Những yếu tố tác động đến quản lý nhà nước về báo chí trên địa bàn tỉnh

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về báo chí trên địa bàn tỉnh Gia Lai (Trang 36 - 45)

7. Kết cấu của luận văn

2.1. Những yếu tố tác động đến quản lý nhà nước về báo chí trên địa bàn tỉnh

2.1. Những yếu tố tác động đến quản lý nhà nước về báo chí trên địabàn tỉnh Gia Lai bàn tỉnh Gia Lai

2.1.1 Đặc điểm tự nhiên, vị trí địa lý, địa hình

Gia Lai là tỉnh miền núi, biên giới nằm ở phía Bắc vùng Tây Nguyên, có diện tích tự nhiên 15.510,99 km2, so với cả nước gần bằng 4,7%. Tỉnh có toạ độ địa lý từ 12058’28” đến 14036’30'' độ vĩ Bắc, từ 107027’23” đến 108054’40” độ kinh Đông, phía Bắc giáp tỉnh Kon Tum, phía Nam giáp tỉnh Đắk Lắk, phía Đông giáp các tỉnh Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, phía Tây giáp nước bạn Campuchia.

Gia Lai thuộc vùng khí hậu cao nguyên nhiệt đới gió mùa. Khí hậu vừa mang tính chất khí hậu nhiệt đới gió mùa vừa mang tính chất khí hậu cao nguyên, trong năm chia làm hai mùa: mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 và kết thúc vào tháng 10; mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau; nhiệt độ trung bình hằng năm từ 220C – 260C; lượng mưa trung bình hàng năm là 2.223mm, độ ẩm trung bình 83%.

Gia Lai có 17 đơn vị hành chính bao gồm: Thành phố Pleiku, thị xã An Khê, thị xã Ayun Pa và 14 huyện: Đức Cơ, Đak Đoa, Chư Pưh, Chư Păh, Chư Prông, Kông Chro, Mang Yang, Chư Sê, Phú Thiện, Ia Grai, Đak Pơ, Ia Pa, Krông Pa và Kbang.

Thành phố Pleiku là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa và thương mại của tỉnh, nơi hội tụ của 2 quốc lộ chiến lược của vùng Tây Nguyên là quốc lộ 14 theo hướng Bắc Nam và quốc lộ 19 theo hướng Đông Tây, là điều kiện thuận lợi để

giao lưu phát triển kinh tế - xã hội với vùng Duyên hải Nam Trung Bộ, cả nước và quốc tế.

2.1.2. Điều kiện kinh tế, văn hóa – xã hội

Tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh: Tổng sản phẩm trong tỉnh (theo giá so sánh 2010) năm 2019 tăng 8,16% so với năm 2018 (Nông - lâm nghiệp - thủy sản tăng 5,35%, công nghiệp - xây dựng tăng 10,47%, dịch vụ tăng 8,79%, thuế sản phẩm tăng 9,56%). Cơ cấu kinh tế chuyển dịch phù hợp; trong đó, nông lâm nghiệp - thủy sản chiếm 37,34%, công nghiệp - xây dựng chiếm 28,41%, dịch vụ chiếm 34,25%. GRDP bình quân đầu người đạt 49,8 triệu đồng; mức giảm tỷ lệ hộ nghèo ước đạt 3%, tỷ lệ hộ nghèo còn 7,04%

Nông - lâm nghiệp, thủy sản: Giá trị sản xuất (theo giá so sánh 2010) ước đạt 28.521 tỷ đồng. Cơ cấu cây trồng tiếp tục được điều chỉnh phù hợp lợi thế của địa phương và gắn với thị trường. Kết quả bước đầu phát huy hiệu quả về thúc đẩy doanh nghiệp đầu tư cơ sở chế biến và doanh nghiệp ký kết, hợp tác với nông dân, hợp tác xã nhằm phát triển các vùng nguyên liệu như: cây ăn quả, cây dược liệu, cà phê, hồ tiêu, cao su...

Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch tích cực. Năm 2019 – 2020, trong bối cảnh tình hình kinh tế thế giới, kinh tế trong nước, cũng như địa phương vẫn còn nhiều khó khăn, đặc biệt là sự ảnh hưởng nghiêm trọng của đại dịch Covid 19 nhưng kinh tế - xã hội của tỉnh vẫn tiếp tục chuyển biến tích cực. Tốc độ tăng trưởng kinh tế được duy trì trên 11%; thu ngân sách năm 2018 đạt trên 3.000 tỷ đồng, GDP bình quân đầu người đạt 35 triệu đồng gấp 37 lần so với năm 1991.

Dân số toàn tỉnh Gia Lai là 1.513.847 người ( trong đó: khu vực thành thị là 438.276 người, khu vực nông thôn là 1.075.571 người; nam 758.589 người, nữ 755.258 người). Mật độ dân số bình quân là 97,6 người/km2, trong đó dân số sinh sống ở thành thị là 425.367 người (chiếm 29,59%), ở nông thôn là 1.112.033

người (chiếm 70,41%). Có 34 cộng đồng dân tộc cùng sinh sống, trong đó dân tộc Kinh chiếm 55,5% , các dân tộc khác chiếm 44,5%. Tốc độ tăng dân số tự nhiên là 1,38%, lao động trong độ tuổi là 828.881 người.

Gia Lai có bản sắc văn hóa các dân tộc phong phú, đa dạng, đặc biệt là không gian văn hóa cồng chiêng... Tỉnh cũng có nhiều tiềm năng phát triển ngành du lịch sinh thái, du lịch lịch sử. Trong những năm qua, các giá trị văn hóa truyền thống được quan tâm bảo tồn và phát huy. Công trình Tượng đài Bác Hồ với các dân tộc Tây Nguyên tại Gia Lai đã khánh thành vào ngày 09/12/2012.

Những năm qua, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh được giữ vững. Các lực lượng chức năng duy trì bám địa bàn, nắm dân và phối hợp chặt chẽ với chính quyền cơ sở thực hiện các biện pháp bảo vệ biên giới, phòng chống vượt biên, xâm nhập.

2.1.3 Cơ cấu tổ chức và hoạt động báo chí trên địa bàn tỉnh Gia Lai

Trên địa bàn tỉnh Gia Lai gồm có: Báo Gia Lai, Đài Phát thanh – Truyền hình Gia lai, Tạp chí Văn nghệ Gia Lai, Hội Nhà báo tỉnh Gia Lai và 23 cơ quan báo chí trung ương, ngành và địa phương khác có văn phòng đại diện hoặc cử phóng viên thường trú

2.1.3.1 Báo Gia Lai

Báo Gia Lai (cơ quan chủ quản là Tỉnh ủy Gia Lai) là cơ quan báo in và báo điện tử, cơ quan ngôn luận của Đảng bộ và Nhân dân tỉnh Gia Lai, tiếng nói của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc tỉnh Gia Lai, đối tượng phục vụ là cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và các tầng lớp nhân dân trong và ngoài tỉnh. Tổng số viên chức, người lao động là 61 người, trong đó có có 37 biên chế và 24 hợp đồng. Trình độ chuyên môn: 47 người có trình độ đại học và trên đại học; 9 người có trình độ cao đẳng; 2 người có trình độ trung cấp và 3 người có trình độ chuyên môn khác (bảo vệ, lái xe).

Với chức năng nhiệm vụ là thông tin, tuyên truyền, phổ biến đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, thông tin về thành tựu kinh tế - xã hội của đất nước và của tỉnh, góp phần ổn định chính trị, nâng cao dân trí, đáp ứng nhu cầu văn hoá của Nhân dân, bảo vệ và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc, xây dựng và phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Phản ánh và định hướng dư luận xã hội, phát hiện nêu gương người tốt, việc tốt, nhân tố mới, đấu tranh ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật và các hiện tượng tiêu cực xã hội.

Các loại ấn phẩm, các kỳ và số lượng xuất bản từng ấn phẩm:

Số Số

Tên ấn phẩm lượng xuất TT

bản/kỳ

01 Gia Lai hằng ngày 11.500 02 Gia Lai Cuối tuần 9.900 03 Gia Lai Xuân 10.400 04 Gia Lai Tân niên 10.550 05 Gia Lai Tất niên 10.570

06 Báo ảnh 3.000 07 Báo ảnh Xuân 2.000 TỔNG SỐ 57.920 Tổng số kỳ xuất bản/năm 243 51 01 01 01 50 01 348 kỳ

Hiện nay, Báo Gia Lai đang thực hiện theo cơ chế là đơn vị sự nghiệp có thu, tự bảo đảm một phần kinh phí theo Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ Quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập.

Báo Gia Lai điện tử tại địa chỉ https://baogialai.com.vn, có lượng truy cập từ 20.000 đến 30.000 lượt/ngày.

2.1.3.2 Đài Phát thanh – Truyền hình Gia Lai:

Đài Phát thanh – Truyền hình Gia Lai (cơ quan chủ quản là UBND tỉnh Gia Lai) là cơ quan báo nói và báo hình) có tổng số viên chức, người lao động: 126 người. Trong đó có 86 biên chế, 37 hợp đồng dài hạn, 3 hợp đồng theo Nghị định 68. Trình độ chuyên môn: 4 người có trình độ trên đại học, 95 có người trình độ đại học, 6 người có trình độ cao đẳng, 10 người có trình độ trung cấp, 11 người có trình độ sơ cấp, bồi dưỡng nghiệp vụ ngắn hạn.

Chức năng, nhiệm vụ là tổ chức sản xuất và phát sóng các chương trình phát thanh, truyền hình trên sóng phát thanh, truyền hình toàn tỉnh; tiếp phát lại các chương trình phát thanh, truyền hình quốc gia. Phục vụ trong toàn quốc (có đưa lên vệ tinh và truyền hình cáp Việt Nam). Đặc biệt đến các buôn làng vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Các chương trình phát thanh, truyền hình:

- Phát thanh: Chương trình thời sự, chuyên mục, chuyên đề, chương trình khoa giáo phổ biến kiến thức và chương trình giải trí tiếng Việt, Jrai và Bahnar. Thời lượng phát sóng:

+ Chương trình tự sản xuất: 15 giờ 15 phút/ngày, chiếm tỷ lệ 87,6%. + Tiếp sóng chương trình thời sự Đài Tiếng nói Việt Nam: 02 giờ 15 phút/ngày.

- Truyền hình bao gồm:

+ Nhóm chương trình thời sự chính trị; + Nhóm chương trình giải trí;

+ Nhóm chương trình khoa giáo;

+ Nhóm chương trình xã hội - từ thiện. Thời lượng phát sóng:

+ Chương trình phim truyện, sân khấu, giải trí: 5 giờ 18 phút/ngày; + Tiếp sóng chương trình Đài Truyền hình Việt Nam: 45 phút/ngày.

Ngoài ra, Đài Phát thanh – Truyền hình Gia Lai còn có trang thông tin điện tử tổng hợp (gialaitv.vn) tại địa chỉ: http://www.gialaitv.vn.

Cơ chế tài chính tự chủ theo Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ Quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập và Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ Quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập.

Đài truyền thanh cấp huyện, cấp xã

Đài Truyền thanh cấp huyện tiếp sóng chương trình phát thanh của Đài tỉnh. Đài Truyền thanh cấp xã: tiếp âm Đài Truyền thanh cấp huyện và cấp tỉnh.

Các đài huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn toàn tỉnh mở rộng phạm vi phát sóng, đặc biệt là khu vực vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, phổ biến chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, kịp thời đưa thông tin, kiến thức cần thiết đến với nhân dân, góp phần nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho đồng bào các dân tộc trên địa bàn tỉnh. Quan tâm thực hiện có hiệu quả công tác thông tin. Đài Truyền thanh cấp xã tuyên truyền các công việc liên quan đến văn hóa, y tế, giáo dục, công nghiệp...; thông tin các văn bản của địa phương, các văn bản QLNN liên quan đến địa phương, gương người tốt việc tốt.

Trên địa bàn tỉnh có 17 hệ thống truyền thanh - truyền hình cấp huyện, trong năm 2020 đã thực hiện 156.527 giờ phát thanh, 150.620 giờ truyền hình, một số huyện đã thực hiện việc biên dịch chương trình thời sự sang tiếng Jrai, Bahnar để phục vụ bà con nơi có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống.

bước đầu hoạt động hiệu quả, kịp thời cung cấp thông tin về kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh của tỉnh. Có khoảng 190 cán bộ, công chức phụ trách đài truyền thanh xã thuộc các xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh.

2.1.3.3 Tạp chí Văn nghệ Gia Lai

Tạp chí Văn nghệ Gia Lai (cơ quan chủ quản là Hội Văn học - Nghệ thuật tỉnh Gia Lai), là cơ quan ngôn luận của đội ngũ văn nghệ sĩ Gia Lai, trực thuộc Hội Văn học nghệ thuật Gia Lai, là cơ quan báo in. Tổng số viên chức, nhân viên: 5 người. Trong đó có 1 lãnh đạo, 4 biên tập viên. Trình độ chuyên môn gồm 1 người có trình độ thạc sỹ, 4 người có trình độ đại học.

Tạp chí có chức năng phục vụ các nhiệm vụ chính trị của địa phương, phản ánh đời sống văn hóa tinh thần của Nhân dân bằng những tác phẩm văn học, nghệ thuật; nghiên cứu lý luận, phê bình văn học nghệ thuật, qua đó cung cấp cho bạn đọc những thông tin có chất lượng tốt, góp phần nâng cao đời sống tinh thần, định hướng thẩm mỹ cho công chúng và phát hiện, đào tạo, bồi dưỡng lực lượng văn nghệ sĩ của tỉnh. Phục vụ hội viên, cộng tác viên, các tầng lớp nhân dân trong và ngoài tỉnh. (Tạp chí được phát hành đến tận tất cả các xã, phường trong toàn tỉnh) Các loại ấn phẩm của tạp chí là Tạp chí Văn nghệ Gia Lai. Số lượng xuất bản: 1.000 bản/ kỳ. Khổ in: 16cm x24 cm, số trang 120. Xuất bản: 01 tháng/ kỳ (12 kỳ/ năm). Tạp chí hoạt động từ nguồn ngân sách được cấp hằng năm. Nguồn thu từ bán và quảng cáo trên tạp chí là rất ít, không đáng kể.

2.1.3.4 Hội Nhà báo tỉnh

Hội Nhà báo tỉnh là nơi tập hợp, rèn luyện phẩm chất chính trị, năng lực nghiệp vụ và đạo đức nghề nghiệp cho những người làm báo trong tỉnh; đại diện cho quyền lợi của các nhà báo, bảo vệ quyền hành nghề hợp pháp đối với hội viên. Hội Nhà báo tỉnh Gia Lai bao gồm 248 hội viên thuộc 6 chi hội gồm:

- Chi hội Nhà báo Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh; - Chi hội Nhà báo Báo Gia Lai;

- Chi hội Nhà báo khu vực Tây Gia Lai; - Chi hội Nhà báo khu vực Đông Gia Lai; - Chi hội Nhà báo các báo thường trú.

Hội Nhà báo tỉnh Gia Lai có Phó Chủ tịch chuyên trách, Văn phòng Hội được bố trí 04 biên chế chuyên trách, bảo đảm thực hiện các nhiệm vụ được giao. Thực hiện Quyết định 979/QĐ-HNBVN, ngày 06 tháng 4 năm 2018 của Hội Nhà báo Việt Nam về việc sinh hoạt của hội viên là phóng viên thường trú của các cơ quan báo chí tại địa phương, UBND tỉnh đã chỉ đạo Hội Nhà báo tỉnh thành lập chi hội, xây dựng quy chế, động viên 12 hội viên là phóng viên thường trú các cơ quan báo chí trung ương, ngành tham gia sinh hoạt tại chi hội phóng viên thường trú và một số hội viên sinh hoạt tại Chi hội Văn phòng Hội.

Định kỳ, Hội Nhà báo tổ chức sinh hoạt và gặp gỡ hội viên các cơ quan báo chí thường trú trên địa bàn tỉnh, kịp thời nắm bắt tâm tư, tình cảm, những khó khăn, vướng mắc trong quá trình tác nghiệp để tham mưu, kiến nghị tháo gỡ, đồng thời động viên, tạo điều kiện để hội viên, nhà báo các báo thường trú sinh hoạt và tác nghiệp đúng quy chế, quy định. Hội Nhà báo tỉnh và các chi hội trực thuộc xây dựng kế hoạch hoạt động theo kết luận các kỳ họp của Ban Chấp hành, tổ chức nhiều hoạt động theo đặc thù của từng cơ quan báo chí. Hội Nhà báo tỉnh phối hợp tham mưu giúp lãnh đạo các cơ quan trực tiếp quản lý một số hoạt động nghiệp vụ; nâng cao chất lượng các tác phẩm báo chí, hiến kế xây dựng các chuyên trang chuyên mục; từng bước cải tiến, đổi mới hình thức, nội dung báo in, báo điện tử, chương trình phát thanh truyền hình.

Hội Nhà báo tỉnh Gia Lai ký kết chương trình phối hợp với Báo Gia Lai, Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh trong công tác giáo dục chính trị - tư tưởng, đào

tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí; phối hợp tổ chức đối thoại chuyên đề; phối hợp tổ chức phong trào thi đua yêu nước trong các cơ quan báo chí, phóng viên, hội viên Hội Nhà báo của tỉnh nhằm tăng cường chất lượng, hiệu quả công tác tham mưu trong quản lý, định hướng hoạt động báo chí.

2.1.3.5 Các cơ quan đại diện, văn phòng, phóng viên thường trú

Trên địa bàn tỉnh Gia Lai hiện có 10 cơ quan đại diện và văn phòng thường trú gồm:

- Cơ quan thường trú Thông tấn xã Việt Nam tại Gia Lai; - Văn phòng Báo Nông thôn ngày nay;

- Cơ quan thường trú Ban Truyền hình tiếng dân tộc (VTV5) tại Tây Nguyên;

- Văn phòng thường trú Báo Lao Động;

- Trung tâm Phát thanh - Truyền hình quân đội tại Tây Nguyên; - Văn phòng thường trú Báo Nhân dân tại Gia Lai;

- Văn phòng thường trú Báo Công Lý; - Cơ quan đại diện Báo Pháp luật Việt Nam;

- Văn phòng đại diện Tạp chí điện tử Môi Trường và Đô thị Việt Nam;

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về báo chí trên địa bàn tỉnh Gia Lai (Trang 36 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(96 trang)
w