Kết quả khảo sát 437 HS THPT sau thời gian tuyên truyền và thực hiện giải pháp như sau:
STT Nội dung Có Chưa
1 Bạn đã hiểu rõ về tác hại của vấn BNTT chưa? 385 52 2 Bạn đã có kỹ năng để giải quyết và phòng chống khi bị
BNTT chưa?
376 61
3
Bạn đã phân biệt rõ hành vi của mình khi bấm nút (like, share, comment “phẫn nộ” trên mạng xã hội) có làm tổn thương đến cuộc sống người khác chưa?
368 69
4 Bạn đã biết rõ khi bị BNTT thì bạn phải làm như thế nào chưa?
364 73
Qua kết quả khảo sát bước đầu đã cho thấy HS đã có ý thức nhận thức đúng đắn về tác hại của BNTT. HS cũng được trang bị về kỹ năng để giải quyết, phòng chống vấn nạn BNTT và hiểu rõ hơn khi bị BNTT thì phải làm những gì. Đặc biệt HS đã rõ hành vi của mình khi like, share, comment “phẫn
nộ” trên mạng xã hội có làm tổn thương đến cuộc sống người khác hay không. Vấn nạn Cyberbullying (BNTT) là một vấn đề nhức nhối, rất khó có thể ngăn chặn nếu chỉ một hoặc một số ít người hành động. Những giải pháp đã nêu là những chìa khóa hữu ích dành cho mọi người dùng internet nói chung và mạng xã hội nói riêng. Đồng thời dự án cũng giúp HS hiểu rõ hơn về những tác hại vô cùng nguy hiểm của việc BNTT, phân biệt được những hành động của mình có tham gia BNTT hay không, biết được các kỹ năng, giải pháp phòng chống, HS biết được cách giải quyết, cách ngăn chặn vấn nạn BNTT đang hết sức nỗi cộm như hiện nay.
29
HS nâng cao được ý thức khi sử dụng mạng xã hội, internet, có ý thức tích cực trong việc rèn luyện phẩm chất đạo đức, nếp sống văn minh, đoàn kết, tương thân tương ái, thanh lịch của con người Việt Nam.
Chương IV: KẾT LUẬN
Dự án đã thu hút được khá đông học sinh tham gia tìm hiểu, nghiên cứu và hưởng ứng tích cực. Điều này, đã làm thay đổi được tư duy dùng mạng xã hội của các bạn học sinh.Hơn thế nữa, dự án cũng đã thực hiện khá thành công trong việc cải thiện ý thức của của học sinh, cải thiện được tình trạng BNTT bởi các lí do không đáng có.
Dự án, đã kiểm nghiệm thực tế qua các phiếu khảo sát, các buổi hoạt động tuyên truyền, nhắn tin. Kết quả việc thực hiện cho thấy, dự án khá hiệu quả trong việc nâng cao nhận biết và ý thức của mỗi học sinh không chỉ trong việc sử dụng mạng xã hội mà còn trong cách ứng xử đối với gia đình, bạn bè, thầy cô. Giúp học sinh có sự chuyển biến tích cực trong nhận thức về các hành vi của bản thân.Tăng cường giáo dục văn hóa ứng xử trong môi trường mạng, lựa chọn phát ngôn tỉnh táo và có trách nhiệm với bản thân, xã hội. Một gương người tốt, hành động tốt, câu chuyện nhân văn có thể tác động tới suy nghĩ, nhận thức của mỗi người. Giúp hành xử trong đời sống hằng ngày trở nên chuẩn mực hơn. Điều này góp phần quan trọng trong việc tạo ra một môi trường internet lành mạnh, nơi mà bạo lực sẽ không bao giờ xảy ra dưới mọi hình thức.
Tuy nhiên, để thay đổi được thói quen học sinh sử mạng xã hội với mục đích không tốt như BNTT không phải thực hiện được ngày một, ngày hai mà phải là một quá trình lâu dài và bền bỉ, ... Việc này, đòi hỏi phải có một quá trình khảo sát thực nghiệm ở nhiều vùng miền khác nhau, liên tục tuyên truyền đến học sinh các biện pháp thích hợp và hợp lí thì hiệu quả của dự án mang lại rất cao. Góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống nói chung và chất lượng giáo dục của học sinh ở trường THPT ở Đắk Nông nói riêng.
30
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.https://vi.wikipedia.org/wiki/B%E1%BA%AFt_n%E1%BA%A1t_tr%C3%AA n_m%E1%BA%A1ng 2. https://www.unicef.org/end-violence/how-to-stop-cyberbullying 3. https://www.stopbullying.gov/cyberbullying/what-is-it 4.https://spiderum.com/bai-dang/Cyberbullying-Tu-ngu-cung-co-the-giet-nguoi- 4iz 5.https://www.phunuonline.com.vn/noi-dau-bat-nat-hoc-duong-dung-tho-o-voi- cyberbullying-a1431293.html 6.https://kilala.vn/phong-cach-song/bao-luc-mang-cyber-bullying-co-the-nao- dung-lai.html 7.https://wellcare.vn/tam-ly-than-kinh/bat-nat-qua-mang-cyberbullying-va- nhung-dieu-can-luu-y