Về điều trị: Trên bệnh nhân có biểu hiện hư chứng

Một phần của tài liệu Bệnh án tý chứng ( thoái hóa khớp gối) y học cổ truyền (Trang 46 - 49)

nổi trội nên em ưu tiên bổ chính khí là chính. Bệnh nhân có Can huyết hư và Tỳ khí hư nên cần kết hợp bổ Can huyết, ích khí kiện Tỳ. Đồng thời với thể

bệnh can thận âm hư nên cần phải bổ can thận, khu phong, tán hàn trừ thấp, hành khí hoạt huyết để đẩy tà khí ra ngoài làm cho khí huyết lưu thông “ thông tắc bất thông”

3. Chẩn đoán cuối cùng: - Bệnh danh: Tý chứng

- Bát cương: Lý Hư Nhiệt - Tạng phủ: Can, Thận, Tỳ

- Nguyên nhân: Ngoại nhân ( phong hàn thấp), bất nội ngoại nhân( Lao động)

4. Điều trị:

- Pháp trị: Khu phong trừ thấp, bổ can thận, thông kinh lạc

- Bài: Bạch thược, Đan sâm, Đỗ Trọng, Đương quy, Ngưu Tất, Phòng phong, Quế Chi, Thiên niên kiên, Thục địa, Xuyên khung…

- Điện châm: Kim ngắn

+ Lương khâu, huyết hải, độc tỵ, tất nhãn, dương lăng tuyền, túc tam lý, a thị huyệt 2 bên, Châm tả 20 phút/lần

5. Tiên lượng:

- Gần: Tốt, bệnh nhân tuân thủ điều trị, đáp ứng tốt với thuốc và châm cứu - Xa: dè dặt vì bệnh nhân lớn tuổi, bệnh đã lâu, hay tái phát và chính khí suy   6. Dự hậu:

- Tránh đứng lâu, đi lại nhiều - Nghỉ ngơi hợp lý

- Không nên lo lắng về bệnh tật

- Tập dưỡng sinh, khí công - Ăn uống hợp lý, điều độ - Xoa bóp bấm huyệt tạo

cảm giác nhẹ nhàng, thư thái khi ngủ

Một phần của tài liệu Bệnh án tý chứng ( thoái hóa khớp gối) y học cổ truyền (Trang 46 - 49)