Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về tôn giáo và công tác tôn

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với hoạt động của đạo phật trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 98 - 102)

tác tôn giáo hiện nay

Ngay từ khi ra đời, Đảng Cộng sản Việt Nam đã có quan điểm, chính sách đúng đắn, tập hợp chức sắc, tín đồ các tôn giáo trong đó có đạo Phật trong khối đại đoàn kết dân tộc, tạo sức mạnh nhằm hoàn thành sứ mệnh lãnh đạo dân tộc Việt Nam thực hiện cuộc cách mạng giải phóng dân tộc, đưa đất nước đi lên chủ nghĩa xã hội.

Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về tôn giáo trước hết kế thừa truyền thống và những bài học kinh nghiệm ứng xử với tôn giáo của cha ông để lại, đồng thời có sự vận dụng sáng tạo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về tôn giáo, tư tưởng Hồ Chí Minh về “tín ngưỡng tự do, lương giáo đoàn kết” vào thực tiễn cách mạng Việt Nam.

Quan điểm, chính sách đổi mới công tác tôn giáo được thể hiện bằng Nghị quyết số 24-NQ/TW của Bộ Chính trị về tăng cường công tác tôn giáo trong tình hình mới. Thực hiện thắng lợi Nghị quyết 24-NQ/TW về công tác tôn giáo, công tác QLNN về tôn giáo có nhiều kết quả tích cực, đã vận động đồng bào có đạo, chức sắc, tín đồ hưởng ứng phong trào thi đua yêu nước, xây dựng khối đoàn kết toàn dân tộc. Bên cạnh những kết quả tích cực trong công tác tôn giáo, song hoạt động tôn giáo ở nước ta vẫn còn nhiều diễn biến phức tạp, tiềm ẩn những nguy cơ gây mất ổn định khó lường: một số chức sắc, tín đồ tôn giáo chưa tuân thủ pháp luật, tổ chức truyền đạo trái pháp luật; Lợi dụng TNTG để hành nghề mê tín dị đoan. Khiếu kiện và tranh chấp liên quan đến đất đai và cơ sở vật chất có xu hướng tăng. Ở khu vực miền núi, một số người đã lợi dụng TNTG để tiến hành hoạt động chống đối, kích động tín đồ nhằm phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc, gây mất ổn định trật tự.

Trước tình hình trên, ngày 12/3/2003 Ban Chấp hành Trung ương đã ban hành Nghị quyết số 25-NQ/TW Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7, Ban Chấp hành Trung ương Khóa IX về công tác tôn giáo, nội dung Nghị quyết khẳng định: “Hoạt động tôn giáo và công tác tôn giáo phải nhằm tăng cường đoàn kết đồng bào các tôn giáo trong khối đại đoàn kết dân tộc, phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc, thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” [2].

Để thực hiện mục tiêu phương hướng, Nghị quyết số 25-NQ/TW đã đề cập một số quan điểm về công tác tôn giáo của Nhà nước ta trong giai đoạn hiện nay, cụ thể [2]:

Quan điểm 1: Tín ngưỡng, Tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân, TNTG đang và sẽ tiếp tục tồn tại cùng dân tộc trong quá trình xây dựng CNXH ở nước ta. Đồng bào các tôn giáo là bộ phận không thể tách rời của khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Đảng và Nhà nước ta cam kết thực hiện nhất quán chính sách tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo theo hoặc không theo một tôn giáo nào, quyền sinh hoạt tôn giáo bình thường theo đúng pháp luật. Các tôn giáo hoạt động trong khuân khổ pháp luật, bình đẳng trước pháp luật. Những cam kết đó của Đảng, Nhà nước được hiện thực hóa trong hệ thống chính sách, pháp luật của nhà nước về TNTG như: Hiến pháp, Luật Tín ngưỡng tôn giáo và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Quan điểm 2: Thực hiện nhất quán chính sách đại đoàn kết toàn dân tộc, đoàn kết đồng bào theo các tôn giáo khác nhau; đoàn kết đồng bào theo tôn giáo và đồng bào không theo tôn giáo. Đồng thời cũng khuyến khích nhân dân, chức sắc, tín đồ các tôn giáo giữ gìn và phát huy những giá trị tích cực truyền thống văn hóa của dân tộc, tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên và tôn vinh những người có công với Tổ quốc. Nghiêm cấm sự phân biệt đối xử với công dân vì lý do TNTG. Bên cạnh đó, Đảng và Nhà nước cũng nghiêm cấm lợi

dụng TNTG để hoạt động mê tín dị đoan, hoạt động trái pháp luật và chính sách của Nhà nước, kích động chia rẽ nhân dân, chia rẽ dân tộc, gây rối, xâm phạm an ninh quốc gia. Mọi hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực TNTG sẽ bị nghiêm trị theo pháp luật của Nhà nước.

Quan điểm 3: Nội dung cốt lõi của công tác tôn giáo là công tác vận động quần chúng, song bên cạnh đó, cũng có những hình thức và biện pháp khác nhau. Mục tiêu chung của Đảng và Nhà nước ta có điểm tương đồng với mục tiêu của các tổ chức tôn giáo là xây dựng đất nước “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” đây là mối quan hệ gắn kết đồng bào các tôn giáo với sự nghiệp cách mạng của Đảng và Nhà nước. Đảng và Nhà nước không phân biệt, đối xử khác biệt giữa những người có TNTG với người không có TNTG, mọi công dân không phân biệt TNTG đều có quyền và nghĩa vụ như nhau trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Quan điểm 4: Công tác tôn giáo có liên quan đến nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội, các cấp, các ngành, các địa bàn vì vậy, đây không chỉ là nhiệm vụ chính trị của Đảng hoặc Nhà nước mà là nhiệm vụ, trách nhiệm chung của cả hệ thống chính trị, đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Trong giai đoạn hiện nay, để thực hiện tốt nhiệm vụ này tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ chuyên trách làm công tác tôn giáo có trách nhiệm trực tiếp, cần được củng cố và kiện toàn. Chúng ta chỉ thực hiện tốt nhiệm vụ công tác tôn giáo nếu chúng ta thực hiện tốt công tác vận động và thuyết phục tín đồ, chức sắc các tôn giáo.

Quan điểm 5: Đối với những vấn đề theo đạo và truyền đạo, Nghị quyết khẳng định như sau:

Thứ nhất, Mọi tín đồ tôn giáo đều có quyền tự do hành đạo tại gia đình và cơ sở thờ tự hợp pháp được Nhà nước công nhận theo quy định của pháp luật.

Thứ hai, Đối với các tổ chức tôn giáo được Nhà nước công nhận tư cách pháp nhân được hoạt động theo pháp luật quy định hoạt động TNTG và

được pháp luật bảo hộ, được mở trường, lớp đào tạo chức sắc, nhà tu hành, xuất bản kinh sách và giữ gìn, sửa chữa, xây dựng cơ sở thờ tự tôn giáo của mình theo đúng quy định của pháp luật.

Thứ ba, Đối với công dân việc theo đạo, truyền đạo cũng như mọi hoạt động tôn giáo khác đều phải trong khuân khổ pháp luật Nhà nước. Nghiêm cấm các hành vi lợi dụng tôn giáo tuyên truyền tà đạo, hoạt động mê tín di đoan, ép buộc người dân theo đạo. Nghiêm cấm các tổ chức tôn giáo, chức sắc tôn giáo truyền đạo trái phép, vi phạm các quy định của pháp luật Việt Nam.

Đến ngày 10/01/2018 Bộ Chính trị ban hành chỉ thị số 18-CT/TW về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 25/NQ-TW của Ban Chấp hành Trung ương khóa IX về công tác tôn giáo trong tình hình mới nhấn mạnh đến việc phát huy nguồn lực tôn giáo trong quá trình phát triển đất nước. Đối với đạo Phật, một tôn giáo lâu đời và quan trọng ở nước ta không những là một tôn giáo có truyền thống đồng hành với dân tộc mà còn có những tiềm năng to lớn của một nguồn lực kinh tế - xã hội, trong đó sớm thể hiện vai trò tích cực trong công tác an sinh xã hội.

Trong Chiến lược phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2021 - 2030, Đảng ta tiếp tục khẳng định: “Thực hiện tốt mục tiêu đoàn kết tôn giáo, đại đoàn kết dân tộc. Đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của mọi người theo quy định của pháp luật. Phát huy giá trị văn hóa, đạo đức tốt đẹp của tôn giáo vào giữ gìn và nâng cao đạo đức truyền thống xã hội, xây dựng đời sống văn hóa của khu dân cư, góp phần ngăn chặn các tệ nạn xã hội” [23, tr.272]; “Xử lý hài hòa các vấn đề dân tộc, tôn giáo, bức xúc xã hội, không để xảy ra các điểm nóng. Kịp thời phát hiện, chủ động xử lý có hiệu quả các vụ việc phức tạp về an ninh, trật tự, gây bức xúc trong dư luận, củng cố niềm tin của nhân dân” [23, tr.281].

Có thể khẳng định, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam trong những năm qua là tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất đảm bảo, bảo vệ quyền tự

do TNTG cho nhân dân; nhà nước và chính quyền các cấp bảo vệ những hoạt động TNTG hợp pháp, trong phạm vi khuân khổ pháp luật, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với hoạt động của đạo phật trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 98 - 102)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(147 trang)
w