Việc thực hiện các nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính về ô

Một phần của tài liệu Xử phạt vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường - Từ thực tiễn huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 53 - 55)

huyện Tam Dƣơng

2.2.1. Việc thực hiện các nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính về ônhiễm môi trƣờng nhiễm môi trƣờng

- Từ thực trạng ô nhiễm môi trường trên địa bàn huyện thì chúng ta có thể thấy rõ được việc thực hiện xử phạt vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường ngày càng được chú trọng và xử phạt vi phạm kịp thời. Huyện thường xuyên phối hợp với các phòng, ban, ngành, UBND các xã, thị trấn kiểm tra xử phạt vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường đối với các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn huyện. Trong vòng 5 năm kể từ năm 2015 đến nay huyện đã tiến hành kiểm tra 52 lần với tổng số 11 trường hợp bị xử phạt hành chính về ô nhiễm môi trường.

- Việc xử phạt vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường được tiến hành nhanh chóng, công khai, khách quan, đúng thẩm quyền, bảo đảm công bằng, đúng quy định cụ thể như:

Thứ nhất, việc xử phạt vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường ở huyện được tiến hành nhanh chóng. Việc xử phạt nhanh chóng sẽ có khả năng ngăn ngừa kịp thời các tác động tiêu cực do vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường gây ra.

Thứ hai, việc xử phạt vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường ở huyện được tiến hành công khai, khách quan. Nhiều quy định về xử phạt vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường đã thể hiện nguyên tắc này, như: biên bản xử phạt vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường phải có chữ ký của người

vi phạm hoặc đại diện của người vi phạm, nếu người vi phạm không có mặt thì phải có chữ ký của đại diện chính quyền cơ sở nơi xảy ra vi phạm về ô nhiễm môi trường; công bố công khai việc xử phạt vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường trong trường hợp vi phạm gây hậu quả lớn hoặc gây ảnh hưởng xấu về xã hội. Công khai giúp cho việc kiểm soát dễ dàng nên sẽ hạn chế sai phạm trong xử phạt vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường, còn khách quan thì

bảo đảm xử phạt chính xác, đúng người, đúng vi phạm.

Thứ ba, việc xử phạt vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường ở huyện phải đúng thẩm quyền, bảo đảm công bằng, đúng quy định của pháp luật. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường thể hiện cụ thể được quyền xử phạt, được xử phạt đối với những hành vi vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường từ đó áp dụng các biện pháp cưỡng chế để thực hiệc được tốt hơn. Việc xử phạt đúng thẩm quyền sẽ tạo nên sự hài hòa, không chồng chéo, không bỏ sót vi phạm và xử phạt được thuận tiện, chính xác. Việc xử phạt cũng phải bảo đảm công bằng để ai vi phạm cũng đều bị xử phạt, vi phạm giống nhau thì bị xử phạt giống nhau, đồng thời có tính đến các yếu tố đặc thù về người vi phạm, điều kiện, hoàn cảnh vi phạm nhưng trong giới hạn pháp luật quy định.

- Nguyên tắc việc xử phạt vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường ở huyện đã căn cứ vào tính chất, mức độ, hậu quả vi phạm, đối tượng vi phạm và tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng. Hành vi vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường có tính nguy hiểm cho môi trường. Mức độ nguy hiểm của hành vi vi phạm hành chính về ô nhiễm môi truồng tùy thuộc vào nhiều yếu

tố như môi trường, mức độ nghiêm trọng của hậu quả ô nhiễm môi trường gây ra, thực hiện hành vi vi phạm trong điều kiện hoàn cảnh nào… Vì vậy, để xử phạt vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường huyện Tam Dương đã xử phạt nghiêm minh, công bằng, có giá trị răn đe, phòng ngừa cao thì khi xử phạt phải căn cứ vào tính chất, mức độ, hậu quả vi phạm, đồi tượng vi phạm, các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ để quyết định hình thức, mức xử phạt.

Một phần của tài liệu Xử phạt vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường - Từ thực tiễn huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 53 - 55)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(90 trang)
w