Đặc điểm của đầu tư xây dựng cơ bản bằng ngân sách nhà nước

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản bằng ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Đắk Mil, tỉnh Đắk Nông (Trang 25 - 26)

đầu tư phát triển của Nhà nước, vốn từ nguồn thu để lại cho đầu tư nhưng chưa đưa vào cân đối ngân sách nhà nước, các khoản vốn vay khác của ngân sách địa phương để đầu tư.

1.1.2. Đặc điểm của đầu tư xây dựng cơ bản bằng ngân sách nhànước nước

Một là, các dự án đầu tư xây dựng cơ bản bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước là những dự án nhằm xây dựng các công trình hạ tầng kinh tế - xã hội không có khả năng thu hồi vốn, nhằm phát triển kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng của địa phương. Đầu tư xây dựng cơ bản bằng ngân sách chủ yếu tập trung vào xây dựng kết cấu hạ tầng công cộng, các công trình phúc lợi xã hội; những dự án, công trình này có tỷ suất lợi nhuận thấp nhưng có tác dụng tạo ra nền tảng cơ sở hạ tầng của nền kinh tế, tạo thúc đẩy đầu tư và thu hút các nguồn vốn khác, tạo điều kiện thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Đây là những lĩnh vực mà các thành phần kinh tế khác không có khả năng hoặc không muốn đầu tư, vì vốn đầu tư lớn, lợi nhuận thấp và khó khăn trong việc thu hồi vốn.

Hai là, vốn đầu tư xây dựng cơ bản bằng ngân sách nhà nước thường chiếm tỷ trọng vốn lớn nhất trong nhiệm vụ chi ngân sách của từng địa phương. Đầu tư xây dựng cơ bản chủ yếu là đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng kinh tế - xã hội đòi hỏi một số lượng vốn lớn, nhiều lao động và vật tư lớn, thời gian đầu tư dài. Tuy nhiên, hiệu quả kinh tế - xã hội do đầu tư những công trình này đem lại là rất lớn và có ý nghĩa quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng của địa phương.

Ngoài ra, quá trình tạo sản phẩm xây dựng cơ bản từ khi chuẩn bị đầu tư đến khi hoàn thành công trình bàn giao đưa vào sử dụng thường kéo dài. Quá trình thực hiện được chia thành nhiều giai đoạn: từ giai đoạn chuẩn bị

đầu tư, thực hiện đầu tư cho đến giai đoạn kết thúc đầu tư, mỗi giai đoạn được chia thành nhiều công việc khác nhau, do quá trình đầu tư dài nên thường bị ảnh hưởng bởi lạm phát. Do đó cần phải có kế hoạch huy động, phân bổ và sử dụng nguồn vốn hợp lý; đồng thời, có kế hoạch phân bổ vốn, thiết bị, bố trí nguồn lao động phù hợp để đảm bảo hoàn thành công trình trong thời gian ngắn nhất để sử dụng, tránh lãng phí các nguồn lực.

Ba là, chính quyền địa phương tham gia trực tiếp vào quản lý toàn bộ quá trình đầu tư xây dựng các công trình thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước cấp tỉnh nhằm đảm bảo mục tiêu kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ.

Bốn là, vốn đầu tư xây dựng cơ bản bằng ngân sách nhà nước được kiểm tra, kiểm soát chặc chẽ, tuân thủ các nguyên tắc quản lý và sử dụng ngân sách nhà nước.

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản bằng ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Đắk Mil, tỉnh Đắk Nông (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(117 trang)
w