Các chỉ tiêu và phương pháp thực hiện * Các chỉ tiêu theo dõ

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho đàn lợn thịt nuôi tại trại lợn nguyễn văn tưởng, huyện kim thành, tỉnh hải dương (Trang 30 - 34)

- Đàn lợn thịt nuôi tại trang trại 3.2 Địa điểm và thời gian tiến hành

3.4. Các chỉ tiêu và phương pháp thực hiện * Các chỉ tiêu theo dõ

* Các chỉ tiêu theo dõi

- Phương pháp đánh giá tình hình chăn nuôi tại trại

Để đánh giá tình hình chăn nuôi tại trại, em tiến hành thu thập thông tin từ trại, kết hợp với kết quả điều tra, theo dõi của bản thân.

- Phương pháp áp dụng quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng cho đàn lợn thịt nuôi tại trại

Em đã sử dụng chính quy trình đang được áp dụng cho đàn lợn thịt nuôi tại trại và theo dõi, đánh giá hiệu quả.

Tất cả các loại thức ăn sử dụng cho lợn ăn đều được sản xuất tại Công ty cổ phần chăn nuôi C.P. Việt Nam.

Thức ăn cho lợn của trại là thức ăn hỗn hợp đầy đủ chất dinh dưỡng do Công ty cổ phần chăn nuôi C.P. sản xuất và phục vụ công tác chăn nuôi. Tuy nhiên, trong thời gian thực tập, em cũng được cán bộ kỹ thuật hướng dẫn cách kích thích ăn cho lợn bằng kỹ thuật pha nước chảy nhỏ giọt vào máng ăn tự động. Có tác dụng giảm bụi thức ăn, có mùi vị thơm kích thích lợn ăn, đạt tiêu chuẩn thức ăn.

Thời gian áp dụng: Từ khi cho lợn ăn thức ăn tự do tại máng ăn tự động loại 550SF, 551F, 552SF, 552F và thường kết thúc khi chuyển sang thức ăn 553F. Ngoài ra, áp dụng cho trường hợp tổng đàn lợn ăn yếu không đạt tiêu chuẩn thức ăn.

Bảng 3.1. Loại thức ăn, khẩu phần ăn và thành phần dinh dưỡng trong thức ăn sử dụng tại trang trại

Loại thức ăn Giai đoạn phát triển của lợn Khẩu phần ăn Thành phần giá trị dinh dưỡng trong thức ăn

550SF 4 - 7 tuần tuổi 0,15-0,5 kg/con/ngày - Độ ẩm (tối đa): 14%

- Protein thô (tối thiểu): 21% - Xơ thô (tối đa): 3,5%

- Ca (tối thiểu-tối đa): 0,6 - 1,2%

- Năng lượng trao đổi (tối thiểu): 3300 Kcal/kg - P tổng số (tối thiểu - tối đa): 0,4 - 0,9%

- Lysine tổng số (tối thiểu): 1,3%

- Methionine + Cystine tổng số (tối thiểu): 0,7%

551 F 7 - 9 tuần tuổi 0,6- 1,05 kg/con/ngày - Độ ẩm (tối đa): 14%

- Protein thô (tối thiểu): 20% - Xơ thô (tối đa): 5%

- Năng lượng trao đổi (tối thiểu): 3300 Kcal/kg - P tổng số (tối thiểu - tối đa): 0,4 - 0,9%

- Lysine tổng số (tối thiểu): 1,2%

- Methionine + Cystine tổng số (tối thiểu): 0,6%

552SF 10 - 16 tuần tuổi 1,22-1,76 kg/con/ngày - Độ ẩm (tối đa): 14%

- Protein thô (tối thiểu): 18% - Xơ thô (tối đa): 6%

- Ca (tối thiểu-tối đa): 0,5 - 1,2%

- Năng lượng trao đổi (tối thiểu): 3150 Kcal/kg - P tổng số (tối thiểu - tối đa): 0,5 - 1,0%

- Lysine tổng số (tối thiểu): 1,0%

- Methionine + Cystine tổng số (tối thiểu): 0,6%

552F 17 – 20 tuần tuổi 1,82-2,09 kg/con/ngày - Độ ẩm (tối đa): 14%

- Protein thô (tối thiểu): 17% - Xơ thô (tối đa): 6%

- Ca (tối thiểu-tối đa): 0,6 - 1,2%

- Năng lượng trao đổi (tối thiểu): 3050 Kcal/kg - P tổng số (tối thiểu - tối đa): 0,5 - 1,0%

- Lysine tổng số (tối thiểu): 0,9%

- Methionine + Cystine tổng số (tối thiểu): 0,5%

- Đánh giá hiệu quả quy trình phòng, trị bệnh cho đàn lợn thịt nuôi tại trại

Để đạt được hiệu quả tiêm phòng tốt nhất cho đàn lợn thì ngoài hiệu quả của vắc xin, phương pháp sử dụng vắc xin, loại vắc xin... Còn phải phụ thuộc vào tình trạng sức khoẻ lợn. Trên cơ sở đó, trại chỉ tiêm phòng vắc xin cho những con khoẻ mạnh không mắc bệnh truyền nhiễm hoặc các bệnh mãn tính khác để tạo khả năng miễn dịch tốt nhất cho đàn lợn. Lịch phòng bệnh bằng vắc xin cho đàn lợn thịt của trại được trình bày ở bảng 3.2.

Bảng 3.2. Lịch tiêm phòng vắc xin được áp dụng cho lợn thịt tại trại Tuần

tuổi Loại vắc xin Cách dùng Phòng bệnh

5 PRRS Tiêm bắp Hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp (tai xanh)

7 CSF1+ CIRCO Tiêm bắp Hội chứng còi cọc + Dịch tả (lần 1) 8 AD1 Tiêm bắp Giả dại (lần 1)

9 FMD 1 Tiêm bắp Lở mồm long móng (lần 1) 11 CSF2 Tiêm bắp Dịch tả (lần 2)

13 AD2 Tiêm bắp Giả dại (lần 2)

15 FMD2 Tiêm bắp Lở mồm long móng (lần 2)

Để xác định tình hình nhiễm bệnh trên đàn lợn thịt, em tiến hành theo dõi các biểu hiện lâm sàng hàng ngày như: trạng thái cơ thể, bộ phận sinh dục ngoài, các dịch rỉ viêm (màu sắc, mùi...) từ đó đưa ra kết luận để trị bệnh kịp thời.

Phần 4

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho đàn lợn thịt nuôi tại trại lợn nguyễn văn tưởng, huyện kim thành, tỉnh hải dương (Trang 30 - 34)