Một là, Chính sách phát triển kinh tế - xã hội của địa phương trong từng thời kỳ
Đặc điểm của chi ngân sách nhà nước là phục vụ các hoạt động kinh tế, xã hội chung, với mục tiêu tăng trưởng là phát triển của toàn xã hội. Quản lý chi ngân sách cũng chịu ảnh hưởng của tình hình phát triển kinh tế xã hội và mức thu nhập của người dân. Địa phương có trình độ dân trí cao thì ý thức tuân thủ pháp luật và các chính sách Nhà nước của các tổ chức, cá nhân được nâng cao; năng lực sử dụng ngân sách nhà nước tại các tổ chức và cá nhân thụ hưởng ngân sách nhà nước được cải thiện thì việc sử dụng ngân sách nhà
nước sẽ có hiệu quả.
Các tỉnh có cơ cấu kinh tế hiện đại, quy mô giá trị gia tăng cao, dân cư có kỹ năng tay nghề và trình độ cao thì thu và chi ngân sách nhà nước đều thuận lợi, quản lý chi ngân sách nhà nước nhờ đó dễ dàng hơn. Ngược lại, các tỉnh chậm phát triển, thường thu không đủ cân đối chi, phải nhận bổ sung ngân sách từ Trung ương sẽ rất bị động trong quản lý chi ngân sách nhà nước, khó khăn rất nhiều trong tìm kiếm nguồn đảm bảo chi.
Hai là, Chức n ng, nhiệm vụ của các cấp chính quyền trong quản lý chi ngân sách nhà nước
Để tổ chức quản lý chi ngân sách, phải xây dựng cơ cấu, tổ chức bộ máy tham mưu giúp việc, phù hợp với thẩm quyền, chức năng và nhiệm vụ được Chính phủ quy định. Tại mỗi cơ quan, đơn vị sử dụng ngân sách lại có mô hình tổ chức bộ máy và cán bộ riêng để đảm bảo thực hiện các chức năng nhiệm vụ của mình. Hiệu quả hoạt động và chất lượng cán bộ của từng cơ quan đơn vị có tác động rất lớn tới chất lượng quản lý chi ngân sách nhà. Tổ chức bộ máy tinh gọn và chất lượng nguồn nhân lực cao luôn là mục tiêu hướng tới của Chính phủ và các cấp chính quyền tại mỗi địa phương. Bộ máy cồng kềnh với chất lượng nguồn nhân lực thấp sẽ kéo theo sự trì trệ trong phát triển kinh tế xã hội lãng phí thời gian, tài sản, tiền của của Nhà nước.
Hiện nay, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan địa phương trong bộ máy tổ chức các cấp không rõ ràng, cụ thể sẽ xảy ra tình trạng thiếu trách nhiệm, lạm quyền và trốn tránh trách nhiệm trong quản lý chi ngân sách nhà nước. Sự chồng chéo trong phân chia chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cấp, ngành gây khó khăn trong quản lý, nhiêu khê trong thủ tục, làm chậm tốc độ cải cách hành chính và giảm sức thu hút đầu tư của địa phương.
Ba là, N ng lực đội ngũ cán bộ
công tác quản lý. Để có thể quản lý tốt, đội ngũ nhân viên cần có trình độ chuyên môn vững vàng, cán bộ có năng lực lãnh đạo, khả năng sử dụng người để có thể phân công nhiệm vụ phù hợp với từng nhân viên, từng bộ phận. Có trình độ mới có thể hướng dẫn các đơn vị thực thi đúng, mới có thể phát hiện các hành vi vi phạm pháp luật và đưa ra được các quyết định đúng đắn. Công tác quản lý đòi hỏi đội ngũ cán bộ, nhân viên có trình độ chuyên môn vững vàng và đạo đức nghề nghiệp. Nếu bộ máy quản lý hội tụ được những người có năng lực về chuyên môn, có trách nhiệm trong công việc sẽ đưa ra được nhiều quyết sách đúng đắn, đưa ra được nhiều biện pháp quản lý ngân sách cho quản lý hành chính hữu hiệu, giúp nâng cao được hiệu quả công tác quản lý chi ngân sách nhà nước.
Lãnh đạo địa phương là người đóng vai trò quyết định trong công tác quản lý. Bên cạnh năng lực lãnh đạo, tầm nhìn chiến lược về các vấn đề của địa phương, nhà lãnh đạo còn phải nắm chắc được quy trình quản lý và chuyên môn để có thể định hướng, kiểm tra việc thực hiện của cấp dưới.
Trình độ chuyên môn của bộ phận quản lý mang tính quyết định đến hiệu quả hoạt động quản lý chi ngân sách. Cán bộ có năng lực chuyên môn cao sẽ giảm thiểu sai lệch trong cung cấp thông tin, kiểm soát được nội dung chi, áp dụng đúng các nguyên tắc và thủ tục quy định. Đồng thời, có năng lực hướng dẫn các đơn vị thực hiện chi đúng quy định và đảm bảo được các yêu cầu, mục tiêu của lãnh đạo đề ra.
Bốn là, Hệ thống thông tin
Thực chất của quản lý là quá trình ra quyết định. Để ra được quyết định các cơ quan quản lý cần thu thập và xử lý thông tin. Nếu thông tin thu thập được không đầy đủ, thiếu độ tin cậy thì hiệu quả công tác quản lý sẽ không cao và ngược lại.
rộng rãi, kịp thời đến với các đối tượng và các cơ quan, đơn vị sử dụng ngân sách sẽ tạo điều kiện thuận lợi để họ tuân thủ đúng quy định, do đó, tạo thuận lợi cho công tác quản lý. Có thể nói chất lượng và tính kịp thời của thông tin là một trong những nhân tố có ảnh hưởng đến hiệu quả công tác quản lý.
Thực hiện tốt việc áp dụng công nghệ thông tin trong quản lý ngân sách sẽ có tác động, ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả quản lý và chất lượng phục vụ người dân, giúp các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền kịp thời nắm bắt chính xác thông tin liên quan đến chi thường xuyên ngân sách nhà nước cho quản lý hành chính. Chẳng hạn, như ứng dụng Hệ thống thông tin quản lý Ngân sách và Kho Bạc (TABMIS) sẽ hiện đại hóa công tác quản lý ngân sách nhà nước từ khâu lập kế hoạch, thực hiện ngân sách và báo cáo ngân sách, nâng cao tính minh bạch trong quản lý tài chính công, hạn chế tiêu cực trong việc sử dụng ngân sách nhà nước.
Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý chi ngân sách nhà nước ở địa phương giúp tiết kiệm thời gian, chi phí và nhân lực trong xử lý công việc nhưng vẫn đảm bảo tính chính xác, nhanh chóng, thống nhất dữ liệu và giảm rủi ro về yếu tố sai lệch thông tin, tạo tiền đề cho việc cải cách nghiệp vụ và cải cách hành chính một cách hiệu quả. Công tác kiểm tra, thanh tra nhờ đó cũng nhanh chóng và dễ dàng, giảm thiểu các vấn nạn về tham ô, nhũng nhiễu trong quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước, xây dựng được lòng tin trong nhân dân, thúc đẩy hoạt động sản xuất, kinh doanh, đầu tư, đặc biệt trong lĩnh vực công.
1.5. Kinh nghiệm quản lý chi ngân sách nhà nƣớc của một số địa phƣơng và bài học kinh nghiệm cho thành phố Buôn Ma Thuột