Số liệu các vụ án ly hôn

Một phần của tài liệu Chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn từ thực tiễn xét xử của toà án nhân dân tại hải phòng (Trang 46 - 49)

Theo thống kê từ năm 2015-2019, lƣợng án Toà án hai cấp thành phố Hải Phòng thụ lý 49.133 vụ, việc các loại; đã giải quyết, xét xử 45.495 vụ, việc, đạt tỷ lệ 92,6%. Tòa án nhân dân hai cấp thành phố Hải Phòng đã đẩy nhanh tiến độ và nâng cao chất lƣợng giải quyết, xét xử các loại án đồng thời đẩy mạnh việc tranh tụng nên hầu hết các vụ án đều đƣợc giải quyết trong thời hạn luật định, có căn cứ và đúng pháp luật. Trong đó số vụ việc HN&GĐ đƣợc thống kê với kết quả nhƣ sau:

Bảng 2.1. Công tác giải quyết các vụ việc HN GĐ tại Hải Phòng

Năm 2015 2016 2017 2018 2019 Tổng số vụ việc đã thụ lý 4.124 4.587 5.599 6.017 6.737 Tổng số vụ việc đã giải quyết 4.047 4.520 5.399 5.409 6.072 Tỷ lệ % 98,1 % 98,5 % 96,4 % 90 % 90,1 %

Nguồn: áo cáo kết quả công tác từ năm 2 15 đến năm 2 1 của hệ thống Tòa án hai cấp thành phố Hải Phòng

Theo khảo sát thực tế các Tòa án nhân dân tại Hải Phòng, các tranh chấp về hôn nhân và gia đình chiếm tỷ lệ cao trong các vụ án mà hệ thống Tòa án hai cấp thành phố Hải Phòng thụ lý, giải quyết, riêng án hôn nhân và gia đình chiếm 55% tổng số án đã thụ lý. Công tác giải quyết các vụ việc HN&GĐ luôn đạt tỷ lệ cao (từ 90% - 98,5%) và đạt trung bình trong 5 năm qua (từ năm 2015-2019) là 94,03% (25.447/27.064). Trong quá trình giải

40

quyết án hôn nhân gia đình, Thẩm phán luôn đề cao tinh thần hòa giải, đi sâu điều tra xác minh, đã phối hợp chặt chẽ với chính quyền đoàn thể ở cơ sở, luôn chú trọng nguyên tắc và làm tốt công tác hòa giải. Một vụ việc chỉ đƣợc giải quyết dứt điểm và có hiệu quả cao thông qua hòa giải; một vụ án đƣợc hòa giải thành sẽ tạo ra một kết quả tốt vì các bên đã tự nguyện thỏa thuận hòa giải với nhau thì họ dễ dàng tôn trọng và thực hiện tốt sự thống nhất thỏa thuận đó sẽ tăng cƣờng sự hiểu biết, đoàn kết trong nội bộ nhân dân, từ đó chuẩn mực đạo đức xã hội đã đƣợc nâng lên. Do đó, kiên trì hòa giải là một phƣơng châm, một biện pháp quan trọng trong việc giải quyết các vụ việc hôn nhân và gia đình, tạo mọi điều kiện để các cặp vợ chồng về đoàn tụ gia đình và chỉ khi nào không còn khả năng hòa giải mới phải giải quyết cho vợ chồng ly hôn. Do đó, kết quả, tỷ lệ công nhận hòa giải và hòa giải đoàn tụ thành chiếm tỷ lệ cao trong các vụ án Hôn nhân và gia đình, trung bình chiếm tỷ lệ 71%. Khảo sát thực tế cho thấy, số lƣợng các vụ án chia tài sản chung vợ chồng khi ly hôn chiếm tỷ lệ khoảng 5%, những các vụ án đƣa ra xét xử đều mang tính phức tạp cao, liên quan đến nhiều quyền lợi quan trọng của các đƣơng sự trong vụ án, có vụ án đƣa ra xét xử nhiều lần nhƣng vẫn không giải quyết dứt điểm. Điển hình nhƣ sau:

Bảng 2.2. Báo cáo số liệu án HN GĐ năm 2 1 của TAND quận Đồ Sơn, thành phố Hải Phòng

Số vụ án đã thụ lý Số vụ án đã giải quyết Số vụ án còn lại

Cũ Mới Tổng thụ lý Chuyển hồ sơ Đình chỉ Công nhận sự thỏa thuận Xét xử Tổng giải quyết Trong hạn Qu á hạn Tạm đình chỉ 01 185 186 0 10 129 45 184 02 0 0

41

Nguồn: áo cáo kết quả công tác năm 2 1 Tòa án nhân dân quận Đồ Sơn, thành phố Hải Phòng

Qua số liệu trên, ta thấy số vụ án giải quyết đƣợc chiếm 98,9% trong đó tỷ lệ công nhận hòa giải và hòa giải đoàn tụ thành chiếm tỷ lệ cao khoảng 70,1%. Số vụ án đƣa ra xét xử chiếm 24,4% trên tổng số đơn đã thụ lý, trong đó tranh chấp về chia tài sản khi ly hôn chiếm tỷ lệ nhỏ khoảng 2%. Qua khảo sát thực trạng thụ lý, giải quyết, xét xử án hôn nhân và gia đình tại Tòa án nhân dân hai cấp tại Hải Phòng trong thời gian qua cho thấy, hầu hết các trƣờng hợp Tòa án phải qua hai lần giải quyết, phải bằng hai quyết định hoặc bản án của Tòa án cấp sơ thẩm mới giải quyết dứt điểm vụ án hôn nhân và gia đình, chƣa tính đến vụ án phải giải quyết theo thủ tục phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm. Bởi khi đƣơng sự làm đơn xin ly hôn, hoặc là do đƣơng sự tự nguyện, hoặc là do ngại vụ án phức tạp, kéo dài nên khi tiếp nhận hồ sơ vụ án hôn nhân và gia đình cán bộ tiếp dân của Tòa án thƣờng hƣớng đƣơng sự yêu cầu giải quyết mối quan hệ hôn nhân và con chung trƣớc, còn phần tài sản yêu cầu giải quyết riêng sau hoặc để họ tự thoả thuận với nhau. Đây cũng là một trong những lý do để giải thích trong những năm gần đây các vụ án hôn nhân và gia đình tăng về số lƣợng. Về nguyên tắc của pháp luật tố tụng dân sự, Tòa án phải tôn trọng quyền tự định đoạt của đƣơng sự, đƣơng sự yêu cầu đến đâu, Tòa án giải quyết đến đó. Vấn đề ở chỗ, qua khảo sát các bản án hôn nhân và gia đình phúc thẩm, các đơn khiếu nại theo thủ tục giám đốc thẩm cho thấy nhiều trƣờng hợp do ngƣời dân không hiểu pháp luật, cán bộ Tòa án giải thích, hƣớng dẫn không đến nơi đến chốn, dẫn đến bản án không giải quyết hết yêu cầu của đƣơng sự. Nguyên nhân cơ bản của tồn tại, thiếu sót: Các tồn tại, thiếu sót trên xuất phát từ các nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan, trong đó nguyên nhân chủ quan là chủ yếu. Tác giải xin nêu ra một số nguyên nhân cơ bản sau: Thứ nhất, lƣợng án hôn nhân và gia đình hàng năm tăng mạnh, tính chất công việc phức tạp trong điều kiện biên chế Thẩm phán, Thƣ ký Tòa án không tăng, số lƣợng cán bộ, Thẩm phán tại nhiều

42

đơn vị Tòa án còn thiếu, một số bộ phận còn yếu về trình độ năng lực. Điều này tạo áp lực lớn về tiến độ công việc khi giải quyết loại án này. Chính yêu cầu phải giải quyết nhanh, giải quyết sớm vụ việc đã khiến Thẩm phán thiếu kiên trì trong hòa giải đoàn tụ, phán quyết vụ việc khi chứng cứ pháp lý chƣa chắc chắn, thiếu tính thuyết phục.

Vẫn còn tình trạng cán bộ Tòa án còn thiếu tinh thần trách nhiệm với công việc và với nhân dân, còn “tránh việc nặng”, giải quyết yêu cầu của nhân dân theo kiểu “dễ làm, khó bỏ”. Đây là nguyên nhân cơ bản khiến một quan hệ pháp luật tranh chấp bị tách ra làm nhiều vụ án phải thụ lý, giải quyết nhiều lần, gây phiền hà cho đƣơng sự.

Một phần của tài liệu Chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn từ thực tiễn xét xử của toà án nhân dân tại hải phòng (Trang 46 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)