7. Kết cấu của luận văn
3.2. xuất các giải pháp quản lý nhà nước về báo chí trên địa bàn tỉnh Gia
3.2.1 Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy tỉnh Gia Lai
Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Gia Lai cần tiếp tục quan tâm chỉ đạo, định hướng thông tin, tuyên truyền cho các cơ quan báo chí trên địa bàn tỉnh. Tăng cường tổ chức phổ biến, quán triệt và hướng dẫn triển khai thực hiện các văn bản chỉ đạo của trung ương, của tỉnh về báo chí; phát huy, nâng cao hiệu quả công tác chỉ đạo, định hướng báo chí.
Phối hợp với các cơ quan liên quan rà soát, kiến nghị sửa đổi, bổ sung các quy định, quy chế về chỉ đạo, định hướng các vấn đề phức tạp, nhạy cảm; quy định về trách nhiệm đảng viên khi phát ngôn; viết bài trên mạng xã hội, internet; văn bản chỉ đạo về trách nhiệm trả lời của các cơ quan Đảng, Nhà nước đối với các vấn đề được báo chí phát hiện, phản ánh trên địa bàn tỉnh.
Đẩy mạnh nghiên cứu lý luận báo chí; xác định rõ hơn vấn đề quan trọng, phức tạp, nhạy cảm trong lĩnh vực truyền thông; giải quyết tốt mối quan hệ giữa đáp ứng nhu cầu thông tin của công chúng và xã hội với yêu cầu định hướng chính trị, tư tưởng; giữa thực hiện nhiệm vụ chính trị với nhiệm vụ kinh tế trong báo chí.
Đẩy mạnh công tác xây dựng Đảng trong các cơ quan báo chí, các cơ quan QLNN về báo chí.Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo làm tốt công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, nâng cao nhận thức về sự cần thiết phải giữ vững và tăng cường sự lãnh
đạo của Đảng đối với báo chí cho cán bộ, phóng viên, biên tập viên, cộng tác viên; khuyến khích đội ngũ những người làm báo không ngừng trau dồi bản lĩnh chính trị, rèn luyện bản lĩnh cách mạng, phát huy tốt sứ mệnh người làm báo.Tập trung xây dựng các tổ chức đảng trong các cơ quan báo chí thực sự trong sạch vững mạnh, là hạt nhân chính trị, là trung tâm đoàn kết của cơ quan.
3.2.2. Tăng cường quản lý nhà nước về báo chí của Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Gia Lai
Tham mưu UBND tỉnh xây dựng cơ chế, chính sách để báo chí phát triển và hoạt động đúng pháp luật, đúng định hướng, góp phần tuyên truyền có hiệu quả các chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước đến đông đảo người dân, đóng góp tích cực cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh của địa phương; tổ chức kiểm tra, sơ kết, tổng kết, báo cáo kết quả tiến độ thực hiện. Tăng cường rà soát các quy định của pháp luật về báo chí, tham mưu UBND tỉnh đề nghị Trung ương sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật về báo chí.
Hướng dẫn các cơ quan, đơn vị, địa phương và các cơ quan đại diện, phóng viên báo chí trên địa bàn tỉnh chấp hành nghiêm Luật Báo chí và các văn bản có liên quan. Hằng ngày, tổng hợp các tin, bài viết về Gia Lai cung cấp kịp thời (qua email) cho lãnh đạo tỉnh, các sở, ban, ngành, huyện, thị xã, thành phố và các đoàn thể để theo dõi, xử lý, phản hồi các thông tin do báo chí nêu.
Có cơ chế xử lý đủ mạnh để giải quyết kịp thời, dứt điểm các sai phạm; kiên quyết xử lý, đình bản, thu hồi giấy phép hoạt động các báo, tạp chí, nhà xuất bản, các ấn phẩm mang tính báo chí, các trang thông tin điện tử hoạt động không đúng tôn chỉ, mục đích. Tích cực nghiên cứu, đề xuất các giải pháp pháp lý và kỹ thuật để hạn chế, ngăn chặn việc đăng tải, phát tán thông tin xấu, độc trên mạng xã hội.
Thực hiện tốt các quy định về giao ban báo chí định kỳ hằng tháng (hoặc đột xuất), đồng thời, kết hợp với việc thông tin cho báo chí các nội dung mà các cơ quan, phóng viên báo chí đang có nhu cầu tìm hiểu; Sở TT&TT được UBND tỉnh ủy quyền mời các đồng chí đứng đầu ngành, địa phương liên quan dự để thông tin và trả lời phỏng vấn của phóng viên báo chí. Thường xuyên tổ chức hội thảo, hội nghị chuyên đề với các cơ quan chủ quản báo chí, cơ quan báo chí trên địa bàn tỉnh để kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các cơ quan báo chí; chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn kiến thức quản lý báo chí, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho lãnh đạo, phóng viên, biên tập viên của cơ quan báo chí.
Tăng cường công tác quản lý văn phòng đại diện, phóng viên thường trú hoạt động trên địa bàn tỉnh, nội dung ghi trong giấy chấp thuận đặt cơ quan đại diện, phóng viên thường trí tại Gia Lai do Sở TT&TT cấp phép. Xây dựng và ban hành quy chế quản lý hoạt động đối với các cộng tác viên của các cơ quan báo chí.
Phối hợp với cơ quan chủ quản báo chí, cơ quan có các ấn phẩm mang tính báo chí, trang thông tin điện tử trên địa bàn tỉnh sắp xếp lại hệ thống theo hướng tinh gọn, đồng bộ, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, phù hợp với định hướng quy hoạch phát triển và quản lý báo chí; ngăn chặn có hiệu quả khuynh hướng thương mại hóa hoạt động báo chí, xuất bản, tình trạng buông lỏng quản lý liên kết xuất bản.
Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra đối với hoạt động báo chí trên địa bàn tỉnh; xử lý, kiên quyết, kịp thời và nghiêm minh các trường hợp vi phạm quy định về thông tin, xa rời tôn chỉ, mục đích của các cơ quan báo chí; chủ động báo cáo đề xuất với Bộ TT&TT; Tỉnh ủy, UBND tỉnh những vấn đề thuộc thẩm quyền để kịp thời chỉ đạo, xử lý
3.2.3 Tăng cường quản lý của cơ quan chủ quản trên địa bàn tỉnh Gia Lai
Chỉ đạo thực hiện nghiêm túc, hiệu quả định hướng về chính trị, tư tưởng, việc thực hiện đường lối, quan điểm của Đảng, cấp ủy, chính sách, pháp luật của Nhà nước, chính quyền địa phương đối với cơ quan báo chí trực thuộc; có cơ chế nhằm nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan chủ quản báo chí, người đứng đầu cơ quan báo chí về mọi mặt hoạt động của cơ quan báo chí trọng phạm vi nhiệm vụ và quyền hạn. Thực hiện trao đổi thông tin thường xuyên giữa cơ quan chủ quản báo chí với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy nhằm nâng cao hiệu quả chỉ đạo, định hướng thông tin. Tăng cường phối hợp chặt chẽ với Sở TT&TT nhằm nâng cao hiệu quả QLNN về báo chí.
Chỉ đạo, định hướng hoạt động của cơ quan báo chí; chăm lo xây dựng tổ chức bộ máy, quan tâm công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, tăng cường cơ sở vật chất - kỹ thuật cho cơ quan báo chí, xuất bản đáp ứng yêu cầu phát triển trong môi trường truyền thông đa phương tiện, truyền thông hội tụ.
Tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện nhiệm vụ và chấp hành pháp luật của cơ quan báo chí mà mình quản lý; xây dựng, hoàn thiện quy chế làm việc giữa cơ quan chủ quản và cơ quan báo chí; phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chỉ đạo, cơ quan QLNN về báo chí, Hội Nhà báo tỉnh xử lý kiên quyết, kịp thời các trường hợp vi phạm quy định về thông tin, xa rời tôn chỉ, mục đích của cơ quan báo chí. Đặc biệt, trong việc rà soát, chấn chỉnh hoạt động của văn phòng đại diện, phóng viên thường trú của cơ quan báo chí đảm bảo tuân thủ pháp luật, khích lệ, động viên có các bài viết về phát triển kinh tế, xã hội, con người tỉnh Gia Lai.
3.2.4. Đối với các cơ quan báo chí trên địa bàn tỉnh Gia Lai
Tăng cường xây dựng Đảng trong cơ quan báo chí, tăng cường bồi dưỡng nâng cao bản lĩnh chính trị, giáo dục đạo đức cách mạng, đạo đức nghề nghiệp, chuyên môn nghiệp vụ của người làm báo. Tuân thủ nghiêm quy định của pháp luật và sự quản lý của các cơ quan QLNN về báo chí, cơ quan chủ quản báo chí.
Nâng cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan báo chí về mọi hoạt động của cơ quan trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn được giao; kiểm soát chặt chẽ hoạt động của văn phòng đại diện, phóng viên thường trú, cộng tác viên, vấn đề tuyển dụng, quản lý và sử dụng biên tập viên, phóng viên, có cơ chế quản lý chặt chẽ đối với cộng tác viên.
Ứng dụng công nghệ hiện đại, quan tâm đầu tư, nâng cao trang thiết bị, cơ sở vật chất và thường xuyên đổi mới, sáng tạo trong quá trình sản xuất, phát sóng các chương trình, tin, bài, làm cho nội dung và hình thức của các sản phẩm báo chí trở nên hấp dẫn, sinh động, thiết thực, có chiều sâu, có thông điệp truyền tải rõ ràng và bám sát thực tế. Trong đó, nhiệm vụ của các cơ quan báo chí trên địa bàn tỉnh Gia Lai trong năm 2021 là tăng khoảng 20% số lượng tin, bài, thời lượng chương trình phát thanh, truyền hình sản xuất mới phục vụ nhiệm vụ chính trị, thông tin thiết yếu.
3.2.4.1. Đối với Báo Gia Lai
Từ năm 2020 đến năm 2025, từng bước thực hiện tự chủ một phần tài chính trên cơ sở Nhà nước thực hiện cơ chế đặt hàng; đầu tư cơ sở vật chất, trang-thiết bị để phục vụ nhiệm vụ chính trị, thông tin tuyên truyền thiết yếu của tỉnh. Từ năm 2020 đến năm 2025, Nhà nước hỗ trợ đầu tư, phát triển Báo Gia Lai điện tử, từng bước thực hiện lộ trình tự chủ về tài chính theo lộ trình của Báo Gia Lai. Nhà nước có chính sách hỗ trợ kinh phí thông qua việc đặt hàng phục vụ nhiệm vụ chính trị, thông tin tuyên truyền thiết yếu, nhất là định hướng dư luận xã hội
trước các sự kiện, vấn đề quan trọng, phức tạp, nhạy cảm để phục vụ nhiệm vụ chính trị, tuyên truyền và thông tin đối ngoại (bằng tiếng Việt và tiếng nước ngoài).
Cùng với lộ trình tự chủ tài chính, Báo Gia Lai tập trung xây dựng và củng cố đội ngũ cán bộ, viên chức có bản lĩnh chính trị vững vàng, tinh thông nghiệp vụ và có phẩm chất đạo đức. Từng bước xây dựng Báo Gia Lai thành một tờ báo Đảng phát triển ở khu vực Tây Nguyên.
3.2.4.2. Đối với Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh Gia Lai
Đến năm 2025, Đài Phát thanh- Truyền hình Gia Lai phấn đấu đạt mục tiêu cụ thể về lộ trình tự chủ hoàn toàn về chi thường xuyên, trên cơ sở hoàn thiện cơ chế Nhà nước đặt hàng thực hiện phục vụ nhiệm vụ chính trị, thông tin tuyên truyền thiết yếu của tỉnh.
Từng bước xây dựng Đài Phát thanh - Truyền hình Gia Lai thành một đài phát triển ở khu vực Tây Nguyên, trang bị kỹ thuật hiện đại, đồng bộ; ứng dụng công nghệ tiên tiến trong tổ chức sản xuất chương trình, kiểm duyệt thông tin, truyền dẫn - phát sóng; phát thanh, truyền hình trực tiếp các sự kiện quan trọng của tỉnh. Duy trì và nâng cao chất lượng hoạt động trang thông tin điện tử tổng hợp: www.gialai.tv.vn.
Đối với đài Truyền thanh - Truyền hình cấp huyện chịu sự quản lý trực tiếp của UBND cấp huyện, QLNN của Sở TT&TT, hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ thuật của Đài Phát thanh và Truyền hình cấp tỉnh. Tiếp tục Sản xuất và phát sóng các chương trình truyền thanh bằng tiếng Việt và bằng các tiếng Jrai, Bahnah,.. trên hệ thống loa truyền thanh, thiết bị phát sóng phát thanh được trang bị nhằm tuyên truyền đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, tập trung vào sự chỉ đạo, điều hành của chính quyền địa phương, các hoạt động tại cơ sở, phổ biến kiến thức khoa học kỹ thuật, kinh tế, văn hóa, xã hội, công tác
an ninh trật tự, gương người tốt, việc tốt, điển hình tiên tiến tới nhân dân theo quy định của pháp luật.
3.2.4.3. Đối với Tạp chí Văn nghệ Gia Lai
Phấn đấu đến năm 2025 có Tạp chí điện tử Văn nghệ Gia Lai; tạp chí điện tử phải thể hiện đúng tính chất tạp chí, không được sử dụng giấy phép xuất bản tạp chí điện tử để xuất bản báo điện tử.
Nội dung thông tin: Đăng tải các sáng tác văn học - nghệ thuật gồm các thể loại: văn xuôi (truyện ngắn, bút ký, ghi chép, tùy bút); thơ; nhạc; hội họa; nhiếp ảnh; nghiên cứu lý luận phê bình văn học, văn hóa dân tộc; giới thiệu các sáng tác văn học, nghệ thuật phục vụ các hoạt động chính trị, kinh tế xã hội của địa
phương và trong nước; thông tin về các hoạt động văn học nghệ thuật của địa phương, trong nước và cả thế giới; đăng tải các bài nghiên cứu, lý luận, phê bình nhằm định hướng sáng tạo và thị hiếu thẩm mỹ; xây dựng một số chuyên mục mới. Tạp chí phát hiện thêm nhiều tác giả trẻ cho phong trào văn học nghệ thuật của tỉnh thông qua việc đăng tải các sáng tác mới.
Về cơ chế tài chính: Từng bước thực hiện tự chủ một phần tài chính trên cơ sở nhà nước thực hiện cơ chế đặt hàng; đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị để phục vụ nhiệm vụ chính trị, thông tin tuyên truyền thiết yếu của tỉnh.
3.2.4.4. Đối với các cơ quan đại diện, văn phòng, phóng viên thường trú
Cơ quan đại diện, văn phòng, phóng viên của các cơ quan báo chí Trung ương thường trú tại tỉnh Gia Lai tăng cường giữ mối liên hệ, hợp tác với các cơ quan chức năng của tỉnh để phối hợp cung cấp, trao đổi thông tin, tuyên truyền theo quy định của pháp luật. Tham dự đầy đủ các hội nghị giao ban báo chí do Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tổ chức; kịp thời phản ánh những vấn đề phát sinh, vướng mắc trong quá trình hoạt động với các cơ quan chức năng để phối hợp, xử lý.
Cơ quan đại diện và phóng viên thường trú tiếp tục chủ động đề xuất những chương trình đề tài phù hợp, kịp thời; tăng cường liên kết trong vùng, liên vùng, phối hợp tốt các ban chuyên môn triển khai đề tài nhiều kỳ; chủ động, tích cực viết tin, bài.Tích cực tham gia công tác phát hành những ấn phẩm của của cơ quan báo chí, đẩy mạnh việc quảng bá và làm kinh tế báo; phối hợp với chính quyền địa phương các cấp tích cực, chủ động trong việc xây dựng trụ sở cơ quan thường trú tại các địa phương.
3.2.5. Tăng cường vai trò quản lý và sự phối hợp giữa cơ quan chỉ đạo, quản lý báo chí và cơ quan báo chí trên địa bàn tỉnh Gia Lai
Về cơ chế quản lý hoạt động báo chí
Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy là cơ quan tham mưu của Tỉnh uỷ mà trực tiếp, thường xuyên là Ban Thường vụ và Thường trực Tỉnh uỷ về công tác xây dựng Đảng thuộc lĩnh vực báo chí. Thực hiện phối hợp với các cơ quan hữu quan đề xuất về cơ chế, chính sách đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, sử dụng, quản lý và đãi ngộ đối với đội ngũ trí thức, nhà khoa học và văn nghệ sĩ ở địa phương. Phối hợp với các cơ quan chức năng của Tỉnh uỷ để quản lý báo chí và xử lý những sai phạm trong hoạt động báo chí; đồng thời, phối hợp với Ban Tổ chức Tỉnh uỷ đề xuất chủ trương đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng, quản lý, đãi ngộ nhân tài.
Sở TT&TT là cơ quan QLNN giúp UBND tỉnh quản lý về báo chí, cần tăng cường phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Hội Nhà báo tỉnh định hướng cho báo chí; kiện toàn, tăng cường hiệu lực quản lý của cơ quan QLNN về báo chí. Cần có quy hoạch phát triển, quản lý đối với báo chí cho phù hợp với tình hình thực tiễn để báo chí phát triển đúng hướng, đúng với chức năng, là một kênh tuyên truyền đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.
Hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy, cơ chế quản lý của các cơ quan chỉ đạo và quản lý nội dung thông tin nhằm nâng cao hiệu quả QLNN đối với lĩnh vực
này, qua đó khắc phục tình trạng chồng chéo, phân công, phân cấp không rõ ràng giữa các cơ quan quản lý và giữa các cấp; đảm bảo sự tập trung, hiệu quả của