Những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về xử lý rác

Một phần của tài liệu Pháp luật về xử lý rác thải sinh hoạt qua thực tiễn tại thành phố hà nội (Trang 64 - 75)

sinh hoạt tại Thành phố Hà Nội

Để hoạt động xử lý rác thải sinh hoạt đạt hiệu quả trên thực tiễn thì việc hoàn thiện pháp luật về xử lý rác thải sinh hoạt cần được tiến hành đồng bộ với các biện pháp về hành chính, khoa học công nghệ, tuyên truyền giáo dục, nâng cao nhận thức, hợp tác quốc tế… Việc áp dụng các biện pháp cần dựa trên quan điểm coi trọng cả số lượng và chất lượng, có tính đầy đủ và điều kiện để đảm bảo hiệu quả trên thực tế của việc xử lý rác thải sinh hoạt.

 Nâng cao hiệu quả quản lý của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong việc xử lý rác thải sinh hoạt

Để các cơ quan nhà nước nâng cao hiệu quả quản lý trong việc xử lý rác thải sinh hoạt, cần thực hiện một số giải pháp như:

Thứ nhất, cần nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ có trách nhiệm quản lý

trong việc xử lý rác thải sinh hoạt: Để xử lý rác thải sinh hoạt đạt hiệu quả cao thì cần có sự quản lý thống nhất và có hiệu quả từ phía các cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Việc bộ máy của các cơ quan này hoạt động có hiệu qủa hay không phụ thuộc vào năng lực, trình độ và chuyên môn của đội ngũ cán bộ có trách nhiệm trong việc xử lý rác thải sinh hoạt. Tuy nhiên, trên thực tế, đội ngũ này với năng lực có hạn, trình độ và chuyên môn hạn chế, do đó việc đào tạo để nâng cao trình độ và đạo đức nghề nghiệp là hết sức cần thiết. Theo đó cần chú trọng thực hiện việc quản lý chặt chẽ vấn đề tuyển dụng đầu vào các cán bộ, công chức chịu trách nhiệm quản lý vấn đề xử lý rác thải sinh hoạt, đảm bảo quá trình tuyển dụng được tiến hành khách quan và công bằng. Thêm vào đó, cần quan tâm hơn việc đào tạo, bổ sung và nâng cao kiến thức về xử lý rác thải sinh hoạt, pháp luật về xử lý rác thải sinh hoạt,… cho đội ngũ cán bộ này; tạo điều kiện để đội ngũ này có thể học hỏi được kinh nghiệm từ những quốc gia đã có kinh nghiệm xử lý tốt vấn đề rác thải sinh hoạt qua đó trau dồi và nâng cao năng lực của mình trong vấn đề xử lý rác thải sinh hoạt.

64

Thứ hai, tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước về

xử lý rác thải sinh hoạt: Các cơ quan quản lý việc xử lý rác thải sinh hoạt nếu chỉ hoạt động độc lập mà không có cơ chế phối hợp với nhau thì trong nhiều trường hợp không thể giải quyết thỏa đáng các vấn đề phát sinh trong việc xử lý rác thải sinh hoạt. Do đó cần xây dựng các cơ chế phối hợp giữa cơ quan nhà nước ở trung ương với địa phương, các sở ban ngành thành phố với các phòng ban chuyên trách công việc này tại quận, huyện, xã phường, thị trấn các cơ quan có thẩm quyền chung và cơ quan có thẩm quyền chuyên môn. Cơ chế phối hợp giữa các cơ quan có thẩm quyền cần đảm bảo chủ động, thường xuyên, chặt chẽ, kịp thời, tạo điều kiện cho việc xử lý rác thải sinh hoạt theo quy định của pháp luật. Bên cạnh đó cũng không thể lơ là việc chỉ đạo, điều hành, tập trung, thống nhất, không chồng chéo giữa các cơ quan nhà nước ở trung ương và địa phương; đồng thời việc phối hợp cũng không được ảnh hưởng đến chức năng, nhiệm vụ và hoạt động chuyện môn của các cơ quan liên quan.

Thứ ba, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và giám sát việc xử lý rác

thải sinh hoạt trên thực tiễn: Công tác này đóng vai trò quan trọng trong việc phát hiện và ngăn chặn kịp thời những hành vi vi phạm pháp luật về xử lý rác sinh hoạt, từ đó giảm thiểu tác động tiêu cực của rác thải sinh hoạt tới mọi mặt. Việc thanh tra kiểm tra của các cơ quan nhà nước phải được hoạch định rõ ràng, tránh tình trạng lợi dụng chức vụ quyền hạn để trục lợi cho cá nhân. Trên thực tiễn, công tác thanh tranh, kiểm tra và xử lý vi phạm của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền chưa thực sự phát huy hiệu quả. Do đó, cần tăng cường hơn nữa những hoạt động này của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, đảm bảo nâng cao không chỉ số lượng mà chất lượng của những đợt thanh tra, kiểm tra, giám sát mới đảm bảo phát hiện những hành vi sai phạm để kịp thời xử lý.

Hiện nay, Tổng cục môi trường - Bộ Tài nguyên và môi trường đang xây dựng dự thảo đề án “Tăng cường năng lực quản lý chất thải rắn sinh hoạt” để phù hợp với tình hình mới, với Luật Bảo vệ môi trường 2020 đã được Quốc hội thông qua và ban hành. Việc chỉnh sửa nội dung Đề án sẽ theo đúng tinh thần

65

của Đảng và Nhà nước về chất thải rắn sinh hoạt và nâng cao hơn trách nhiệm của Bộ, ngành, địa phương cụ thể là Hà Nội.

 Áp dụng khoa học, công nghệ vào việc xử lý rác thải sinh hoạt

Tại Việt Nam nói chung và thành phố Hà Nội nói riêng, tác động của biến đổi khí hậu đang diễn ra khá nghiêm trọng khi mưa bão, lũ lụt và hạn hán diễn ra nhanh và ngày càng nghiêm trọng hơn. Ô nhiễm môi trường tiếp tục gia tăng, diễn ra nghiêm trọng tại các thành phố lớn, đặc biệt là Hà Nội, làm suy giảm chất lượng môi trường sống, làm ảnh hưởng đến tiến trình phát triển bền vững đất nước. Yêu cầu về công nghệ xử lý tiên tiến và thân thiện với môi trường trước thực trạng rác thải xử lý sinh hoạt manh mún như hiện nay là vấn đề cần thiết hơn bao giờ hết. Nghiên cứu phát triển công nghệ xử lý rác thải sinh hoạt theo hướng giảm thiểu lượng rác thải chông lấp, tiêu hủy và tăng cường tỷ lệ tái chế, sử dụng là mục tiêu cần hướng đến hiện nay. Để làm được điều này, chúng ta cần áp dụng những công nghệ đã được học hỏi từ kinh nghiệm của những quốc gia và các địa phương đi trước. Nước ta có thể nhận được xử chuyển giao công nghệ từ các quốc gia khác là sự may mắn lớn, từ đó có thể phát triển và hoàn thiện hơn nữa công nghệ xử lý rác thải sinh hoạt trong nước. Các công nghệ được lựa chọn hiện nay để xử lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn Thành phố Hà Nội gồm: công nghệ chế biến phân hữu cơ, công nghệ chôn lấp hợp vệ sinh, công nghệ tái chế - thu hồi năng lượng, công nghệ đốt,… Trên thế giới hiện nay, các công nghệ tiên tiến được áp dụng như tái chế rác bằng công nghệ sinh học như Áo, công nghệ tái chế, tái sử dụng hoặc ủ phân tại Bỉ, công nghệ đốt rác (đốt hóa lỏng tầng sôi) tại Nhật,… Những công nghệ này nếu được áp dụng tại nước ta sẽ là một bước cải tiến lớn trong việc xử lý rác thải. Do đó, việc học hỏi, kết hợp và tiếp nhận chuyển giao công nghệ quốc tế là vấn đề quan trọng trong thời điểm khi ô nhiễm môi trường đang là vấn đề cần sớm giải quyết. Hiện nay, Sở Tài nguyên Môi trường Hà Nội đang ưu tiên việc chuyển dần xử lý rác thải từ việc chôn lấp sang đốt. Đến khoảng cuối năm 2021, công nghệ đốt rác tại Khu liên hiệp xử lý rác thải Nam Sơn hoàn thiện và sẽ được đưa vào hoạt động,

66

điều này nhằm phần nào giảm được ô nhiễm môi trường và lượng nhiệt năng sau khi đốt cũng được sử dụng để sản xuất điện. Song song với việc hợp tác quốc tế để phát triển công nghệ, cần thúc đẩy nghiên cứu công nghệ xử lý rác thải sinh hoạt trong nước đặc biệt là tại Hà Nội. Không những thế, những công nghệ cũ và lạc hậu tại các cơ sở xử lý rác thải sinh hoạt nên được thay thế và áp dụng bằng những công nghệ xử lý hiện đại và thân thiện với môi trường. Những đơn vị xử lý được nhà nước cấp phép về xử lý rác thải sinh hoạt cần thường xuyên nâng cấp, cải tiến dây chuyền công nghệ của mình, tránh sử dụng những công nghệ đã quá lạc hậu, gây ảnh hưởng tới năng suất cũng như chất lượng của quá trình xử lý. Đối với những cơ sở chưa được cấp phép để xử lý rác thải sinh hoạt mà vẫn tiến hành xử lý thì cần xây dựng chính sách khuyến khích chuyển đổi mô hình xử lý rác thải, áp dụng công nghệ sạch và thân thiện với môi trường hoặc lắp đặt thiết bị đáp ứng quy chuẩn về bảo vệ môi trường.

 Tăng cường việc giáo dục và tuyên truyền về vấn đề xử lý rác thải sinh hoạt

Một trong những nguyên nhẫn dẫn đến việc xử lý rác thải điện tử kém hiệu quả đến từ ý thức và nhận thức của các chủ thể tham gia xử lý rác thải sinh hoạt. Để nâng cao trách nhiệm của các chủ thể thì việc tuyên truyền, giáo dục là một trong những giải pháp hiệu quả. Dù pháp luật có chặt chẽ, nhưng để giải quyết triệt để vấn đề liên quan đến rác thải sinh hoạt thì vẫn cần có nhận thức đầy đủ đúng đắn của các chủ thể có trách nhiệm. Trước hết, cần xác định cụ thể những nội dung để tuyên truyền, phổ biến tới các chủ thể có trách nhiệm trong việc xử lý rác thải sinh hoạt nói riêng, tới toàn xã hội nói chung. Một trong những vấn đề cấp bách hiện nay là làm thay đổi nhận thức, suy nghĩ của các cấp, các ngành và toàn xã hội về những mặt trái của rác thải điện tử khi không được phân loại và xử lý chung với rác thải điện tử gây nên. Như việc một quả pin, vài đoạn dây dẫn điện,… bị hỏng phải bỏ đi, tuy không gây ô nhiễm môi trường ngay lập tức, nhưng sau một thời gian, nếu không xử lý kịp thời, dứt điểm sẽ tích tụ độc hại và lại mầm mống cho ô nhiễm môi trường trong tương lai gần.

67

Bên cạnh đó cần tuyên truyền những lợi ích mà việc xử lý rác thải sinh hoạt đúng cách có thể mang lại. Ngoài ra, cần đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến giáo dục nội dung pháp luật về xử lý rác thải sinh hoạt được quy định tại Luật bảo vệ môi trường 2014 và sắp tới đây là Luật Bảo vệ môi trường 2020; Nghị định số 38/2015/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý chất thải và phế liệu, Quyết định số 54/2016/QĐ-UBND của UBND Thành phố Hà Nội và Quyết định 26/2018/QĐ- UBND của UBND Thành phố Hà Nội về việc sửa đổi một phần quyết định số 54/2016/QĐ-UBND và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan khác rộng rãi tới các cấp, các ngành, tổ chức, cá nhân trong toàn xã hội. Như vậy các chủ thể tham gia xử lý rác thải sinh hoạt mới nhận thức được đầy đủ trách nhiệm của mình. Từ sự nhận thức đầy đủ đó các chủ thể tham gia xử lý rác thải sinh hoạt cần có sự thay đổi trong suy nghĩ cũng như hành động với việc xử lý rác thải sinh hoạt. Người dân cần thay đổi thói quen vứt rác điện tử chung với rác thải sinh hoạt hay bán chúng cho những người thu gom, xử lý không đạt tiêu chuẩn. Thay vào đó, người dân cần thực thi thói quen phân loại rác thải tại nguồn, chuyển các loại rác thải điện tử tới những điểm thu hồi, tạo thuận lợi cho khâu xử lý. Đối với các cơ sở xử lý chất thải cần tuân thủ nghiêm ngặt những quy định về xử lý rác thải sinh hoạt, tránh trường hợp vì mục tiêu lợi nhuận mà vi phạm pháp luật về xử lý rác thải sinh hoạt.

Việc thay đổi thói quen, nhận thức của cộng đồng chưa bao giờ là việc dễ dàng, cũng như trong việc xử lý rác thải sinh hoạt. Do đó, việc tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức, ý thức bảo vệ môi trường trong việc xử lý rác thải sinh hoạt cần được tiến hành kiên trì, bền bỉ, có lộ trình với các đối tượng, cách thức và phương tiện khác nhau. Công tác tuyên truyền, giáo dục có thể thực hiện bằng nhiều phương tiện khác nhau như các phương tiện thông tin đại chúng, internet, tổ chức hội thảo, chuyên đề, chương trình tập huấn cho các đơn vị xử lý chất thải, xây dựng phổ biến các tài liệu hướng dẫn ký thuật về quản lý, xử lý rác thải sinh hoạt, đồng thời cũng nên tổ chức các khóa đào tạo ngắn hạn, trung hạn và dài hạn,… Hiện nay, pháp luật cũng chỉ rõ trách nhiệm tuyên truyền thuộc về các cơ quan nhà nước như: Bộ TNMT, UBND các cấp,…

69

Kết luận chƣơng 3

Nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật vào việc xử lý rác thải sinh hoạt trên phạm vi cả nước nói chung và tại địa bàn Thành phố Hà Nội nói riêng là vấn đề cần thiết và đòi hỏi sự phối hợp của các cấp, các ngành cũng như toàn thể các chủ thể tham gia xử lý rác thải sinh hoạt. Chương 3 đã tập trung làm rõ định hướng nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật trên địa bàn Thành phố Hà Nội; từ đó đưa ra các giải pháp hoàn thiện pháp luật cũng như quyền và nghĩa vụ của các chủ thể tham gia quan hệ pháp luật này; đồng thời là các giải pháp về việc tiếp thu kinh nghiệm của các nước trên thế giới, hợp tác quốc tế trong lĩnh vực công nghệ kỹ thuật; nâng cao hơn nữa ý thức của người dân nhằm giảm thiểu nguy cơ gây hại cho môi trường và một số giải pháp khác.

70

KẾT LUẬN

Như đã phân tích ở trên, rác thái sinh hoạt hiện nay đang là vấn đề nhận được sự quan tâm to lớn trên toàn thế giới, Việt Nam đã và đang cố gắng để được công nhận là một trong những nước đi đầu về cam kết xử lý rác thải sinh hoạt. Loại rác thải này đặt môi trường sống và sức khỏe loài người vào trước những nguy cơ vô cùng độc hại. Sự phát sinh không ngừng của rác thải sinh hoạt đã đặt ra cho cả Nước nói chung và Hà Nội nói riêng một vấn đề vô cùng cấp trong việc xử lý rác thải sao cho phù hợp, thân thiện với môi trường nhất. Trước thách thức trên, Việt Nam đã sử dụng nhiều công cụ khác nhau như pháp luật, kinh tế và giáo dục,… Trong đó, pháp luật tuy được coi là công cụ hữu hiệu nhất hiện vẫn chưa được hoàn thiện, chưa tạo được cơ sở pháp lý vững chắc cho việc xử lý rác thải sinh hoạt trên thực tiễn.

Trước thực trạng này, cần có những giải pháp đồng bộ để giúp rác thải sinh hoạt được xử lý đúng cách. Trong đó, cần chú trọng hoàn thiện khung pháp lý riêng cho vấn đề rác thải sinh hoạt để các chủ thể áp dụng có được những cơ sở pháp lý chi tiết và rõ ràng nhất. Song song với đó, cần triển khai đồng bộ các giải pháp thực tiẽn như: tăng cường nghiên cứu, chuyển giao, phát triển công nghệ xử lý rác thải sinh hoạt tiên tiến, hiện đại, thân thiện với môi trường; thúc đẩy hoạt động tuyên truyền, giáo dục; tăng cường hợp tác,… Chỉ bằng cách hành động ngay từ bây giờ và lập kế hoạch cho tương lai, Việt Nam nói chung và Thành phố Hà Nội nói riêng mới có thể biến những thách thức thành cơ hội, thúc đẩy phát triển bền vững. Đồng thời, việc tận dụng nguồn tài nguyên từ rác thải tái chế sẽ góp phần phát triển kinh tế đất nước, cải thiện môi trường sống của nhân dân.

Trong luận văn trên, tác giả đã nghiên cứu thực trạng vấn đề xử lý rác thải sinh hoạt cụ thể về Thành phố Hà Nội để có cái nhìn chi tiết hơn về pháp luật xử lý rác thải sinh hoạt trên thực tiễn địa bàn Hà Nội. Qua những giải pháp có tính định hướng và những kiến nghị trước mắt, tác giả hi vọng phần nào đó góp phần nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật về xử lý rác thải sinh hoạt ở Việt Nam nói

Một phần của tài liệu Pháp luật về xử lý rác thải sinh hoạt qua thực tiễn tại thành phố hà nội (Trang 64 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)