Một số khuyến nghị

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với hoạt động của đạo phật trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 120 - 147)

3.4.1. Đối với Chính Phủ và các cơ quan Trung ương

Thứ nhất, Chính phủ chỉ đạo, thống kê, rà soát, những bất cập của Luật Tín ngưỡng, tôn giáo để đề xuất sửa đổi cho phù hợp với tình hình thực tế hiện nay.

Thứ hai, Ban Tôn giáo Chính phủ tham mưu cho Chính Phủ sớm ban hành Nghị định quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực tôn giáo để các địa phương có cơ sở để thực hiện giải quyết vụ việc đối với vi phạm pháp luật.

Thứ ba, Trong khi chờ sửa đổi một số bất cập của Luật Tín ngưỡng, tôn giáo, Ban Tôn giáo Chính phủ cần ban hành văn bản hướng dẫn cụ thể về một số nội dung của Luật Tín ngưỡng, tôn giáo để các tỉnh, thành phố có cơ sở triển khai thực hiện thống nhất.

Thứ tư, Ban Tôn giáo Chính phủ xem xét, hỗ trợ, mở các lớp bồi dưỡng về tôn giáo và công tác QLNN về tôn giáo cho lãnh đạo, cán bộ, công chức làm công tác tôn giáo cấp tỉnh, cấp huyện trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.

Thứ năm, Phối hợp với các Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Xây dựng rà soát, hướng dẫn thực hiện các quy định còn chồng chéo, mâu thuẫn liên quan đến đất đai, công trình xây dựng có nguồn gốc tôn giáo.

3.4.2. Đối với Ủy ban nhân dân tỉnh, Sở Nội vụ (Ban Tôn giáo tỉnh) Vĩnh Phúc

Thứ nhất, Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc tiếp tục nghiên cứu bố trí, sắp xếp, củng cố tổ chức bộ máy, biên chế cán bộ làm công tác tôn giáo các cấp cho phù hợp với thực tiễn địa phương.

Thứ hai, Ủy ban nhân dân tỉnh, Ban Chỉ đạo công tác tôn giáo tỉnh quan tâm chỉ đạo các cấp, các ngành tăng cường công tác nắm bắt tình hình hoạt động tôn giáo trên địa bàn tỉnh, kịp thời giải quyết các vấn đề tôn giáo phát sinh.

Thứ ba, Tiếp tục thực hiện có hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật về TNTG cho chức sắc, tín đồ đạo Phật, tăng cường công tác vận động chức sắc, tín đồ phật tử tham gia công tác chính trị, công tác xã hội ở địa phương.

Thứ tư, Tăng cường các hoạt động thăm hỏi, đối thoại với Ban Trị sự GHPGVN cấp tỉnh, huyện và chức sắc, tín đồ của đạo Phật. Qua đó, tuyên truyền những chủ trương chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước về tôn giáo.

Thứ năm, Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra cơ sở nhất là các cơ sở thờ tự của đạo Phật, cần thường xuyên kiểm tra, giám sát tiến độ thi công các công trình kiến trúc tôn giáo đúng với thiết kế, quy hoạch đã được phê duyệt.

Thứ sáu, Hàng năm mở nhiều lớp tập huấn, trang bị kiến thức pháp luật cũng như kiến thức chuyên môn QLNN về tôn giáo cho cán bộ chuyên trách và cấp ủy, chính quyền, đoàn thể nhất là xã, phường, thị trấn có nhiều hoạt động tôn giáo.

Thứ bảy, Xây dựng và tổ chức thực hiện chính sách đãi ngộ, chính sách thu hút đối với cán bộ, công chức QLNN về tôn giáo các cấp.

Tiểu kết chương 3

Xuất phát từ phân tích thực trạng quản lý nhà nước đối với hoạt động của đạo Phật trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc thời gian qua. Dưa trên cơ sở nghiên cứu quan điểm, chủ trương của Đảng và nhà nước về công tác tôn giáo trong tình hình mới cũng như định hướng quản lý nhà nước đối với tôn giáo nói chung và đạo Phật nói riêng trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc trong thời gian tới. Tác giả cũng đã đề xuất ra bảy nhóm giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với hoạt động của đạo Phật trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc bao gồm: Nâng cao nhận thức tuyên truyền cho cán bộ, công chức và chức sắc, tín đồ đạo Phật về công tác tôn giáo của Đảng và Nhà nước trên địa bàn tỉnh; Hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật trong quản lý nhà nước đối với hoạt động của đạo Phật trên địa bàn tỉnh; Nâng cao chất lượng tuyên truyền, vận động chức sắc, tín đồ của đạo Phật tham gia củng cố khối đại đoàn kết dân tộc; Kiện toàn tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ công chức làm công tác tôn giáo trên địa bàn tỉnh; Đẩy mạnh phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống cho tín đồ đạo Phật trên địa bàn tỉnh; Nâng cao vai trò, trách nhiệm của chính quyền cơ sở và giải quyết các vấn đề tôn giáo tại cơ sở đối với quản lý nhà nước về hoạt động của đạo Phật trên địa bàn tỉnh; Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm liên quan đến quản lý nhà nước đối với hoạt động của đạo Phật trên địa bàn tỉnh.

Bên cạnh những giải pháp nêu trên, tác giả cũng đã khuyến nghị với Chính Phủ và các cơ quan Trung ương; đối với Ủy ban nhân dân tỉnh, Sở Nội Vụ, Ban Tôn giáo tỉnh về một số vấn đề trong tâm.

KẾT LUẬN

Việt Nam là một quốc gia đa tôn giáo, công tác tôn giáo đặt ra nhiều vấn đề cần quan tâm, trong đó có công tác QLNN đối với hoạt động tôn giáo là nhiệm vụ quan trọng để đưa hoạt động của tôn giáo đi vào ổn định, đúng pháp luật, qua đó ngăn chặn những tiêu cực mà tôn giáo đem lại cho xã hội.

Đạo Phật là tôn giáo được du nhập vào Việt Nam từ những năm đầu công nguyên,với tinh thần từ bi trí tuệ đã thu hút đông đảo quần chúng nhân dân tham gia. Đạo Phật cũng được truyền vào địa bàn Vĩnh Phúc từ rất sớm và đây cũng được coi là một trong những cái nôi của đạo Phật. Hiện nay, đạo Phật trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc phát triển mạnh mẽ và trở thành tôn giáo lớn nhất tỉnh Vĩnh Phúc, phát triển sâu rộng trong dân chúng. Công tác QLNN đối với hoạt động của đạo Phật trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc trong những năm qua đạt được một số thành tựu nhất định đã định hướng cho tổ chức Giáo hội hoạt động đúng quy định của pháp luật, tạo mối quan hệ tốt đẹp giữa cấp ủy, chính quyền, đoàn thể các cấp với tổ chức tôn giáo, cán bộ, công chức có mối quan hệ gần gũi với chức sắc, tín đồ đạo Phật, khuyến khích, hỗ trợ tạo điều kiện cho đạo Phật tham gia các hoạt động xã hội, từ nhiện nhận đạo góp phần ổn định an sinh xã hội, phát triển kinh tế địa phương ngày càng giàu mạnh. Bên cạnh đó, công tác QLNN đối với hoạt động của đạo Phật còn một số bất cập như một số cán bộ, đảng viên chưa nhận thức đầy đủ quan điểm, chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về tôn giáo, sự phối hợp giữa các cơ quan trong hệ thống chính trị chưa đồng bộ và hiệu quả, công tác đào tạo bồi dưỡng đội ngũ làm công tác quản lý đạo Phật mặc dù đã được tỉnh quan tâm nhưng so với yêu cầu nhiệm vụ công tác tôn giáo vẫn còn thiếu và yếu, chủ yếu chuyển từ các ngành khác sang, hoạt động một số chức sắc, tín đồ đạo Phật một số nơi còn vi phạm pháp luật. Do đó trong thời gian tới cần thực hiện đồng bộ một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác QLNN đối với hoạt động của đạo Phật trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.

Qua tìm hiểu công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động của đạo Phật trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc hiện nay, tác giả luận văn đã nghiên cứu và phân tích được các kết quả như sau:

Một là, Luận văn đã hệ thống hóa cơ sở khoa học về đạo Phật và quản lý nhà nước đối với hoạt động của đạo Phật. Chỉ ra một số bài học kinh nghiệm về công tác quản lý nhà nước đối với đạo Phật của một số tỉnh, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động của đạo Phật trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.

Hai là, Luận văn đã phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động quản lý nhà nước đối với hoạt động của đạo Phật trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc. Trên cơ sở đó, chỉ ra những kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân hạn chế trong công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động của đạo Phật trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.

Ba là, Luận văn đã nêu ra quan điểm của Đảng, Nhà nước và chính quyền địa phương đối với vấn đề tôn giáo nói chung và đạo Phật nói riêng. Căn cứ vào những thực trạng, tác giả đề xuất 07 nhóm giải pháp cơ bản để bám sát vào nội dung chính của công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động của đạo Phật nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với hoạt động của đạo Phật trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.

Luận văn sẽ góp một phần nhỏ để cùng với các cơ quan quản lý nhà nước về tôn giáo trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc làm tốt công tác quản lý nhà nước về tôn giáo nói chung và công tác quản lý nhà nước đối với đạo Phật nói riêng trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.

CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN VĂN

1. Nguyễn Xuân Canh (2021), Công tác Quản lý nhà nước về hoạt động tôn giáo trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc hiện nay. Tạp chí Công tác tôn giáo, ISSN 1859 -1760, số 8 (180) - 2021, tr. 28,29,58.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Thúy Anh (2011), Ảnh hưởng của Phật giáo đối với đời sống tinh thần ở xã hội Nhật Bản, Nxb Tôn giáo, Hà Nội.

2. Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Nghị quyết số 25/NQ-TW Nghị quyết lần thứ VII của Ban chấp hành Trung ương khóa IX ngày 12/3/2003 về công tác tôn giáo, Hà Nội.

3. Ban Tôn giáo Chính Phủ (2015), Bài giảng Tôn giáo và công tác tôn giáo

(Tài liệu lưu hành nội bộ), Hà Nội.

4. Ban Tăng sự Trung ương, Báo cáo tổng kết công tác Phật sự năm 2019 và phương hướng nhiệm vụ năm 2020, Hà Nội.

5. Ban Giáo dục Phật giáo Trung Ương (2015), Giáo trình Phật học căn bản, Nxb Phương Đông, Hồ Chí Minh.

6. Ban Tôn giáo tỉnh Vĩnh Phúc, Báo cáo tổng kết công tác tôn giáo năm 2018 và phương hướng nhiệm vụ năm 2019.

7. Ban Tôn giáo tỉnh Vĩnh Phúc, Báo cáo tổng kết công tác tôn giáo năm 2019 và phương hướng nhiệm vụ năm 2020.

8. Ban Tôn giáo tỉnh Vĩnh Phúc, Báo cáo tổng kết công tác tôn giáo năm 2020 và phương hướng nhiệm vụ năm 2021.

9.Ban Chỉ đạo Công tác tôn giáo tỉnh Phú Thọ, Báo cáo tổng kết công tác tôn giáo năm 2020 và phương hướng nhiệm vụ năm 2021.

10. Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Vĩnh Phúc, Báo cáo tổng kết công tác Phật sự năm 2020 và phương hướng nhiệm vụ 6 tháng đầu năm 2021.

11. Hoàng Văn Chức (2007), Giáo trình Quản lý nhà nước về dân tộc tôn giáo, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

12. Chính phủ Việt Nam, Nghị định số 34/2017/NĐ-CP ngày 3/4/2017 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nội vụ.

13. Cổng Thông tin điện tử Vĩnh Phúc https://vinhphuc.gov.vn, Giới thiệu chung về Vĩnh Phúc.

14. Cổng Giao tiếp điện tử Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, https://hanoi.gov.vn, Diện tích và dân số Hà Nội.

15. Cổng Thông tin điện tử Phú Thọ https://phutho.gov.vn, Tổng quan về tỉnh Phú thọ.

16.Cục Thống kê Vĩnh Phúc, Niên giám thống kê Vĩnh phúc năm 2019.

17. Trần Hữu Danh - Cư sỹ Minh Thiện (2009), Sự tích Đức Phật Thích Ca, Nxb Văn học, Hà Nội.

18. Nguyễn Hồng Dương (2012), Quan điểm, đường lối của Đảng về tôn giáo và những vấn đề tôn giáo ở Việt Nam hiện nay, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

19. Bùi Hữu Dược (2014), Quản lý nhà nước về tôn giáo từ năm 1975 đến nay, Luận án Tiến sĩ Tôn giáo học, Học viện Khoa học Xã hội, Hà Nội.

20. Vũ Thế Duy (2020), Quản lý nhà nước về tôn giáo ở thành phố Hà Nội, Tạp chí Quản lý nhà nước số 293, tháng 6 năm 2020, Hà Nội.

21. Đảng Cộng sản Việt Nam (2021), Báo cáo đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2016-2020 và phương hướng nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2021-2025, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, tập 1, Nxb Chính trị Quốc gia Sự thật, Hà Nội.

22. Đảng Cộng sản Việt Nam (2021), Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, tập 1, Nxb Chính trị Quốc gia Sự thật, Hà Nội.

23. Đảng Cộng sản Việt Nam (2021), Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 10 năm giai đoạn 2021 - 2030, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, tập 1, Nxb Chính trị Quốc gia Sự thật, Hà Nội.

24. Giáo hội Phật giáo Việt Nam (2018), Hiến chương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Nxb Tôn giáo, Hà Nội.

25. Hòa thượng Thích Thiện Hoa (2011), Phật học Phổ thông, Nxb Phương Đông, TP. Hồ Chí Minh.

26. Thiều Quang Hiếu (2014), Luận văn Quản lý nhà nước đối với hoạt động của đạo Phật hiện nay, Luận văn thạc sĩ Quản lý công, Học viện Hành chính, Hà Nội.

27.Đỗ Minh Hợp (2009), Tôn giáo học nhập môn, Nxb Tôn giáo, Hà Nội.

28. Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh (1978), C.Mác - Ăngghen, Nxb Sự Thật, Hà Hội.

29. Học viện Hành chính (2013), Giáo trình Quản lý nhà nước về dân tộc và tôn giáo, Nxb Khoa học Kỹ thuật, Hà Nội.

30. Phạm Bảo Khánh, Bài tham luận hội thảo “Quản lý nhà nước về Phật giáo trên địa bàn Hà Nội”, Tư liệu khoa Quản lý nhà nước về xã hội, Học viện Hành chính, Hà Nội.

31. Nguyễn Hữu Khiển (2001), Quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo trong điều kiện xây dựng nhà nước dân chủ, pháp quyền Việt Nam hiện nay, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.

32. Nguyễn Lang (2019), Việt Nam Phật giáo sử luận, Nxb Hồng Đức, TP. Hồ Chí Minh.

33. Nguyễn Đức Lữ (2007), Lý luận về tôn giáo và chính sách tôn giáo ở Việt Nam, Nxb Tôn giáo, Hà Nội.

34. Lê Hữu Nghĩa, Nguyễn Đức Lữ (2003), Tư tưởng Hồ Chí Minh về tôn giáo và công tác tôn giáo, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

35.Quốc hội Việt Nam, Hiến pháp năm 2013, Hà Nội.

36.Quốc hội Việt Nam, Luật Đất đai năm 2013, Hà Nội.

37.Quốc hội Việt Nam, Luật tổ chức Chính phủ 2015, Hà Nội.

38.Quốc hội Việt Nam, Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015, Hà Nội.

39.Quốc hội Việt Nam, Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016, Hà Nội.

40. Sở Nội vụ tỉnh Vĩnh Phúc, Quyết định số 211/QĐ-SNV ngày 16/9/2016 về việc quy định nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Tôn giáo trực thuộc Sở Nội vụ tỉnh Vĩnh Phúc.

41. Võ Kim Sơn (2008), Giáo trình Hành chính công, Nxb Khoa học Kỹ thuật, Hà Nội.

42. Ngô Hữu Thảo (2013), Công tác tôn giáo từ quan điểm Mác - Lênin đến thực tiễn Việt Nam, Nxb Chính trị - Hành chính, Hà Nội.

43. Lê Mạnh Thát (1999), Lịch sử Phật giáo Việt Nam, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh, Hồ Chí Minh.

44. Thủ tướng Chính Phủ, Quyết định số 32/2018/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính Phủ ngày 03/08/2018 về chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của Ban Tôn giáo Chính Phủ, Hà Nội.

45. Tỉnh ủy Vĩnh Phúc, Chỉ thị số 26-CT/TU ngày 24 tháng 4 năm 2018 về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 25/NQ-TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX về công tác tôn giáo trong tình hình mới,

Vĩnh Phúc.

46. Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc, Quyết định số 20/2015/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc ngày 12/6/2015 về việc quy định vị trí, chức năng, cơ cấu tổ chức của Ban Tôn giáo trực thuộc Sở Nội vụ.

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với hoạt động của đạo phật trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 120 - 147)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(147 trang)
w