Khái quát tình hình kinh tế có liên quan đến xử phạt vi phạm hình

Một phần của tài liệu Xử phạt vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường - Từ thực tiễn huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 46)

chính về ô nhiễm môi trƣờng trên địa bàn huyện Tam Dƣơng

- Vị trí địa lý:

Tam Dương là huyện nằm ở khu vực trung tâm tỉnh Vĩnh Phúc, tổng diện tích tự nhiên năm 2009 là 10.718,55 ha; phía Bắc giáp huyện Tam Đảo, huyện Lập Thạch, huyện Sông Lô; phía Nam giáp Thành phố Vĩnh Yên và huyện Yên Lạc; phía Đông giáp huyện Bình xuyên; phía Tây giáp huyện Lập Thạch và Vĩnh Tường. Huyện hiện có 13 đơn vị hành chính cấp xã, thị trấn: Thị trấn Hợp Hòa, các xã: Đồng Tĩnh, Hoàng Hoa, Hướng Đạo, An Hòa, Đạo Tú, Kim Long, Duy Phiên, Hoàng Đan, An Hòa, Hợp Thịnh, Vân Hội và xã Hoàng Lâu.

Là đơn vị hành chính của tỉnh có địa thế chuyển tiếp giữa đồng bằng trung du và miền núi; nằm trên trục phát triển quan trọng, kết nối Sơn Dương - Tam Đảo - Việt Trì - Vĩnh Yên - Phúc Yên và thủ đô Hà Nội. Tam Dương giáp ranh với Thành phố Vĩnh Yên - là trung tâm chính trị kinh tế xã hội của tỉnh đồng thời cũng tiếp giáp với huyện Tam Đảo; gần kề với nhiều trung tâm phát triển; khu công nghiệp, khu nghỉ mát; có nhiều di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh.

Trung tâm huyện của huyện Tam Dương nằm ở khu vực ngã tư Me thị trấn Hợp Hoà, cách trung tâm tỉnh 9 km. Đứng trước điều kiện đó, Tam Dương có nhiều thuận lợi trong việc phát triển kinh tế - xã hội làm thay đổi

bộ mặt nông thôn, song huyện sẽ phải sử dụng nhiều quỹ đất nông, lâm nghiệp cho các mục đích phi nông nghiệp, vì vậy trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của huyện cần phải có chiến lược sử dụng quỹ đất hợp lý, tiết kiệm và hiệu quả.

Trên địa bàn huyện Tam Dương, có hệ thống các đường quốc lộ, đường tỉnh lộ (quốc lộ 2, 2B, 2C và tỉnh lộ 310, 305, 316, 306) và tuyến đường sắt Hà Nội - Lào Cai chạy qua, có tuyến đường cao tốc Hà Nội-Lào Cai được xây dựng mới. Các tuyến quốc lộ và tỉnh lộ đều đang được cải tạo, nâng cấp. Đặc biệt trục giao thông đối ngoại cao tốc Hà Nội-Lào Cai có 2 nút giao thông đấu nối với quốc lộ 2B và 2C tại địa bàn huyện là nút Kim Long và Đạo Tú tạo nhiều cơ hội thuận lợi cho giao lưu kinh tế từ địa bàn Tam Dương đi các địa phương trong nước và quốc tế bằng đường bộ. Các tuyến đường vành đai 1, vành đai 2 của đô thị Vĩnh Phúc được qui hoạch và xây dựng đều đi qua nhiều xã của huyện Tam Dương. Hệ thống giao thông đối ngoại, đối nội được xây dựng và hoàn thành trong thời kỳ qui hoạch tạo cho Tam Dương có lợi thế đặc biệt là huyện ở vùng trung du nhưng có mật độ giao thông phát triển cao hơn nhiều địa phương khác.

Những đặc điểm về vị trí địa lý, kinh tế nêu trên đã tạo ra những lợi thế đặc biệt cho phát triển kinh tế - xã hội của huyện. Nằm ở vùng địa hình trung du chuyển tiếp tự nhiên miền núi tới đồng bằng, sản xuất nông nghiệp của Tam Dương có thể phát triển mạnh cây ăn quả, chăn nuôi gia cầm, gia súc, thuỷ sản. Với thuận lợi về đầu mối giao thông đối ngoại và quĩ đất gò đồi trung du huyện có thể xây dựng các khu công nghiệp, cụm công nghiệp tập trung thu hút các nhà đầu tư phát triển công nghiệp cơ khí chế tạo, sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến thực phẩm, phát triển làng nghề để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa.

Tam Dương cũng như toàn tỉnh Vĩnh Phúc là vùng chuyển tiếp giữa vùng gò đồi trung du với đồng bằng Châu thổ sông Hồng, địa hình thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam. Toàn huyện được chia ra làm hai vùng sinh thái chính:

Vùng núi gồm các xã: Đồng Tĩnh, Hoàng Hoa và Hướng Đạo, chiếm 28,3% diện tích tự nhiên. Địa hình chủ yếu là gò đồi, trên địa bàn khu vực có nhiều hồ đập nhỏ, cơ sở hạ tầng kỹ thuật xã hội còn thiếu, nhất là hệ thống đường giao thông nội bộ chưa được đầu tư để tạo thuận lợi cho kinh tế phát triển. Vùng trung du gồm sáu xã và một thị trấn: Hợp Hoà, An Hoà, Đạo Tú, Kim Long, Duy Phiên, Hoàng Đan và An Hòa, chiếm 57,78% diện tích tự nhiên toàn huyện. Đất đai và điều kiện tự nhiên khác tương đối thuận lợi cho phát triển sản xuất, có nguồn nước tưới tự chảy, trữ lượng khoáng sản tuy không lớn, có hệ thống giao thông thuận lợi, hội tụ tương đối đủ các điều kiện để phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa như cây công nghiệp, cây thực phẩm, chăn nuôi gia cầm, gia súc, lợn và hình thành các cụm công nghiệp – thị trường công nghiệp tạo tiền đề thúc đẩy kinh tế huyện phát triển.

Vùng đồng bằng gồm các xã: Hợp Thịnh, Vân Hội và Hoàng Lâu, chiếm 13,94% diện tích tự nhiên toàn huyện; đất đai bằng phẳng, giao thông thuận lợi (có đường quốc lộ và các tỉnh lộ chạy qua) phù hợp cho phát triển các loại cây trồng ngắn ngày có hiệu quả và giá trị kinh tế cao như rau sạch, cây vụ đông, chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản và công nghiệp, dịch vụ. Hiện tại trên địa bàn khu vực này đã có một cụm công nghiệp tập trung (cụm công nghiệp Hợp Thịnh), tổng diện tích 20ha đã thu hút được 35 doanh nghiệp đầu tư.

Với tốc độ gia tăng dân số và phát triển kinh tế - xã hội ngày càng tăng, tỷ lệ các chất thải nói chung và các chất thải nguy hại nói riêng trên địa bàn huyện Tam Dương ngày càng gia tăng. Đây sẽ là một trong những áp lực đối với xử lý vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường của huyện. Các vụ việc xử phạt vi phạm

hành chính về ô nhiễm môi trường của huyện cần được thực hiện theo đúng quy định của luật và các văn bản hướng dẫn thi hành, đảm bảo đúng thẩm quyền.

2.1.2. Hiện trạng vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trƣờng

Cùng với sự phát triển chung của cả nước, kinh tế huyện Tam Dương đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, tạo thuận lợi cho quá trình xây dựng nông thôn mới, thực hiện xóa đói, giảm nghèo, tạo việc làm, nâng cao đời sống nhân dân. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội, thực trạng xử phạt vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường đang nảy sinh nhiều hệ lụy phức tạp, trong đó, vấn đề ô nhiễm, suy thoái môi trường đang có xu hướng gia tăng, ngày một gay gắt, đe dọa trực tiếp tới các thành quả về phát triển của huyện.

2.1.2.1. Hiện trạng vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường nước

Với kết quả quan trắc của các cơ quan chuyên môn cho thấy, về môi trường nước, mặt quan trắc 13/13 mẫu tại các ao hồ, kênh mương, sông suối đều có các chỉ tiêu vượt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước mặt. Trong đó, thông số ô nhiễm vượt quy chuẩn nhiều nhất là vi khuẩn và nitrit. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng vi phạm ô nhiễm môi trường là do ô nhiễm môi trường nước mặt trên địa bàn huyện chủ yếu do chăn nuôi, rác thải, nước thải sinh hoạt…

Vi phạm ô nhiễm môi trường diễn ra khá phổ biến do có tốc độ dòng chảy nhỏ và phải tiếp nhận thường xuyên nước thải phát sinh từ hoạt động sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, sinh hoạt, chăn nuôi và hoạt động sản xuất nông nghiệp. Các nguồn thải này chủ yếu chưa qua xử lý hoặc chưa được xử lý đạt quy chuẩn trước khi thải ra môi trường, nhất là đối với các cơ sở chăn nuôi, nước thải sinh hoạt. Mặc dù nhiều cơ sở đã đầu tư xây dựng hầm Biogas, bể tự hoại, nhưng nước thải sau hệ thống này vẫn vượt quy chuẩn cho phép nhiều lần.

Đối với nước kênh, mương nội đồng: Vi phạm ô nhiễm diễn ra khá phổ biến do có tốc độ dòng chảy nhỏ và phải tiếp nhận thường xuyên nước thải phát sinh từ hoạt động sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, sinh hoạt, chăn nuôi và hoạt động sản xuất nông nghiệp của các xã trong huyện.

Đối với nước ao, hồ: Mức độ vi phạm ô nhiễm cao hơn và diễn ra phổ biến hơn so với nước sông và nước kênh, mương nội đồng, do có tốc độ dòng chảy nhỏ và phải tiếp nhận thường xuyên nước thải phát sinh từ hoạt động sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, sinh hoạt, chăn nuôi và hoạt động sản xuất nông nghiệp.

Môi trường không khí: Chất lượng không khí ở huyện Tam Dương nói chung còn khá tốt, đặc biệt là ở nông thôn và miền núi. Thế nhưng, vấn đề bụi và tiếng ồn đang trở thành vấn đề cấp bách ở các khu đô thị và các khu công nghiệp. Môi trường công nghiệp: Năng lực thu gom chất thải rắn còn thấp kém; chất thải nguy hại chưa được thu gom và xử lý theo đúng quy định. Trong khi đó, bụi, khí thải, tiếng ồn... do hoạt động giao thông vận tải. Các cơ sở sản xuất quy mô vừa và nhỏ cùng với hạ tầng kỹ thuật đô thị yếu kém, không theo kịp với sự gia tăng dân số đã làm nảy sinh các vấn đề bất cập về mặt xã hội và vệ sinh môi trường đô thị.

2.1.2.2. Tình hình sử dụng thuốc bảo vệ thực vật

Tình hình vi phạm ô nhiễm môi trường nông thôn đang hết sức bức xúc và là một trong các vấn đề môi trường cấp bách của huyện. Việc sử dụng hóa chất và thuốc trừ sâu trong canh tác nông nghiệp đã và đang làm suy thoái đất canh tác, ô nhiễm các nguồn nước và suy giảm đa dạng sinh học làm mất cân bằng sinh thái. Để giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường trong sản xuất nông nghiệp, ngoài việc áp dụng các biện pháp canh tác tổng hợp nhằm giảm bớt lượng thuốc bảo vệ thực vật và các biện pháp quản lý thu gom các loại vỏ, bao bì thuốc bảo vệ thực vật sau khi sử dụng.

Tình trạng chất lượng môi trường xấu đi, ô nhiễm môi trường nước, không khí có nguy cơ lan rộng tại đô thị và vùng nông thôn; nguồn nước mặt, nước ngầm nguy cơ bị suy thoái; đa dạng sinh học tiếp tục bị suy giảm; biến đổi khí hậu v.v đã gây ra các hiện tượng thời tiết cực đoan với cường độ ngày càng lớn, phức tạp. Những vấn đề nêu trên nếu không có giải pháp cấp thiết, thỏa đáng sẽ tạo ra lực cản lớn đối với quá trình phát triển kinh tế - xã hội, đe dọa nghiêm trọng sự phát triển bền vững của huyện Tam Dương.

2.1.2.3. Hiện trạng vi phạm ô nhiễm môi trường từ các mô hình kinh tế gắn liền với sản xuất, chế biến nông sản và đặc biệt là chăn nuôi gia súc, gia cầm

Công tác quy hoạch khu vực chứa và sử dụng rác thải còn nhiều bất cập. Dịch vụ vệ sinh môi trường còn thiếu, chưa đáp ứng nhu cầu xử lý rác thải tại địa phương. Bên cạnh đó, ý thức của người dân về bảo vệ môi trường còn yếu, hiện tượng xả rác thải bừa bãi, xác súc vật chết ra các kênh mương…còn phổ biến. Huyện hiện có gần 190 trang trại chăn nuôi gia súc, gia cầm với quy mô lớn. Tổng số các trang trại hiện đang nuôi khoảng 3.000 con trâu, 89.000 con bò; 9.832 con lợn; 581.250 con gia cầm... Bình quân một trang trại chăn nuôi có quy mô gần 60 đầu lợn và 2.200 con gia cầm. Mặc dù chăn nuôi ở Tam Dương phát triển như vậy, nhưng chỉ có hơn 10% số trang trại áp dụng mô hình biogas và lắng lọc, số còn lại xả thẳng chất thải rắn và lỏng ra môi trường. Chính vì không xử lý chất thải, nên các trang trại này gây ảnh hưởng đến cả môi trường không khí. Ngoài 190 trại chăn nuôi gia súc, gia cầm này, trên địa bàn huyện còn có hàng ngàn hộ dân chăn nuôi trong khu dân cư với quy mô nhỏ lẻ. Tất cả những hộ chăn nuôi nhỏ lẻ này đều không có hệ thống xử lý chất thải, làm ô nhiễm môi trường trong khu dân cư.

Khối lượng nước thải trên địa bàn huyện hàng ngày xả thải rất lớn, trong đó, nước thải chăn nuôi phát thải khoảng 3.000m3/ngày; nước thải sinh hoạt hơn 8.500m3/ngày, chưa kể đến số lượng nước thải từ hoạt động sản xuất

công nghiệp trên địa bàn. Theo kết quả phân tích từ 26 mẫu nước thải, cho thấy, 26/26 mẫu đều có các chỉ tiêu vượt quy chuẩn cho phép. Nguồn nước thải sinh hoạt tại các khu dân cư hay nước thải chăn nuôi mới chỉ được xử lý sơ bộ bằng bể tự hoại chưa đạt quy chuẩn hoặc hầm Biogas, sau đó, thải trực tiếp ra môi trường.

2.1.2.4. Hiện trạng vi phạm hành chính quản lý chất thải

Đánh giá của Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Tam Dương, hiện nay, các nguồn gây ô nhiễm môi trường trên địa bàn chủ yếu phát sinh từ rác thải, nước thải sinh hoạt, chất thải chăn nuôi, nước thải tại các khu, cụm công nghiệp… Theo số liệu điều tra, thống kê năm 2019, lượng nước thải sinh hoạt phát sinh tại các đô thị, khu dân cư tập trung trên địa bàn huyện ước tính trên 5.825 m3/ngày đêm, trong đó, nước thải sinh hoạt phát sinh tại khu vực đô thị (thị trấn Hợp Hòa) 709,45m3/ngày đêm, tại khu vực nông thôn trong huyện là 5.115,7m3/ngày đêm. Kết quả phân tích 11 chỉ tiêu của nước thải sinh hoạt từ 8 mẫu nước cho thấy, các chỉ tiêu trong nước thải sinh hoạt tại các khu dân cư có sự thay đổi nhưng không rõ rệt và hầu hết đều vượt giới hạn cho phép theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt. Nguyên nhân do hầu hết lượng nước thải sinh hoạt phát sinh chưa qua xử lý hoặc chỉ được xử lý sơ bộ qua các bể tự hoại đều xả trực tiếp ra môi trường. Đây là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng ô nhiễm các sông, suối, kênh mương trong các khu dân cư trên địa bàn huyện, ảnh hưởng lớn đến cảnh quan và chất lượng cuộc sống của người dân. Cũng theo số liệu điều tra năm 2019, lượng rác thải sinh hoạt phát sinh trên địa bàn huyện là 82,5 tấn/ngày, trong đó, khu vực đô thị là 8,3 tấn/ngày, khu vực nông thôn 74,2 tấn/ngày. Ngoài ra, chất thải xây dựng phát sinh trong quá trình phá dỡ, xây dựng công trình gồm: đất, đá, gạch, ngói vỡ, bê tông, sắt thép, các loại chất dẻo… cũng là một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường.

Bên cạnh đó, hệ thống hạ tầng về thu gom, xử lý chất thải tập trung tại cụm, khu công nghiệp trên địa bàn huyện chưa được đầu tư hoàn chỉnh hoặc chưa được đầu tư theo quy định. Đối với hệ thống bãi tập kết rác thải sinh hoạt, hiện nay, toàn huyện có 41 bãi tập kết, khu xử lý rác thải sinh hoạt, trong đó, có 2 lò đốt rác và 39 bãi tập kết rác tạm thời.

Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, nhiều bãi tập kết rác đã đầy không còn khả năng tiếp nhận, có 2 bãi tập kết đã đóng cửa. Tại khu tập kết, việc xử lý rác chỉ được thực hiện theo phương pháp thủ công là chôn lấp nên khu vực xung quanh bãi tập kết rác bốc mùi hôi thối, phát sinh nhiều côn trùng, ruồi, muỗi… ảnh hưởng xấu đến môi trường.

2.2. Tình hình xử phạt vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trƣờng tại huyện Tam Dƣơng

2.2.1. Việc thực hiện các nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính về ônhiễm môi trƣờng nhiễm môi trƣờng

- Từ thực trạng ô nhiễm môi trường trên địa bàn huyện thì chúng ta có thể thấy rõ được việc thực hiện xử phạt vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường ngày càng được chú trọng và xử phạt vi phạm kịp thời. Huyện thường xuyên phối hợp với các phòng, ban, ngành, UBND các xã, thị trấn kiểm tra xử phạt vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường đối với các doanh nghiệp, cơ

Một phần của tài liệu Xử phạt vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường - Từ thực tiễn huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(90 trang)
w