Công nghệ tích hợp và lập trình các vi mạch

Một phần của tài liệu Thiết kế chế tạo băng điện chính, các bảng điện phân phối và điều khiển cho tàu chở dầu thô 100 000t (Trang 58 - 61)

Sự ra đời của các mạch tích hợp đánh dấu một bước phát triển của công nghệđiện tử, nó giúp cho các nhà thiết kế dễ dàng thực hiện các chức năng của

ứng dụng làm giảm giá thành cũng như không gian chiếm dụng. Từ khi ra đời

đến nay công nghệ sản xuất mạch tích hợp đã đạt được những thành tựu to lớn. Ngày nay một chip điện tử có thể tích hợp hàng triệu cổng logic, tốc độ, độ trễ

tín hiệu ngày càng được cải thiện đáp ứng được các yêu cầu về xử lí. Hiện nay các loại mạch tích hợp vô cùng phong phú và đa dạng, từ các loại TTL LS74, LM… đến các loại vi điều khiển, vi xử lí… của rất nhiều các tập đoàn lớn trên thế giới đã đáp ứng được tất cả các yêu cầu về thiết kế.

Các dòng vi điều khiển nói chung đều sử dụng ngôn ngữ lập trình là assembly, là ngôn ngữ cấp thấp nhất nên có thể can thiệp rất sâu vào mã máy, cho phép người lập trình hiểu rõ cấu trúc phần cứng, được chủđộng và sáng tạo trong thiết kế. Chương trình được viết trên ngôn ngữ assembly có dung lượng nhỏ, có thể sử dụng khoá chương trình để bảo mật cho hệ thống, phòng tránh việc sao chép, phá hoại chương trình và hoạt động của các sản phẩm. Tuy nhiên người lập trình phải mất rất nhiều thời gian và công sức trong việc lập trình cho một sản phẩm. Ngoài assembly, ta có thể sử dụng ngôn ngữ C, C++, Visual basic để lập trình, sau đó sử dụng các phần chương trình biên dịch chuẩn để nạp cho vi điều khiển. Việc sử dụng ngôn ngữ C để viết chương trình sẽ tiết kiệm thời gian và công sức cho người lập trình, tạo điều kiện trong việc mở rộng và

Ngoài ra, hiện nay người ta còn dùng phầm mềm MAX + PLUS II, đây là phần mềm mới dùng để lập trình cho các chip tích hợp dựa trên công nghệ

ASIC. Phần mềm MAX + PLUS II cho phép ta soạn thảo một sơ đồ khối dưới dạng *.gdf hoặc *.sch.

Phần mềm MAX + PLUS II là một phần mềm đại diện cho công nghệ lập trình vi mạch hiện đại mà các nước trên thế giới đang ứng dụng vào các sản phẩm của họ. Trong Dự án này, nhóm nghiên cứu mới chỉ áp dụng các phần mềm thông dụng vào việc chế tạo sản phẩm của Dự án.

CHƯƠNG III: QUÁ TRÌNH THC HIN D ÁN

Trong những năm gần đây cùng với đà phát triển mạnh mẽ của ngành đóng tàu Việt Nam, sự quan tâm và ủng hộ của nhà nước, các ngành các cấp cho chủ

trương nội địa hoá của Chính phủ. Đã có nhiều cơ sở nghiên cứu, các doanh nghiệp sản xuất đã bắt tay vào mạnh dạn đầu tư nghiên cứu, đầu tư cơ sở vật chất để từng bước thực hiện việc chế tạo các thiết bị điện nói chung, các tủ bảng

điện đo lường điều khiển nói riêng cho tàu thuỷ như: Công ty Cơ khí - Điện -

Điện tử tàu thuỷ, Viện Khoa học công nghệ tàu thuỷ, Trường Đại học Hàng Hải, Công ty cổ phần Kỹ thuật điện Vinashin…

Mặc dù Công ty đã dần khẳng định được thếđứng trong ngành công nghiệp

đóng tàu, đạt được một số thành tựu và đáp ứng được nhu cầu cung cấp thiết bị, hệ thống điện để lắp đặt trên tàu thủy. Tuy nhiên, cho đến nay thời điểm thực hiện Dự án các sản phẩm, hệ thống nghiên cứu sản xuất còn bộc lộ những hạn chế sau:

+ Trang thiết bị máy móc kiểm định còn thiếu thốn, chưa có các mô hình thử trong phòng thí nghiệm chất lượng cao, chưa kiểm soát được chất lượng

đầu ra của sản phẩm.

+ Các sản phẩm chỉ mang tính chất đơn lẻ cho một con tàu, hạn chế về qui mô sản phẩm (Mới trong bị cho tàu hàng 4000T).

+ Các sản phẩm được nghiên cứu ra chưa đáp ứng được yêu cầu của qui phạm điều kiện, chất lượng còn kém, mẫu mã không đẹp.

+ Công nghệ sản xuất mang tính thủ công chắp vá.

+ Chưa có được các dây chuyền công nghệ cũng như các trang thiết bị hiện

đại để phục vụ cho việc sản xuất.

+ Chưa đánh giá tầm quan trọng của quá trình quản lý, kiểm tra thử nghiệm sản phẩm.

+ Sựđầu tư nghiên cứu khoa học chưa đúng mức.

phục vụ ngành công nghiệp đóng tàu, thay đổi về quan niệm sản xuất trong thời

đại kinh tế thị trường. Quá trình thực hiện Dự án sẽ từng bước thực hiện các mục tiêu đề ra, việc giải quyết các vấn đề trên thực hiện theo các phần sau:

+ Xây dựng quy trình sản xuất khép kín, hiện đại + Ứng dụng công nghệ mới vào sản xuất

+ Trang bị các dụng cụ, máy móc kiểm định và hiệu chỉnh + Trang bị máy móc hiện đại phục vụ sản xuất

+ Xây dựng mô hình thử trong phòng thí nghiệm

+ Đào tạo các công nhân lành nghề, tham gia các khóa đào tạo vềđo lường,

điều khiển và tựđộng hóa trong sản xuất (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Thực hiện chuyển giao công nghệ từ các nước có nền công nghiệp đóng tàu phát triển.

+ Thực hiện chống ăn mòn bằng các vật liệu tổng hợp như polime, composite, đối với vật liệu là thép thì cần được sơn chống gỉ và sơn tĩnh

điện.

+ Bảo vệ ngăn cách các linh kiện điện tử và mạch in đối với môi trường bên ngoài bằng các chất bảo vệ chống rung động, chống ẩm, chống nhiễu,... + Ứng dụng các công nghệ và các máy móc thiết bị hiện đại vào việc chế

tạo khung vỏ tủ bảng điện.

+ Các sản phẩm được kiểm định tại trung tâm đo lường và kiểm định vềđộ

cách điện, thửăn mòn, thử rung và thử trong các môi trường làm việc khác nhau.

Một phần của tài liệu Thiết kế chế tạo băng điện chính, các bảng điện phân phối và điều khiển cho tàu chở dầu thô 100 000t (Trang 58 - 61)