THỰC THI PHÁP LUẬT TẠI THÀNH PHỐ HÀ NỘI
3.1. Những giải pháp nhằm hoàn thiện các quy định của pháp luật Việt Nam về xử lý rác thải sinh hoạt về xử lý rác thải sinh hoạt
Pháp luật hiện hành về xử lý rác thải sinh hoạt tại Việt Nam chưa quy định cụ thể, như quy định về quy chuẩn kỹ thuật môi trường áp dụng với việc xử lý rác thải sinh hoạt; quy định về việc xử phạt đối với hành vi xả rác thải không đúng nơi quy định, không giữ gìn vệ sinh chung nơi công cộng,… nhưng chưa xác định rõ trách nhiệm xử phạt thuộc về cơ quan, tổ chức hay cá nhân nào, hay biện pháp nào để ngăn tình trạng trên không tái diễn do mức xử phạt chưa thể hiện rõ mức độ nghiêm trọng gây ảnh hưởng tới môi trường xung quanh. Theo đó, việc hoàn thiện pháp luật về xử lý rác thải sinh hoạt cần khắc phục bằng cách sửa đổi, bổ sung những quy định mới để phù hợp với thực tiễn xử lý rác thải sinh hoạt ở Việt Nam.
Từ bất cập trên, Nhà nước cần có trách nhiệm trong việc ban hành và hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật, đồng thời có các biện pháp quản lý để tạo ra môi trường sống trong lành cho người dân. Do vậy, việc hoàn thiện khung pháp lý về xử lý rác thải sinh hoạt ở Việt Nam là cần thiết. Việc hoàn thiện pháp luật về xử lý rác thải sinh hoạt cần tạo điều kiện cho hoạt động xử lý rác thải sinh hoạt được thực hiện nhưng vẫn phải đảm bảo mục tiêu bảo vệ môi trường. Theo đó, pháp luật về xử lý rác thải sinh hoạt cần xây dựng nên những quy định hướng hành vi xử sự cho các chủ thể tham gia vào việc xử lý rác thải sinh hoạt theo hướng có lợi cho môi trường, cho con người. Những chủ thể này trong quá trình xử lý phải tuân thủ quy chuẩn kỹ thuật môi trường mà pháp luật đã quy định. Nhờ đó, rác thải sinh hoạt vẫn được xử lý đúng cách trên thực tiễn mà vẫn bảo vệ được môi trường.
Hiện nay, nước ta đã ban hành một hệ thống văn bản pháp luật tương đối đầy đủ để thực hiện tốt công tác xử lý rác thải sinh hoạt, trong đó quy định rõ
58
nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan nhà nước, các chủ thể liên quan và các chế tài xử lý vi phạm đối với các chủ thể tham gia vào quan hệ này. Mặc dù hệ thống văn bản này đã được cụ thể hóa và rõ ràng hơn so với các quy định trước đây; nhưng, bên cạnh đó, hệ thống pháp luật này vẫn còn những hạn chế: một số quy định liên quan đến quản lý rác thải sinh hoạt còn chung chung; trách nhiệm pháp lý đặt ra đối với các chủ thể còn thấp; các chế tài xử lý các chủ thể vi phạm chưa cao, dẫn đến tình hình vi phạm về quản lý chất thải sinh hoạt gia tăng. Một phần nguyên nhân của việc này là do sự buông lỏng quản lý từ phía cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, các công tác thanh tra, kiểm tra xử lý vi phạm của các cơ quan này chưa thực sự áp dụng pháp luật một cách hiệu quả và còn một số hạn chế nhất định như: trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ chưa sâu, chưa được đào tạo về các kỹ năng nghiệp vụ liên quan đến xử lý rác thải; dẫn đến việc ban hành hệ thống văn bản pháp luật về xử lý rác thải sinh hoạt còn tồn tại những hạn chế nhất định.
Trong Luật BVMT 2014 vẫn còn hiệu lực không quy định cụ thể việc thu phí rác thải sinh hoạt theo khối lượng phát sinh tại các đô thị; tuy nhiên, Luật BVMT 2020 sửa đổi, bổ sung (có hiệu lực từ ngày 01/01/2022) đã được nghiên cứu, xây dựng và bổ sung thêm các quy định về áp dụng việc thu phí rác thải sinh hoạt theo khối lượng phát sinh. Thêm vào đó, trong Luật BVMT 2020 đã cụ thể hóa quan điểm “người gây ô nhiễm phải trả tiền”, theo đó người phát sinh ô nhiễm buộc phải đóng kinh phí cho Nhà nước theo khối lượng rác thải phát sinh hàng ngày để tăng cường cho việc thu gom xử lý rác thải nói chung và rác thải sinh hoạt nói riêng. Những điểm mới của Luật BVMT 2020 đã phần nào khắc phục được những hạn chế, bất cập của Luật BVMT 2014, hướng đến hoàn thiện hơn luật về xử lý rác thải sinh hoạt.
Pháp luật về xử lý rác thải là một bộ phận của pháp luật môi trường. Vì thế, việc hoàn thiện các quy định trong lĩnh vực này phải đảm bảo sự thống nhất với các bộ phận pháp luật khác của pháp luật về môi trường, tránh sự trùng lặp, chồng chéo, gây mâu thuẫn, ảnh hưởng tới lợi ích của các chủ thể tham gia quan hệ pháp luật này, gây khó khăn cho sự quản lý của cơ quan Nhà nước có thẩm
59
quyền. Do vậy, quá trình hoàn thiện quy định về xử lý rác thải sinh hoạt cần đảm bảo sự thống nhất với pháp luật về quản lý chất thải hữu cơ, chất thải rắn sinh hoạt, chất thải nguy hại và một số bộ phận khác của pháp luật môi trường như: bồi thường thiệt hại đối với hành vi vi phạm pháp luật môi trường,…
Trong quá trình hoàn thiện quy định về xử lý rác thải sinh hoạt phải tạo điều kiện cho người dân được biết và tham gia một cách rộng rãi, đóng góp ý kiến của mình. Đồng thời, sau khi ban hành, pháp luật về xử lý rác thải sinh hoạt phải được công bố công khai bằng nhiều hình thức để mọi người đều có thể dễ dàng tiếp cận. Không chỉ đối với các văn bản mới được ban hành, mà cả việc xây dựng, sửa đổi, bổ sung các quy định pháp luật về xử lý rác thải sinh hoạt cũng cần phải minh bạch, biểu đạt rõ ràng, tránh việc hiểu theo nhiều nghĩa, không thống nhất.
a. Xây dựng khung pháp lý
Hiện nay vấn đề rác thải nói chung và rác thải sinh hoạt đang gây áp lực tới toàn xã hội, đòi hỏi một khung pháp lý để quản lý cũng như xử lý loại rác thải này một cách an toàn, bền vững. Đề hoàn thiện hơn nữa pháp luật về xử lý rác thải sinh hoạt cần bổ sung một số vấn đề sau:
Ban hành văn bản quy phạm pháp luật riêng điều chỉnh vấn đề quản lý rác thải sinh hoạt nói chung, xử lý rác thải sinh hoạt nói riêng
Việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật riêng điều chỉnh về vấn đề quản lý rác thải sinh hoạt nói chung, xử lý rác thải sinh hoạt nói riêng là điều hoàn toàn cần thiết trong giai đoạn hiện nay. Điều này tạo cơ sở pháp lý cụ thể cho việc xử lý rác thải sinh hoạt trên thực tiễn lại vừa phù hợp với xu hướng pháp luật trên thế giới về xử lý rác thải sinh hoạt.
Theo đó, việc xây dựng văn bản quy phạm pháp luật này cần dựa trên cơ sở kế thừa có chọn lọc những quy định về xử lý rác thải sinh hoạt nói riêng và xử lý chất thải nói chung được quy định tại: Luật Bảo vệ môi trường 2014, Luật Bảo vệ môi trường 2020, Nghị định số 38/2015/NĐ-CP,… Tại văn bản này, cần quy định chi tiết những nội dung liên quan đến hoạt động xử lý rác thải sinh
60
hoạt, bao gồm: chủ thể chịu trách nhiệm xử lý rác thải sinh hoạt, trách nhiệm cụ thể của từng chủ thể, điều kiện đối với cơ sở xử lý sinh hoạt, những ưu đãi hỗ trợ dành cho chủ xử lý. Quyền và nghĩa vụ của các chủ thể trong việc quản lý chất thải sinh hoạt không được quy định cụ thể trong các văn bản pháp luật hiện hành, hiện nay mới chủ yếu quy định vấn đề quyền và nghĩa vụ này cho chủ thể quản lý chất thải nguy hại và chất thải rắn. Thực tế hiện nay, các quy định về quyền và nghĩa vụ cụ thể cho các chủ thể quản lý chất thải hầu hết được quy định tại văn bản dưới luật và chưa có sự đồng bộ nên tính pháp chế không cao. Chính vì thế nên các chủ thể này thường trốn tránh nghĩa vụ mình phải thực hiện hoặc chỉ thực hiện khi lợi ích kinh tế không bị ảnh hưởng.
Đối với các quy chuẩn kỹ thuật môi trường về xử lý rác thải, nước thải sinh hoạt, phải quy định cụ thể hàm lượng của các chất gây ô nhiễm có trong chất thải, bảo đảm không gây ô nhiễm môi trường. Hàm lượng chất ô nhiễm có trong rác thải phải được xác định thông qua các quy chuẩn kỹ thuật đã được đặt ra, đồng thời cũng cần phải có chỉ dẫn cụ thể về các phương pháp chuẩn lấy mẫu, đo đạc và phân tích để xác định hàm lượng các chất gây ô nhiễm. Đối với các sản phẩm thải bỏ, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 16/2015/QĐ-TTg quy định Bộ tài nguyên và môi trường có trách nhiệm:“Ban hành quy chuẩn kỹ thuật môi trường về thu gom, lưu giữ và vận chuyển sản phẩm thải bỏ; tổ chức hướng dẫn và quản lý việc thực hiện”. Do đó, bên cạnh việc ban hành các Thông tư hướng dẫn để thực hiện Quyết định số 16/2015/QĐ- TTg thì Bộ tài nguyên và môi trường phải ban hành kèm theo quy chuẩn kỹ thuật môi trường về thu gom, lưu giữ và vận chuyển các sản phẩm thải bỏ để tạo cơ sở pháp lý đầy đủ, chi tiết cho việc thu hồi, xử lý rác thải sinh hoạt trên thực tiễn. Quá trình thu gom, vận chuyển, lưu giữ rác thải sinh hoạt nói chung và chất thải nói riêng phải đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật môi trường để phòng ngừa, hạn chế rò rỉ các chất độc hại ra môi trường trong khi tiến hành các hoạt động đó.
61
Hiện nay, chưa có quy định pháp luật nào quy định cụ thể về các trường hợp thu hồi Giấy phép xử lý chất thải sinh hoạt, mà mới chỉ có Thông tư 36/2015/TT-BTNMT quy định cụ thể về việc thu hồi Giấy phép xử lý chất thải nguy hại. Như vậy, cũng cần đặt ra quy định về việc thu hồi Giấy phép xử lý chất thải sinh hoạt đối với những cơ sở vi phạm quy định về quản lý chất thải sinh hoạt theo quy định của pháp luật; bên cạnh đó cũng cần quy định cụ thể những hành vi vi phạm về quản lý chất thải là thế nào. Điều này nhằm thắt chặt hơn việc quản lý chất thải sinh hoạt của các cơ sở xử lý chất thải, giúp phòng ngừa và giảm nguy cơ về ô nhiễm môi trường khi tiến hành các hoạt động xử lý chất thải.
b. Hoàn thiện quy định về quyền và nghĩa vụ của các chủ thể trong việc thu gom, phân loại, vận chuyển và xử lý rác thải sinh hoạt
Đối với các chủ thể phân loại, thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt, ngoài việc quy định chặt chẽ hơn về nghĩa vụ, đồng thời phải xét đến khía cạnh sự thiếu thốn của các phương tiện để họ thực hiện được nhiệm vụ của mình. Quy định các quyền đặc biệt về lợi ích kinh tế bên cạnh các chế độ khám sức khỏe định kỳ, cung cấp đầy đủ các phương tiện bảo hộ. Bởi trên thực tế, các chủ thể này thường xuyên phải tiếp xúc trực tiếp với chất thải vì thế rất dễ nhiễm bệnh.
Đối với các chủ thể thực hiện hoạt động phân loại rác thải, đặc biệt là chất thải rắn: cần hướng dẫn, tổ chức và thực hiện hoạt động phân loại chất thải rắn tại nguồn, quy định trách nhiệm và quyền lợi của các chủ nguồn thải khi thực hiện phân loại rác tại nguồn; quy định trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước khi triển khai chương trình phân loại chất thải tại nguồn.
Đối với các chủ thể thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt: đảm bảo các chính sách ưu đãi về tài chính, đối với các doanh nghiệp xử lý chất thải cần sự hỗ trợ từ ngân dách nhà nước do khả năng sinh lợi của hoạt động này thấp, việc đầu tư ban đầu lại quá lớn. Công nhân vệ sinh môi trường làm việc trong lĩnh vực thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải sinh hoạt cần được coi là lao động
62
nặng, độc hại và phải được hưởng chế độ tiền lương, phụ cấp độc hại, bảo vệ lao động phù hợp.
Pháp luật hiện hành đã dành cho chủ thể xử lý rác thải sinh hoạt nhiều ưu đãi, hỗ trợ như: ưu đãi, hỗ trợ về cơ sở hạ tầng, đất đai, vốn, thuế,… Tuy nhiên sẽ là thiếu sót nếu như không có sự hỗ trợ về mặt công nghệ cho các cơ sở xử lý rác thải sinh hoạt. Qua đó, cần thúc đẩy nghiên cứu, phát triển công nghệ trong nước, đồng thời tăng cường hợp tác quốc tế để chuyển giao, tiếp nhận những công nghệ tiên tiến, hiện đại nhất. Cùng với đó cần có cơ chế cụ thể để đưa các công nghệ đã được chuyển giao, nghiên cứu vào áp dụng tại các cơ sở xử lý rác thải sinh hoạt. Hiện nay, Thành phố đang thực hiện đôn đốc tiến độ dự án Nhà máy điện rác Sóc Sơn công suất 4.000 tấn/ngày tại Khu liên hiệp xử lý chất thải Nam Sơn (huyện Sóc Sơn) để dự án hoàn thành đúng tiến độ đề ra39
. Song song với việc thiết lập những ưu đãi, hỗ trợ đối với chủ thể xử lý rác thải sinh hoạt thì cần xây dựng được cơ chế nhằm đảm bảo cho những ưu đãi, hỗ trợ của Nhà nước được sử dụng đúng mục đích, đó là phát triển hoạt động xử lý rác thải sinh hoạt, từ đó góp phần bảo vệ môi trường và bảo vệ sức khỏe cộng đồng. Do đó, có thể bổ sung, xây dựng thêm một số quy định sau:
- Bổ sung trách nhiệm báo cáo thông tin của chủ thể xử lý rác thải sinh hoạt: ngoài những thông tin mà pháp luật hiện hành buộc chủ thể thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt phải báo cáo thì cần bổ sung trách nhiệm báo cáo cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc sử dụng ưu đãi, hỗ trợ của Nhà nước.
- Xây dựng chế tài đối với hành vi sử dụng sai mục đích những ưu đãi, hỗ trợ của Nhà nước trong lĩnh vực xử lý rác thải sinh hoạt. Căn cứ vào mức độ, tính chất của hành vi vi phạm và hậu quả mà hành vi gây ra để xác định, xây dựng những trách nhiệm pháp lý khác nhau (trách nhiệm hành chính, dân sự hoặc hình sự). Những chế tài này sẽ thực hiện chức năng răn đe, trừng phạt những chủ thể vi phạm.
39
63