Đặc điểm tự nhiên

Một phần của tài liệu Quản lý chi ngân sách nhà nước trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk (Trang 59 - 62)

- Vị trí địa lý

Hình 2.1 Sơ đồ vị trí của thành phố Buôn Ma Thuột

Thành phố Buôn Ma Thuột là đô thị loại I trực thuộc tỉnh Đắk Lắk. Thành phố có diện tích tự nhiên là 37.707 ha, chiếm 2,87% diện tích tự nhiên

tỉnh Đắk Lắk. Ranh giới hành chính được xác định như sau: Phía Bắc giáp huyện Cư M’gar; phía Nam giáp huyện Krông Ana và huyện Cư Kuin; phía Đông giáp huyện Krông Pắc; phía Tây giáp huyện Buôn Đôn và huyện Cư Jút (tỉnh Đắk Nông).

Thành phố Buôn Ma Thuột có 21 đơn vị hành chính gồm 13 phường và 8 xã. Khu trung tâm bao gồm các phường Tân Tiến, Thắng Lợi, Thống Nhất, Thành Công, Tân Lợi, Tự An, Tân Lập, Tân Thành. Khu cận trung tâm, gồm các phường: Khánh Xuân, Tân Hòa, Thành Nhất, Ea Tam, Tân An. Khu ven nội, gồm các phường, xã: Cư Êbur, Hòa Thắng, Hòa Khánh, Hòa Thuận, Ea Tu, Ea Kao, Hòa Phú, Hòa Xuân. Đặc biệt có 7 buôn (làng) nội thành với gần chục nghìn người Ê đê, họ vẫn giữ kiến trúc nhà ở và lối sản xuất riêng ngay trong lòng thành phố.

Thành phố Buôn Ma Thuột là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá xã hội của tỉnh Đắk Lắk và cả vùng Tây Nguyên. Với vị trí đặc biệt, thành phố Buôn Ma Thuột có hệ thống giao thông đường bộ gắn kết với các tỉnh và thành phố lân cận như Gia Lai, Kon Tum, Nha Trang, Phú Yên, Đắk Nông, tỉnh Bình Phước, tỉnh Bình Dương và thành phố Hồ Chí Minh. Đặc biệt, trên địa bàn thành phố có sân bay Buôn Ma Thuột là 1 trong 3 sân bay của toàn vùng Tây Nguyên. Hiện là sân bay quân sự cấp 1 và sân bay dân sự quốc gia cấp 4C, được nâng cấp có khả năng đáp ứng 1 triệu khách/năm. Vị trí của sân bay nằm trên tuyến hàng không quan trọng nhất quốc gia nối giữa Hà Nội với thành phố Hồ Chí Minh, vị trí của sân bay thuận lợi gắn kết về đường hàng không với các trung tâm du lịch lớn của quốc gia như Đà Nẵng, Vinh, Thanh Hóa, Hải Phòng, Quảng Nam và ngược lại. Đặc điểm về vị trí địa lý như vậy đã tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho thành phố Buôn Ma Thuột trong việc phát triển kinh tế - xã hội [27].

+ Thành phố Buôn Ma Thuột chịu chi phối của khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhưng đồng thời cũng chịu ảnh hưởng mạnh của tiểu vùng khí hậu cao nguyên phía Tây dãy Trường Sơn, nên khí hậu thành phố cũng có những nét đặc thù riêng, chủ yếu một năm chia làm 2 mùa rõ rệt:

+ Mùa mưa: Do ảnh hưởng mạnh của khí hậu Tây Trường Sơn nên tại thành phố Buôn Ma Thuột có lượng mưa rất lớn, kéo dài 6 tháng, xuất hiện từ tháng 5 đến tháng 10, trùng với mùa có gió Tây, Tây Nam hoạt động. Lượng mưa chiếm khoảng 87% lượng mưa cả năm. Tháng 8 và tháng 9 là các tháng có lượng mưa lớn nhất và đạt khoảng 300mm/tháng.

+ Mùa khô: Kéo dài 6 tháng, từ tháng 11 năm trước đến tháng 4 năm sau, trùng với mùa có hướng gió Đông, Đông Bắc. Mưa ít, lượng mưa chỉ chiếm khoảng 13% lượng mưa cả năm. Mưa mùa khô chỉ xuất hiện vào thời gian đầu và cuối mùa khô, có nhiều năm không có mưa, cường độ mưa mùa khô thường <10mm/tháng và chỉ xảy ra mưa một vài ngày trong tháng.

-Dân số

Theo số liệu thống kê tính đến ngày 31/12/2020, dân số trung bình của thành phố Buôn Ma Thuột là 380.441 người. Trên địa bàn thành phố có 40 dân tộc trên tổng số 54 dân tộc anh em trên toàn quốc, trong đó dân tộc kinh chiếm khoảng 85% và 15% còn lại là người dân tộc khác. Trong nhóm dân tộc bản địa, người Ê Đê chiếm số lượng lớn nhất, sau tới dân tộc Tày, Thái, Hoa, Gia Rai…

Bảng 2.1. Dân số của thành phố Buôn Ma Thuột từ năm 2017-2020

Đơn vị tính: Người

Năm 2017 2018 2019 2020

Dân số (người) 369.057 372.837 376.520 380.441 Mật độ dân số 978,67 988,69 998,46 1.008,8

(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Đắk Lắk năm 2020)

Theo số liệu thống kê cho thấy, tốc độ tăng dân số năm 2020 tăng 3.921 người so với năm 2019 và tăng 11.384 người so với năm 2017; tốc độ tăng dân số tự nhiên 1,18%/năm. Mật độ dân số năm 2018 là 988,69 người/km2, tăng 10,02 người/km2 so với năm 2017; tốc độ tăng dân số từ năm 2017 đến năm 2020 tăng dần qua các năm; sự gia tăng dân số làm cho nhu cầu nhà ở, đất sản xuất rất lớn, do tình hình dân số của thành phố Buôn Ma Thuôt có sự biến động, chủ yếu là do sự di dân từ nông thôn ra thành thị để tìm kiếm việc làm, điều này cũng giải quyết một phần lực lượng lao động thiếu việc làm tại nông thôn nhưng nó cũng gây sức ép lên thành thị, đó là tốc độ tăng dân số nhanh nhưng diện tích đất không tăng, làm gia tăng các tệ nạn xã hội; tình hình an ninh trật tự xã hội trở nên phức tạp hơn, làm mất mỹ quan đô thị...

Một phần của tài liệu Quản lý chi ngân sách nhà nước trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk (Trang 59 - 62)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(129 trang)
w