Bên cạnh những khó khăn vướng mắc trong quá trình tập sự nêu trên, các cơ quan chức năng cần xem xét để sửa đổi bổ sung về quyền của người tập sự hành nghề luật sư trong lĩnh vực đại diện tranh tụng tại phiên toà.
Những người tập sự rất cần được sự trải nghiệm, học hỏi và tích lũy các kinh nghiệm, kỹ năng từ việc giải quyết vụ án tại phiên tòa. Bởi vì, trong thời gian tập sự thì những người tập sự còn được luật sư hướng dẫn chỉ dạy nên việc đại diện bảo vệ cho khách hàng tại phiên tòa sẽ ít xảy ra sai xót
hơn so với việc luật sư mới hành nghề độc lập lần đầu tiên bào chữa, bảo vệ cho khách hàng tại phiên Tòa.
Việc hạn chế quyền đại diện của Người tập sự hành nghề luật sư không có cơ hội để va chạm, học hỏi đúc rút kinh nghiệm tranh tụng tại tòa án, phát triển kỹ năng phản biện, cách thức đặt câu hỏi, khả năng ứng xử tình huống tại phiên tòa. Như vậy, người tập sự hành nghề luật sư sẽ không tích lũy được gì nhiều trong suốt quá trình tập sự và mất một khoảng thời gian sau khi có thẻ luật sư để làm quen và phát triển kỹ năng tranh tụng.
Trên đây là Báo cáo quá trình tập sự hành nghề luật sư mà bản thân tôi đã thực hiện trong thời gian qua và đề nghị Ban Chủ nhiệm Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội xem xét, đánh giá, xác nhận cho tôi đã hoàn thành thời gian tập sự và đủ điều kiện tham dự kỳ kiểm tra hết tập sự hành nghề luật sư.
Người tập sự hành nghề luật sư
PHẦN NHẬN XÉT CỦA LUẬT SƯ HƯỚNG DẪN
(Ghi rõ xác nhận tính chính xác về vụ, việc người tập sự đã tham gia, nhận xét quá trình tập sự trong đó nêu rõ ưu, khuyết điểm, hạn chế về năng lực, trình độ chuyên môn, kỷ năng hành nghề, ý thức chấp hành kỷ luật, việc thực hiện quy chế
tập sự hành nghề luật sư)
---
Tôi - luật sư Nguyễn Văn Tuấn - là luật sư hướng dẫn cho Người tập sự hành nghề luật sư: Hờ A Cháư, nhận xét quá trình tập sự của Người tập sự Hờ A Cháư từ ngày 25/12/2019 đến ngày 25/12/2020 như sau: