Đánh giá tình hình sản xuất chăn nuôi của trang trại Nguyễn Văn

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho đàn lợn thịt nuôi tại trại lợn nguyễn văn tưởng, huyện kim thành, tỉnh hải dương (Trang 34 - 36)

- Đàn lợn thịt nuôi tại trang trại 3.2 Địa điểm và thời gian tiến hành

4.1. Đánh giá tình hình sản xuất chăn nuôi của trang trại Nguyễn Văn

Tưởng, huyện Kim Thành, tỉnh Hải Dương

* Tổ chức thực hiện quy trình chăn nuôi

Hiện nay, để đảm bảo yêu cầu kiểm soát dịch bệnh, trang trại phải áp dụng quy trình “Cùng ra - cùng vào”. Chuồng trại sẽ được để trống 10 - 20 ngày để tẩy rửa, sát trùng tiêu độc chuồng trại. Như vậy, việc sản xuất ở các chuồng đó tạm thời bị gián đoạn một số ngày nhất định theo kế hoạch hay gọi là thời gian trống chuồng.

Quy trình này có tác dụng phòng bệnh do việc làm vệ sinh chuồng trại thường xuyên, định kỳ mỗi khi xuất bán lợn để trống chuồng. Đồng thời, ở đây sẽ không có sự tiếp xúc giữa các lô lợn trước với các lô lợn sau. Do đó, hạn chế khả năng lây truyền các tác nhân gây bệnh từ lứa trước sang lứa sau.

* Chăm sóc và quản lý lợn

Chuồng trại phải đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật ấm về mùa Đông, thoáng mát về mùa Hè, nền chuồng luôn luôn khô ráo và có độ dốc khoảng 1,5 - 2% để đảm bảo cho phân và nước tiểu được thoát xuống hệ thống cống thoát. Đặc biệt, chuồng trại phải được đối lưu không khí tốt để giảm bớt độ ẩm trong chuồng, tránh cho lợn bị nhiễm bệnh về đường hô hấp.

Biện pháp khắc phục điều kiện thời tiết mùa Hè là chuồng cần bật tăng quạt và sử dụng dàn mát, đảm bảo ánh sáng chiếu vào chuồng hạn chế được lượng nhiệt sinh ra do ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp.

Biện pháp khắc phục thời tiết mùa Đông của trại là treo hệ thống đèn điện bóng tròn ở đầu giàn mát để làm nóng không khí được hút vào chuồng.

Vào những hôm nhiệt độ hạ thấp, tiến hành che giàn mát lại để hạn chế không khí lạnh vào chuồng và giảm bớt quạt nhưng không được để tích khí trong chuồng tránh gây viêm phổi.

Công việc hàng ngày chúng em đã tiến hành làm ở chuồng lợn thịt: kiểm tra nguồn nước, trại dùng vòi nước uống tự động, nên cần kiểm tra nước chảy mạnh hay yếu hay không có nước. Phải kiểm tra hàng ngày tránh bị kẹt hoặc bị rò rỉ làm ướt nền chuồng. Vệ sinh chuồng, máng ăn, thay nước ở máng tắm, đồng thời quan sát các biểu hiện của đàn lợn thường xuyên.

Bảng 4.1. Kết quả thực hiện một số công việc khác tại trang trại STT Nội dung Đơn vị Số lượng Kết quả Tỷ lệ

(%) 1 Nhập lợn Con 2400 2400 100 1 Nhập lợn Con 2400 2400 100 2 Làm cỏ Lần 22 22 100 3 Xây dựng Lần 12 12 100 4 Hủy lợn Lần 26 26 100 5 Nuôi cá Con 5000 5000 100 6 Chặt cây Lần 21 21 100

Bảng 4.2. Tình hình đàn lợn thịt của trang trại trong 3 năm gần đây (2018 - 2020)

STT Năm

Số lượng lợn nuôi tại trại

(con)

Khối lượng xuất chuồng bình quân

(kg/con)

1 2018 4532 104

2 2019 4556 110

Qua bảng 4.1 cho thấy cơ cấu đàn lợn thương phẩm của trại tương đối ổn định qua các năm. Khối lượng lợn cũng tăng dần lên chứng tỏ công tác chăn nuôi của trại cũng được cải thiện qua từng năm theo hướng tích cực. Trại nuôi lợn thịt nên khi lợn đã được nuôi đủ tuần tuổi thì sẽ được xuất theo đơn hàng mà khách hàng đặt với công ty. Từ kết quả trên, cho thấy tuy trại mới thành lập nhưng công tác chăn nuôi đã đạt được những thành tích khá tốt, thể hiện ở việc công ty CP đã tăng số lượng đầu con qua các năm và cân nặng của lợn cũng được cải thiện. Từ đó, trại cũng có nguồn thu nhập tốt để chăm lo cho đời sống công nhân và mở rộng mô hình chuồng nuôi.

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho đàn lợn thịt nuôi tại trại lợn nguyễn văn tưởng, huyện kim thành, tỉnh hải dương (Trang 34 - 36)