Bài học kinh nghiệm cho huyện Đắk Mil, tỉnh Đắk Nông

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản bằng ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Đắk Mil, tỉnh Đắk Nông (Trang 49 - 53)

Trên cơ sở phân tích kinh nghiệm của các địa phương trên, luận văn rút ra một số bài học kinh nghiệm cho huyện Đắk Mil, tỉnh Đắk Nông trong việc quản lý đầu tư xây dựng cơ bản bằng ngân sách nhà nước như sau:

Một là, quy hoạch đầu tư có ý nghĩa quyết định đến hiệu quả vốn đầu tư nói chung và quản lý đầu tư bằng ngân sách nhà nước nói riêng. Việc lập quy hoạch đầu tư cần thận trọng và có tầm nhìn dài hạn. Cần điều chỉnh quy hoạch theo định hướng phù hợp giữa quy hoạch phát triển kinh tế xã hội và

quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực của địa phương; nâng cao chất lượng hồ sơ quy hoạch phù hợp với thực hiễn. Thực hiện công khai, minh bạch, tăng cường kiểm tra, giám sát trong việc lập và quản lý thực hiện quy hoạch; ưu tiên bố trí vốn thực hiện công tác quy hoạch.

Hai là, các cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp phải quán triệt đầy đủ trách nhiệm và vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của mình, phải huy động được sự tham gia tích cực của toàn hệ thống chính trị, của toàn xã hội. Đẩy mạnh công tác phổ biến, tuyên truyền các mô hình, điển hình có hiệu quả trong việc triển khai thực hiện quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản tại các xã có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn trên địa bàn huyện.

Ba là, các dự án được phê duyệt chủ trương đầu tư phải thật sự cấp bách, quan trọng, có sức hút đầu tư phù hợp với quy hoạch và được cấp có thẩm quyền thống nhất chủ trương đầu tư bằng văn bản. Dự án chỉ được quyết định đầu tư sau khi đã xác định rõ nguồn vốn và khả năng cân đối vốn của từng cấp ngân sách. Việc xác định nguồn vốn và khả năng bố trí vốn là nội dung quan trọng, chủ đầu tư chịu trách nhiệm kiểm soát chặt chẽ phạm vi, quy mô đầu tư của từng dự án theo đúng mục tiêu, lĩnh vực, chương trình.

Bốn là, cần xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức thực hiện công tác thẩm định quy hoạch, kế hoạch, thẩm định dự án đầu tư đảm bảo chất lượng của công tác thẩm định. Quá trình thực hiện thẩm định phải tính toán kỹ lưỡng những thông số, phương án kỹ thuật nhằm đảm bảo tính khả thi khi triển khai thực hiện trong thực tế.

Năm là, thực hiện tốt công tác lựa chọn nhà thầu trong hoạt động đầu tư xây dựng xây dựng cơ bản theo đúng quy định của Luật Đấu thầu, đảm bảo tính cạnh tranh, công khai minh bạch và hiệu quả kinh tế trong suốt quá trình lựa chọn nhà thầu. Tăng cường công tác giám sát, đánh giá hiệu quả dự án đầu tư từ giai đoạn lập dự án, triển khai thực hiện thi công xây dựng và kết

thúc bàn giao đưa vào sử dụng nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả đầu tư xây dựng công trình, giảm thiểu tình trạng thất thoát, lãng phí trong hoạt động đầu tư xây dựng công trình.

Sáu là, công tác thanh tra, kiểm tra phải có ý nghĩa thực sự, kết quả đánh giá được sử dụng để điều chỉnh, hoàn thiện công tác quản lý đầu tư xây dựng cơ bản bằng ngân sách nhà nước trong tương lai. Tăng cường vai trò giám sát của Hội đồng nhân dân và giám sát của cộng đồng. Các cơ quan đánh giá, kiểm tra, thanh tra giúp cho các cơ quan quản lý chi đầu tư xây dựng cơ bản có thông tin kế thừa và phản hồi để ngày càng hoàn thiện quản lý và nâng cao hiệu quả đầu tư xây dựng cơ bản.

Bảy là, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát về hồ sơ, thủ tục và chấp hành chế độ báo cáo của chủ đầu tư khi xử lý bổ sung kế hoạch vốn, điều chỉnh, bổ sung gia hạn đối với các dự án. Tăng cường công tác kiểm tra việc quản lý, sử dụng, thanh quyết toán vốn đầu tư theo đúng quy định, đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ theo dự toán được giao. Thực hiện giám sát công tác thanh, quyết toán vốn đầu tư, đôn đốc các chủ đầu tư thực hiện gửi hồ sơ quyết toán đối với các dự án đã hoàn thành đưa vào sử dụng đúng quy định và có cơ chế xử lý đối với các chủ đầu tư vi phạm quyết toán vốn, các dự án không có khả năng thực hiện giải ngân trong kế hoạch.

TÓM TẮT CHƢƠNG 1

Chương 1, luận văn đã hệ thống hóa cơ sở lý luận quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản bằng ngân sách nhà nước, trong đó luận giải các khái niệm về đầu tư, xây dựng cơ bản, ngân sách nhà nước, đầu tư xây dựng cơ bản bằng ngân sách nhà nước. Chỉ rõ sự cần thiết, nguyên tắc, nội dung, quy trình và những nhân tố tác động đến quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản bằng ngân sách nhà nước ở cấp huyện. Luận văn đã tham khảo kinh nghiệm về quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản của một số địa phương từ đó rút ra bài học có thể nghiên cứu áp dụng trên địa bàn huyện Đắk Mil, tỉnh Đắk Nông. Chương này làm cơ sở lý luận cho việc phân tích, đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản bằng ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Đắk Mil, tỉnh Đắk Nông được trình bày ở các chương tiếp theo.

CHƢƠNG 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ ĐẦU TƢ XÂY DỰNG CƠ BẢN BẰNG NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC TRÊN ĐỊA BÀN

HUYỆN ĐẮK MIL, TỈNH ĐẮK NÔNG

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản bằng ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Đắk Mil, tỉnh Đắk Nông (Trang 49 - 53)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(117 trang)
w