Lựa chọn phương tiện giao tiếp marketing

Một phần của tài liệu MÔN QUẢN TRỊ THƯƠNG HIỆU đề tài THỰC TRẠNG và PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU VINFAST (Trang 43 - 44)

Phương tiện marketing là công cụ truyền thông giúp doanh nghiệp truyền đạt được thông điệp thương hiệu của mình đến khách hàng.

Có nhiều hình thức marketing khác nhau như quảng cáo, khuyến mãi, tuyên truyền, chào hàng, giới thiệu, trưng bày hàng hóa, triển lãm, hội chợ, thuyết trình, catalog, bài viết, quà tặng. Mỗi doanh nghiệp tùy thuộc vào đặc điểm hoạt động, quy mô, sản phẩm, khách hàng mục tiêu, địa bàn tiêu thụ, chiến lược thương hiệu khác nhau mà lựa chọn những hình thức giao tiếp marketing phù hợp. Dưới đây là một số công cụ chủ yếu có thể được sử dụng để truyền đạt thông tin của mình:

Các hình thức quảng cáo

Truyền hình: Quảng cáo trên truyền hình nhằm thể hiện hình ảnh, âm thanh ánh sáng; phác họa tình huống sử dụng của khách hàng; đề cao lợi ích, hình ảnh thương hiệu. Tuy nhiên, người tiêu dùng dễ đổi kênh hoặc không quan tâm, thời gian ngắn, chi phí cao.

Đài phát thanh: Radio là phương tiện quảng cáo rộng khắp, trực tiếp đến người nghe, hỗ trợ cho quảng cáo truyền hình. Quảng cáo qua radio phải đưa thông tin thương hiệu từ đầu, giới thiệu về lợi ích thương hiệu thường xuyên, phối hợp âm thanh, âm nhạc, nội dung gắn với bối cảnh và tạo lôi cuốn người nghe.

Ấn phẩm, báo, tạp chí: Quảng cáo qua in ấn tương phản với quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng. Báo và tạp chí chỉ có thể đưa nhiều thông tin về sản phẩm và hình ảnh thương hiệu những hình ảnh minh họa ở dạng tĩnh. Báo thường có lượng độc giả lớn nhưng chất lượng ấn bản kém. Thời gian tồn tại ngắn. Ngược lại, quảng cáo qua tạp chí có lượng độc giả ít hơn nhưng chất lượng ấn bản tốt và thời gian tồn tại lâu hơn.

Phản hồi trực tiếp: Bằng cách sử dụng thu từ, điện thoại, trang web, cho phép công ty phản hồi trực tiếp, thiết lập quan hệ, giải thích đặc điểm sản phẩm và xác định nhu cầu cụ thể của khách hàng.

Quảng cáo tại hiện trường: Quảng cáo tại hiện trường như nơi mọi người làm việc, vui chơi, mua sắm,..Cách thức quảng cáo gồm: Pano áp phích, quảng cáo trên phương tiện giao thông, sân vận động, nhà thi đấu, phòng chờ hành lý, nhà vệ sinh, băng video, phim ảnh,..

Điểm mua hàng: Quảng cáo tại điểm mua hàng nhằm tạo hình ảnh thương hiệu đối với người tiêu dùng tại các điểm mua hàng, kích thích và tăng tính quyết định lựa chọn thương hiệu. Quảng cáo này có thể quảng cáo trên xe đẩy dọc lối đi, trên giá hàng, bày trong cửa hàng, siêu thị. Điểm mua hàng là nơi quảng cáo rất tốt vì phần lớn người tiêu dùng quyết định chọn thương hiệu tại điểm mua hàng.

Các hoạt động xúc tiến bán hàng

xxxv

Xúc tiến bán hàng là những hoạt động khuyến khích ngắn hạn giúp khách hàng dùng thử hay sử dụng một sản phẩm, dịch vụ, làm thay đổi hành vi mua bán và gắn xúc tiến bán hàng với thương hiệu. Xúc tiến bán hàng cho phép nhà sản xuất có chính sách giá khác nhau cho từng đối tượng, giúp khách hàng tiếp cận và trải nghiệm với thương hiệu, khuyến khích nhà phân phối nỗ lực thâm nhập thị trường. Nhiều doanh nghiệp có những đội nhóm mặc đồng phục tổ chức cho khách hàng thử sản phẩm miễn phí ở các điểm đông người như trường học, chợ siêu thị, nhà văn hóa,. hoặc tặng những sản phẩm cho khách hàng dùng thử, qua đó, giúp họ tiếp cận sản phẩm và các yếu tố thương hiệu. Hoạt động xúc tiến nhằm vào người tiêu dùng như: Mẫu sản phẩm, tài liệu giáo dục, hướng dẫn, tặng hàng mẫu, trò chơi có thưởng, hỗ trợ trưng bày, quảng cáo, trang bị phương tiện.

Tổ chức các sự kiện và tài trợ

Marketing sự kiện và tài trợ liên quan đến tài trợ các sự kiện hoạt động thể thao, văn hóa nghệ thuật, giải trí, xã hội. Để thực hiện hoạt động tài trợ phải qua các bước: Lựa chọn cơ hội tài trợ phù hợp với tài chính, chiến lược thương hiệu, thiết kế chương trình tài trợ khoa học và đánh giá các hoạt động tài trợ.

Quan hệ công chúng

Quan hệ công chúng như các tờ thông báo, cuộc họp báo, các tờ báo, phim, băng video, được thiết kế nhằm tăng cường và bảo vệ hình ảnh thương hiệu. Việc xây dựng thương hiệu công ty cần kết hợp mối quan hệ công chúng với các chương trình marketing.

Hình thức bán hàng cá nhân

Bán hàng cá nhân là gặp gỡ trực tiếp nhằm mục đích bán hàng, giới thiệu sản phẩm của công ty, thu thập ý kiến và giải đáp thắc mắc của khách hàng. Do việc tìm kiếm cửa hàng chấp nhận bán sản phẩm cũng như quảng cáo thương hiệu thường gặp khó khăn nên doanh nghiệp tổ chức đội ngũ nhân viên chào hàng, dán tờ quảng cáo, hỗ trợ trưng bày trong cửa hàng bán ế, tặng sản phẩm mẫu trước khi thực hiện chiến dịch quảng cáo trên các phương tiện đại chúng. Hình thức này làm tăng tính thuyết phục đối với nhà phân phối, phủ phàng rộng và quảng cáo hiệu quả.

Một phần của tài liệu MÔN QUẢN TRỊ THƯƠNG HIỆU đề tài THỰC TRẠNG và PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU VINFAST (Trang 43 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(88 trang)
w