đúng như trong hợp đồng hoặc yêu cầu của L/C thì người mua có quyền trì hoãn việc thanh toán.

Đối với Ngân hàng Sacombank: Ở phương thức này sẽ thu được một khoản phí lớn.

Về quy trình, quy trình chặt chẽ với các thủ tục đơn giản, nhanh gọn. Sacombank đã ứng dụng thành tựu khoa học công nghệ vào quy trình với chương trình ngân hàng lõi T24, lưu trữ cơ sở dữ liệu khách hàng, bút toán và thông tin liên quan giao dịch phát sinh trong ngày, cùng với việc là thành viên của tổ chức Swift giúp quá trình xử lý diễn ra nhanh và chính xác hơn. Quy trình diễn ra suôn sẻ, từng khâu từng bước được chuyên viên thanh toán quốc tế thực hiện đầy đủ và chính xác.

3.2. H n ch ế

Thứ nhất, vì là nghiệp vụ ngoại thương nên có liên quan đến đồng ngoại tệ, do đó chịu ảnh hưởng của tỷ giá hối đoái khi đồng tiền ký quỹ và/hoặc đồng tiền trong tài khoản tiền gửi của khách hàng khác với đồng tiền trong L/C.

Thứ hai, một số khâu trong quy trình không cần thiết như phân tích, đánh giá khách hàng, hiệu quả thương vụ vì khâu này đã được thực hiện khi khách hàng yêu cầu mở L/C. Thủ tục thực hiện khá rườm rà đối với khách hàng.

Thứ ba, các quy định về mức phí chưa thực sự ưu đãi. Một số các mức phí còn có sự chênh lệch cao hơn so với những ngân hàng khác. Điều này khiến các doanh nghiệp có sự đắn đo và so sánh trong phương thức thanh toán L/C đối với các ngân hàng khác.

3.3. Gi i pháp đ xu t

Thứ nhất, tăng cường quan hệ đại lý với các ngân hàng nước ngoài để đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng.

Thứ hai, cần tăng cường các công tác kiểm tra kiểm soát hoạt động, quy trình một cách thường xuyên nhằm đảm bảo thực hiện đúng quy trình, pháp luật, phù hợp thông lệ quốc tế, nhanh chóng phát hiện ra sai sót để xử lý kịp thời. Liên tục hoàn thiện quy trình để đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách hàng về thời gian và hiệu quả. Quy trình thanh toán cần luôn luôn được cập nhật, bổ sung, sửa đổi trực tiếp từ các quy trình thực tế, cũng như từ những thay đổi về các điều lệ và quy định của ICC cho phù hợp với quy trình thanh toán của thế giới.

Thứ ba, tăng cường hoạt động tài trợ nhập khẩu. Sacombank cần có những chính sách ưu đãi về hạn mức tín dụng đối với những khách hàng lớn và tiềm năng, thường xuyên giao dịch với ngân hàng. Để thực hiện tốt việc này, phòng TTQT cần kết hợp với phòng tín dụng, cán bộ tín dụng cần làm tốt công tác thẩm định dự án, quản lý tài sản đảm bảo đánh giá chính xác năng lực tài chính doanh nghiệp, xếp

loại chất lượng tín dụng cho từng khách hàng, trên cơ sở đó xây dựng những hạn mức mở L/C, hạn mức chiết khấu bộ chứng từ.

Nhu cầu nhập khẩu của doanh nghiệp Việt Nam là rất lớn, đa số thanh toán bằng vốn vay. Do đó khi sử dụng hết hạn mức vay tại ngân hàng này, khách hàng sẽ tìm đến một ngân hàng khác xin cấp một hạn mức tín dụng khác để nhập khẩu, đó cũng là tình trạng chung hiện nay của các doanh nghiệp nhập khẩu.

Một phần của tài liệu Phân tích và liên hệ về phương thức thanh toán tín dụng chứng từ tại ngân hàng sacombank (Trang 49 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(52 trang)
w