II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC
2 Hướng dẫn HS làm bài tập: 27’
2. Hướng dẫn HS làm bài tập: 27’
Bài 1:- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập. - Yêu cầu HS tự làm bài. Gợi ý HS cách làm bài: gạch chân dưới từ quan hệ, gạch một gạch dưới những từ ngữ được nối với nhau bằng quan hệ đó.
- Gọi HS nhận xét bài bạn làm trên bảng. - Nhận xét, kết luận lời giải đúng.
- 1 HS đọc thành tiếng trước lớp.
- 1 HS làm trên bảng lớp. HS dưới lớp làm vào vở bài tập theo hướng dẫn của GV. - HS nhận xét.
A Cháng đeo cày. Cái cày của người Hmông to nặng, bắp cày bằng gỗ tốt màu đen, vòng
như hình cái cung, ôm lấy bộ ngực nở. Trông anh hùng dũng như một chàng hiệp sĩ cổ đeo cung ra trận.
Bài 2:- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung của bài tập.
- Yêu cầu HS tự làm bài. - Gọi HS phát biểu ý kiến.
- Nhận xét, kết luận lời giải đúng.
Bài 3:- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung. - Yêu cầu HS làm bài.
- Gọi HS nhận xét bài bạn làm trên bảng. - Nhận xét, kết luận lời giải đúng (a: và -b: và, ở, của - c: thì, thì - d: và, nhưng)
* GD BVMT: Vẻ đẹp của thiên nhiên được thể hiện trong BT.
Bài 4:- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập. - Tổ chức cho HS hoạt động dưới dạng trò chơi.
Hướng dẫn : Chia lớp thành 2 nhóm.
HS của từng nhóm tiếp nối lên bảng đặt câu. Sau thời gian cho phép, GV tổng kết các câu đặt được. Nhóm thắng cuộc là nhóm đặt được câu đúng.
- Tuyên dương, khen ngợi nhóm thắng cuộc.
- 1 HS đọc thành tiếng trước lớp. - 3 HS tiếp nối nhau phát biểu :
a) Những : biểu thị quan hệ tương phản. b) mà : biểu thị quan hệ tương phản.
c) Nếu …thì : biểu thị quan hệ điều kiện, giả thiết – kết quả.
- 1 HS đọc thành tiếng trước lớp.
- 1 HS làm trên bảng phụ. HS dưới lớp làm vào vở.
- Theo dõi GV chữa bài và tự sửa lại bài mình.
- 1 HS đọc thành tiếng trước lớp. - Nghe GV hướng dẫn và tham gia thi. - Mỗi HS viết ít nhất 3 câu vào vở.
Ví dụ : + Tôi dặn mãi mà nó không nhớ.
+ Việc nhà thì nhác, việc chú bác thì siêng.
+ Cái lược này làm bằng ngà voi.
D. CỦNG CỐ, DẶN DÒ: 2’
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà ghi nhớ các quan hệ từ, cặp quan hệ từ đã dùng và ý nghĩa của chúng.
Chuẩn bị bài MRVT: Bảo vệ môi trường.
=========================///============================
Tuần 13 Ngày soạn: 20/8/2014
Luyện từ và câu
TIẾT 25: MRVT: BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
- Hiểu được “khu bảo tồn đa dạng sinh học” qua đoạn văn gợi ý ở BT 1;xếp các từ ngữ chỉ hành động đối với môi trường vào nhóm thích hợp theo yêu cầu của BT2; viết được đoạn văn ngắn về môi trường theo yêu cầu của BT3.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
- VBT
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
A. ổn định lớp: 1’
- Kiểm tra sĩ số.
B. Kiểm tra bài cũ: 4’
- Gọi HS dưới lớp tiếp nối nhau đặt cõu cú quan hệ từ : mà, thỡ, bằng.
C. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: 1’
- GV nờu yờu cầu tiết học.
2. Hướng dẫn làm bài tập: 32’
Bài 1: - Gọi HS đọc yêu cầu và chú thích của bài.
- Yêu cầu HS làm việc theo cặp cùng trao đổi, thảo luận, trả lời câu hỏi.
+ Nhận xét về các loại động vật, thực vật qua số liệu thống kê.
+ Tìm nghĩa của cụm từ khu bảo tồn đa
dạng sinh học.
- Gọi HS phát biểu, yêu cầu HS khác bổ sung.
- Gọi 2 HS nhắc lại khái niệm khu bảo tồn
đa dạng sinh học.
Bài 2: Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung của bài tập.
- Yêu cầu HS trao đổi, thảo luận trong nhóm. - Tổ chức cho HS xếp từ theo hình thức trò chơi :
+ Viết bảng 2 cột : Hành động bảo vệ môi
trường / Hành động phá hoại môi trường.
+ Chia lớp thành 2 đội.
+ Mỗi đội cử 3 đại diện tham gia xếp từ vào đúng cột trên bảng.
- Nhận xét cuộc thi: đội xếp xong trước và đúng là đội thắng cuộc.
- Nhận xét, kết luận lời giải đúng.
- 2 HS tiếp nối nhau đọc thành tiếng trước lớp.
- 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi, thảo luận, trả lời câu hỏi.
- Tiếp nối nhau phát biểu, bổ sung đến khi
có câu trả lời đúng: Khu bảo tồn đa dạng
sinh học là nơi lưu giữ được nhiều động
vật và thực vật.
- 2 HS nhắc lại cả lớp ghi vào vở. - 1 HS đọc thành tiếng trước lớp.
- 4 HS tạo thành 1 nhóm cùng hoạt động để hoàn thành bài.
- Thi xếp từ vào đúng cột : Hành động bảo vệ môi trường / Hành động phá hoại môi trường.
- 2 HS tiếp nối nhau đọc lại từ trong từng cột.
Hành động bảo vệ môi trường Hành động phá hoại môi trường
trồng cây, trồng rừng, phủ xanh đồi trọc. phá rừng, đánh cá bằng mìn, xả rác bừa
bãi, đốt nương, săn bắn thú rừng, đánh cá bằng điện, buôn bán động vật hoang dã.
Bài 3: - Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập. - Hướng dẫn làm bài: Chọn một trong các cụm từ ở bài tập 2 để làm đề tài. Đoạn văn
nói về đề tài đó dài khoảng 5 câu. - Yêu cầu HS tự viết đoạn văn. - Yêu cầu HS nhận xét
- Gọi HS dưới lớp đọc đoạn văn của mình. - Cho điểm những HS viết đạt yêu cầu.
* GD BVMT: Biết yêu quý, ý thức BVMT, có hành vi đúng đắn với MT xung quanh.
- 2 HS viết bảng, HS dưới lớp viết vào vở. - Nhận xét.
- 3 đến 5 HS đứng tại chỗ đọc đoạn văn của mình.
C. CỦNG CỐ, DẶN DÒ: 2’
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà hoàn chỉnh đoạn văn và chuẩn bị bài Luyện tập về quan hệ từ..
============================///============================
TuÇn 13 Ngµy
so¹n: 20/8/2014
Luyện từ và câu
TIẾT 26: LUYỆN TẬP VỀ QUAN HỆ TỪ
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
- Nhận biết được các cặp quan hệ từ theo yêu cầu của (BT1).
- Biết sử dụng cặp quan hệ từ phù hợp (BT2); bước đầu nhận biết được tác dụng của quan hệ từ qua việc so sánh hai đoạn văn ( BT3).
- HS khá, giỏi nêu được tác dụng của quan hệ từ (BT3).
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC
- VBT
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
A. ổn định lớp: 1’
- Kiểm tra sĩ số.
B. Kiểm tra bài cũ: 4’
- Gọi 3 HS đọc đoạn văn viết về đề tài về bảo vệ môi trường.
C. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: 1’
- GV nêu yêu cầu tiết học.
2. Hướng dẫn làm bài tập: 32’
Bài 1 :- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập. - Yêu cầu HS tự làm bài, hướng dẫn cách làm bài: HS gạch chân dưới các cặp quan hệ từ trong câu.
- Gọi HS nhận xét bài bạn làm trên bảng. - Nhận xét, kết luận lời giải đúng.
- 1 HS đọc thành tiếng cho cả lớp nghe. - 1 HS làm trên bảng lớp. HS dưới lớp dùng bút chì gạch vào vở bài tập.
- HS nhận xét.
+ Cặp quan hệ từ nhờ…mà biểu thị quan hệ nguyên nhân – kết quả :
a) Nhờ phục hồi rừng ngập mặn mà ở nhiều địa phương, môi trường đã có những thay đổi rất nhanh chóng.
+ Cặp quan hệ từ không những…mà còn biểu thị quan hệ từ tăng tiến.
b) Lượng cua con trong vùng rừng ngập mặn phát triển, cung cấp đủ giống không những
cho hàng nghìn đầm cua ở địa phương mà còn cho hàng trăm đầm cua ở vùng lân cận.
Bài 2:- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung của
- GV hướng dẫn cách làm :
+ Mỗi đoạn văn a và b đều có mấy câu ? + Yêu cầu của bài tập là gì ?
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Gọi HS nhận xét, bổ sung bài cho bạn làm trên bảng.
- Nhận xét, kết luận lời giải đúng.
- Trả lời câu hỏi và rút ra cách làm bài : + Mỗi đoạn văn a và b đều gồm có 2 câu. + Yêu cầu của bài tập là chuyển 2 câu văn đó thành 1 câu trong đó có sử dụng quan hệ từ vì …nên hoặc chẳng những …mà còn.
- 2 HS làm bài trên bảng. cả lớp làm vào vở.
- HS nhận xét.
a) Mấy năm qua vì chúng ta làm tốt công tác thông tin, tuyên truyền để người dân thấy rõ vai trò của rừng ngập mặn đối với việc bảo vệ đê điều nên ở ven biển các tỉnh như ….đều có phong trào trồng rừng ngập mặn.
b) Chẳng những ở ven biển các tỉnh như Bến Tre, Trà Vinh… đều có phong trào trồng
rừng ngập mặn mà rừng ngập mặn còn được trồng ở đảo mới bồi ngoài biển…
+ Cặp quan hệ từ trong từng câu có ý nghĩa gì ?
Bài 3: - Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập. - Yêu cầu HS trao đổi, làm việc theo cặp để trả lời các câu hỏi trong SGK.
- Gọi HS phát biểu ý kiến.
+ Hai đoạn văn sau có gì khác nhau ? + Đoạn nào hay hơn ? Vì sao ?
+ Khi sử dụng quan hệ từ cần chú ý điều gì? - GV kết luận.
* GD BVMT: Nội dung BT nâng cao ý thức BVMT cho HS.
+ Câu a vì …nên biểu thị quan hệ nguyên nhân – kết quả.
+ Câu b chẳng những… mà còn biểu thị
quan hệ tăng tiến.
- 2 HS đọc tiếp nối trước lớp.
- 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi, thảo luận làm việc theo hướng dẫn của GV.
- Nối tiếp nhau trả lời câu hỏi.
+ So với đoạn a, đoạn b có thêm một số quan hệ từ và cặp quan hệ từ ở một số câu sau :
+ Đoạn a hay hơn đoạn b. Vì các quan hệ từ và cặp quan hệ từ thêm vào các câu 6, 7, 8 ở đoạn b làm cho câu văn thêm rườm rà. + Khi sử dụng quan hệ từ cần lưu ý cho đúng chỗ, đúng mục đích.
D. CỦNG CỐ, DẶN DÒ: 2’
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà ôn lại các kiến thức về danh từ riêng, danh từ chung, quy tắc viết hoa
danh từ riêng ( Tiếng Việt 4 trang 57, 68, 79) và đại từ xưng hô .
==========================///===================================
Tuần 14 Ngày soạn: 20/8/2014
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
TIẾT 27: ÔN TẬP VỀ TỪ LOẠI
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
- Nhận biết được danh từ chung, danh từ riêng trong đoạn văn ở BT1; nêu được quy tắc viết hoa danh từ riêng đã học (BT 2); tìm được đại từ xưng hô theo yêu cầu của BT3; thực hiện được yêu cầu của BT4(a,b,c).
- HS khá, giỏi làm được toàn bộ BT4.
- VBT
- Bảng phụ viết sẵn :
+ Danh từ chung là tên của một loại sự vật.
+ Danh từ riêng là tên riêng của một sự vật. Danh từ riêng luôn luôn được viết hoa. + Quy tắc viết hoa danh từ riêng :
* Khi viết tên người, tên địa lí Việt Nam, cần viết hoa chữ cái đầu của mỗi tiếng tạo thành tên riêng đó.
* Khi viết tên người, tên địa lí nước ngoài, ta viết hoa chữ cái đầu của mỗi bộ phận tạo thành tên đó. Nếu bộ phận tạo thành tên gồm nhiều tiếng thì giữa các tiếng cần có gạch nối. * Những tên riêng nước ngoài được phiên âm theo âm Hán Việt thì viết giống như cách viết tên riêng Việt Nam.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
A. ổn định lớp: 1’
- Kiểm tra sĩ số.
B. Kiểm tra bài cũ: 4’
- Yêu cầu HS đặt câu với một trong các cặp quan hệ từ đó học.
C. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: 1’
- GV nêu yêu cầu tiết học.
2. Hướng dẫn làm bài tập: 32’
Bài 1: - Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung BT. - Yêu cầu HS trả lời câu hỏi :
+ Thế nào là danh từ chung ? Cho ví dụ. + Thế nào là danh từ riêng ? Cho ví dụ. - Yêu cầu HS làm bài. Nhắc HS cách làm bài: gạch 1 gạch dưới danh từ chung, gạch 2 gạch dưới danh từ riêng.
- Gọi HS nhận xét bài bạn làm trên bảng. - Nhận xét, kết luận lời giải đúng:
- 1 HS đọc thành tiếng cho cả lớp nghe. - Tiếp nối nhau trả lời câu hỏi :
+ Danh từ chung là tên của một loại sự vật. Ví dụ : sống, bàn ghế, thầy giáo,…
+ Danh từ riêng là tên của một loại sự vật. Danh từ riêng luôn được viết hoa. Ví
dụ : Huyền, Hà, Sóc Trăng,…
- 1 HS làm trên bảng. HS dưới lớp làm bài vào vở bài tập.
- HS nhận xét.
- Chị ! – Nguyên quay sang tôi, giọng nghẹn ngào – Chị …Chị là chị gái của em nhé ! Tôi nhìn em cười trong hai hàng nước mắt kéo vệt trên má :
- Chị sẽ là chị của em mãi mãi.
Nguyên cười rồi đưa tay lên quệt má. Tôi chẳng buồn lau mặt nữa. Chúng tôi đứng như vậy nhìn ra phía xa sáng rưc ánh đèn màu, xung quanh là tiếng đàn, tiếng hát khi xa, khi gần chào mừng mùa xuân. Một năm mới bắt đầu.
- Treo bảng phụ yêu cầu HS đọc đoạn ghi nhớ về danh từ.
Bài 2:- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập. - Yêu cầu HS nhắc lại quy tắc viết hoa danh từ riêng.
- Treo bảng phụ có ghi sẵn quy tắc viết hoa danh từ riêng.
- 2 HS nối tiếp nhau đọc lại định nghĩa danh từ chung, danh từ riêng.
- 1 HS đọc thành tiếng trước lớp. - HS nối tiếp nhau phát biểu.
Bài 3: - Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập. - Yêu cầu HS nhắc lại kiến thức cần ghi nhớ về đại từ.
- Yêu cầu HS làm bài. Gợi ý HS khoanh tròn vào đại từ.
- Gọi HS nhận xét bài bạn làm trên bảng. - Nhận xét, kết luận lời giải đúng.
Bài 4:- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập. - Yêu cầu HS tự làm bài. Hướng dẫn HS cách làm bài như sau :
+ Xác định chủ ngữ trong đoạn văn. + Xác định chủ ngữ trong câu là danh từ hay đại từ.
- Gọi HS nhận xét bài làm trên bảng. - Nhận xét, kết luận lời giải đúng:
- 1 HS đọc thành tiếng cho cả lớp nghe. - HS nêu: + Đại từ xưng hô là từ được người nói dùng để tự chỉ mình hay chỉ người khác khi giao tiếp : tôi, chúng tôi, mày, chúng mày, nó, chúng nó,…
+ Bên cạnh các từ nói trên, người Việt Nam còn dùng nhiều danh từ chỉ người làm đại từ xưng hô theo thứ bậc, tuổi tác, giới tính : ông, bà, anh, chị, em, cháu, thầy, bạn,…
- 1 HS làm trên bảng khoanh tròn vào các đại từ có trong đoạn văn. HS dưới lớp làm vào vở bài tập.
- HS nhận xét.
Đáp án: Chị, em, tôi, chúng tôi.
- 1 HS đọc thành tiếng.