Đặc điểm hoạt động kinh doanh của Công ty

Một phần của tài liệu Trung tâm Thư viện và Tri thức số - Library and Digital Knowledge Center (Trang 53 - 59)

3.1.3.1. Đặc điểm về dịch vụ truyền hình cáp

Truyền hình cáp hữu tuyến (Community attenna television – CATV) là một phƣơng thức truyền hình sử dụng công nghệ truyền dẫn tín hiệu âm thanh và hình ảnh đã đƣợc điều chế bằng một hệ thống các sợi cáp quang liên hợp với cáp đồng trục từ trung tâm đến từng máy thu. Công nghệ này có khả năng truyền dẫn đƣợc nhiều kênh chƣơng trình và có chiều ngƣợc lại.

Mạng truyền hình cáp bao gồm 3 phần chính: hệ thống thiết bị tại trung tâm, hệ thống mạng phân phối tín hiệu và thiết bị thuê bao.

Không chỉ có khả năng cung cấp dịch vụ truyền hình, mạng truyền hình cáp hữu tuyến còn có khả năng cung cấp dịch vụ internet, dịch vụ truyền số liệu. Điều này thúc đẩy việc phát triển cơ sở hạ tầng viễn thông của đất nƣớc, nâng cao chất lƣợng, giảm giá thành dịch vụ internet và truyền số liệu.

Dịch vụ truyền hình cáp: là một loại hình dịch vụ truyền hình trả tiền chủ yếu sử dụng hạ tầng kỹ thuật mạng cáp với các các công nghệ khác nhau (tƣơng tự, số, IPTV) để phân phối nội dung thông tin trên truyền hình trả tiền trực tiếp đến thuê bao truyền hình trả tiền.

Dịch vụ truyền hình cáp của Công Ty Cổ Phần Truyền Hình Cáp Hà Nội bao gồm dịch vụ truyền hình cáp tƣơng tự (dịch vụ analog),dịch vụ truyền hình cáp số (dịch vụ HD, K+) và dịch vụ internetcap. Nó có những đặc điểm sau:

- Không bị hạn chế vùng phủ sóng: Các sợi cáp tín hiệu có thể dẫn đến từng hộ thuê bao vì vậy các hộ gia đình nằm phía sau các khu khách sạn cao tầng,các khu cao ốc vốn gặp khó khăn về thu tín hiệu vô tuyến của truyền hình mặt đất hoặc

46

truyền hình cáp vô tuyến MMDS sẽ vẫn đƣợc cung cấp dịch vụ truyền hình nhiều kênh với chất lƣợng cao.

- Ít chịu ảnh hƣởng của nhiễu công nghiệp: Tín hiệu truyền hình cáp hữu tuyến đƣợc dẫn đến thuê bao qua các sợi cáp quang hoặc cáp đồng trục. Các sợi cáp này có khả năng chống nhiễu công nghiệp cao hơn rất nhiều so với tín hiệu vô tuyến,vì thế sẽ hạn chế tối đa nhiễu công nghiệp nhƣ nhiễu từ mạng điện lƣới, từ các thiết bị điện (nhƣ mô tơ, quạt..), đảm bảo chất lƣợng tín hiệu dịch vụ.

- Không bị ảnh hƣởng của thời tiết: Khi thời tiết xấu, ví dụ mƣa to, sét... tín hiệu MMDS vô tuyến bị suy hao rất lớn trong không gian, dẫn đến giảm mạnh chất lƣợng tín hiệu hình ảnh. Trong khi đó các chƣơng trình truyền hình trên cáp sẽ không chịu ảnh hƣởng của thời tiết do khả năng cách ly và chống nhiễu tốt của cáp.

- Không chiếm dụng phổ tần vô tuyến: Muốn có khả năng nhiều chƣơng trình truyền hình tƣơng tự, MMDS đòi hỏi phải có dải tần đủ lớn. Ví dụ, để có thể cung cấp 13 kênh truyền hình tƣơng tự, MMDS đòi hỏi phải có dải tần tối thiểu 13 kênh x 8MHz/ kênh = 104 MHz. Đây là một dải tần vô tuyến rất lớn, và khi càng tăng số lƣợng chƣơng trình thì giải yêu cầu độ rộng băng tần cũng lớn theo. Trong khi đó phổ tần số vô tuyến là nguồn tài nguyên quý giá đối với mỗi một quốc gia. Không chỉ có dịch vụ truyền hình MMDS, truyền hình quảng bá mặt đất sử dụng nguồn tài nguyên quý giá này, mà còn rất nhiều các dịch vụ viễn thông khác cũng nhƣ các trạm phát vô tuyến thuộc nghiệp vụ an ninh quốc phòng tham gia sử dụng nguồn tài nguyên quý giá này. Còn mạng truyền hình cáp hữu tuyến là một mạng thông tin riêng biệt, cho phép cung cấp hàng chục chƣơng trình truyền hình mà không chiếm dụng cũng nhƣ ảnh hƣởng đến phổ tần vô tuyến vốn đã chật chội, điều này càng có ý nghĩa khi càng ngày các đài phát truyền hình mặt đất càng tăng số lƣợng chƣơng trình phát sóng.

- Không gây can nhiễu cho các trạm phát vô tuyến nghiệp vụ khác: Các tín hiệu truyền trên các sợi cáp đƣợc cách ly và chống nhiễu tốt sẽ không gây ra nhiễu vô tuyến cho các trạm phát vô tuyến khác trên địa bàn.

- Có khả năng cung cấp tốt dịch vụ truyền hình số và các dịch vụ hai chiều: Dải thông lớn của mạng truyền hình cáp hữu tuyến không chỉ cho phép cung cấp

47

các dịch vụ truyền hình tƣơng tự mà còn cho phép cung cấp các chƣơng trình truyền hình số, truyền hình tƣơng tác và đặc biệt là khả năng cung cấp các dịch vụ hai chiều, tức là cung cấp thêm dịch vụ truy cập Internet, truyền số liệu... tốc độ cao mà một mạng viễn thông cũng khó có thể đạt đƣợc.

- Chi phí đầu tƣ của truyền hình cáp hữu tuyến là rất lớn (chủ yếu tập trung vào các mạng cáp quang) vì các thiết bị thu và phát nƣớc ta chƣa tự sản xuất đƣợc mà phải nhập của nƣớc ngoài. Do đó, do vậy ở các vùng nông thôn và miền núi, vùng sâu, vùng xa thì dịch vụ truyền hình cáp chƣa phổ biến..

- Khó khăn trong việc truyền dẫn nội dung chƣơng trình từ Đài phát tới các thuê bao ở xa.

3.1.3.2. Đặc điểm về khách hàng

Các khách hàng sử dụng dịch vụ truyền hình cáp rất đa dạng về lứa tuổi, nghề nghiệp, giới tính, trình độ, thu nhập… và phân bố ở nhiều khu vự khác nhau. Tuy nhiên các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ truyền hình cáp thƣờng phân loại khách hàng của mình theo 2 tiêu thức chính là:

- Phân theo vùng địa lý: Các khách hàng ở khu vực thành thị và nông thôn. Trong khu vực thành thị và nông thôn, các khách hàng lại đƣợc chia nhỏ ra thành từng quận, huyện.

+ Các khách hàng ở khu vực thành thị/thành phố: thƣờng có thu nhập cao và ổn định, trình ðộ dân trí cao. Ðây là nhóm khách hàng dễ tiếp cận với các sản phẩm/dịch vụ mới và có nhu cầu về thông tin và giải trí ngày càng cao. Các khách hàng ở khu vực thành thị thƣờng có xu hƣớng sử dụng dịch vụ TH cáp nhiều hơn so với dịch vụ TH KTS không phải mua các thiết bị đầu vào. Điều này rất có lợi cho dịch vụ TH Cáp Hà Nội trong việc mở rộng thị phần, nâng cao số lƣợng các kênh phát sóng để dễ dàng thu hút đƣợc nhiều khách hàng hơn và từ đó dễ dàng nâng cao sức cạnh tranh dịch vụ của mình. Tuy nhiên, các khách hàng này cũng đòi hỏi cao về chất lƣợng dịch vụ. Nếu nhƣ dịch vụ TH Cáp Hà Nội không đáp ứng đƣợc các yếu cầu này sẽ bị mất khách hàng và giảm sức cạnh tranh của nó. Mặt khác nâng cao chất lƣợng sẽ đòi hỏi phải đầu tƣ thêm nhiều chi phí. Điều này đồng nghĩa với áp lực phải tăng giá và sẽ làm giảm sức cạnh tranh của nó. Bên cạnh đó các khách hàng này

48

chủ yếu phân bố ở khu vực thành thị, nơi có nhiều nhà cung cấp dịch vụ THTT khác nhau, nên họ có thể dễ dàng so sánh các nhà cung cấp và thay đổi nhà cung cấp. Chính họ là ngƣời khiến cho áp lực cạnh tranh trên thị trƣờng rất lớn và rất dễ bị giảm sức cạnh tranh của dịch vụ TH cáp HN.

+ Các khách hàng nông thôn: là các khách hàng có thu nhập thấp và không ổn định, trình độ dân trí còn thấp, nhu cầu về thông tin giải trí không nhiều nhƣ khu vực thành thị. Nếu doah nghiệp kinh doanh dịch vụ THTT nào có thể cung cấp với mức giá hợp lý thị trƣờng nông thôn là thị trƣờng rất tiềm năng. Tuy nhiên, việc đầu tƣ cơ sở hạ tầng ở khu vực này rất tốn kém. Vì vậy, các khách hàng ở khu vực nông thôn chủ yếu là sử dụng dịch vụ TH KTS.

- Phân theo hành vi tiêu dùng: khách hàng là hộ gia đình và tổ chức.

+ Các khách hàng hộ gia đình: chiếm số lƣợng lớn và phân bố không tập trung, số lƣợng đầu thu đăng ký sử dụng dịch vụ nhỏ. Các khách hàng này rất nhạy cảm về giá cƣớc và các chƣơng trình khuyến mãi và cũng rất dễ dàng thay đổi nhà cung cấp nếu nhƣ không hài lòng về dịch vụ. Tuy nhiên, các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ THTT có thể dễ dàng tiếp cận với nhóm khách hàng này, và họ không gây ra các áp lực về giảm giá nhƣ các khách hàng tổ chức. Điều này đòi hỏi dịch vụ TH cáp của Hanoicab phải chú trọng đến chất lƣợng dịch vụ và công tác chăm sóc khách hàng, truyền thông, quảng cáo để tăng sức cạnh tranh của mình trên thị trƣờng.

+ Các khách hàng tổ chức: chủ yếu là các các đơn vị, tổ chức kinh doanh nhƣ : Ban quản lý các khu chung cƣ; các nhà nghỉ, khách sạn…Các khách hàng này chiếm số lƣợng nhỏ nhƣng phân bố tập trung và số lƣợng đầu thu đăng ký lớn. Các khách hàng này thƣờng đòi hỏi rất cao về chất lƣợng dịch vụ và giá cả. Do vậy các nhóm khách hàng này thƣờng có xu hƣớng sử dụng dịch vụ TH cáp nhiều hơn là TH KTS. Tuy nhiên việc tiếp cận với nhóm khách hàng này cũng rất khó, tốn kém nhiều thời gian và công sức. Điều này đòi hỏi Hanoicab phải xây dựng các chính sách giá thật hợp lý và cạnh tranh, tìm kiếm các kênh khác nhau để có thể cung cấp dịch vụ cho các nhóm khách hàng này.

49

3.1.3.3. Đặc điểm về thị trường truyền hình trả tiền tại Hà Nội.

 Đối thủ cạnh tranh hiện tại và tiềm ẩn

Hiện tại trên thị trƣờng THTT tại Hà Nội có 8 nhà cung cấp dịch vụ THTT lớn là: Tổng Công ty Truyền Hình Cáp Việt Nam (VTVcab), Công Ty TH Cáp Sài Gòn Tourist (SCTV); Công ty VTC Dịch Vụ TH Số (VTC); Công ty Truyền Hình KTS Vệ Tinh Việt Nam (VSTV); Công Ty Phần Mềm Và Truyền Thông (VASC) thuộc tập đoàn VNPT; Công Ty CP Nghe Nhìn Toàn Cầu (AVG); Công Ty CP Truyền Hình Cáp Hà Nội (Hanoicab); Tập Đoàn Viễn Thông Quân Đội (Viettel); Công ty Cổ Phần Viễn Thông FPT; Các đài truyền hình địa phƣơng trên toàn quốc...

Các đối thủ cung cấp dịch vụ TH cáp là VTVcab, SCTV, Viettel, FPT là những đối thủ rất mạnh, chiểm thị phần lớn và đứng đầu trên cả nƣớc. Các công ty này đều có nguồn lực tài chính lớn, đƣợc phép phủ sóng trên toàn quốc, nội dung chƣơng trình phong phú và giá cả cạnh tranh. Trong đó đối thủ cạnh tranh lớn nhất với Hanoicab trên thị trƣờng là VTVcab. Tuy TH cáp Việt Nam có sau TH cáp Hà Nội nhƣng hiện tại số lƣợng thuê bao của VTVcab hiện nay rất lớn, chiếm hầu hết thị trƣờng THTT trên địa bàn Hà Nội. Mặt khác, các đối thủ khác là Viettel và FPT tuy mới gia nhập thị trƣờng nhƣng là đối thủ cạnh tranh khá mạnh khi đồng thwoif cung cấp các gói dịch vụ combo bao gồm cả dịch vụ ineternet và TH cáp giá rẻ. Các dịch vụ THTT của những doanh nghiệp này luôn đe dọa, thách thức trực tiếp tới thị phần của Hanoicab.

Các đối thủ cung cấp dịch vụ TH KTS là VTC, VSTV với thƣơng hiệu K+, AVG với thƣơng hiệu An Viên. VTC và AVG cung cấp cả dịch vụ TH KTS mặt đất (DTT) và TH KTS vệ tinh (DTH); Còn K+ thì chỉ cung cấp dịch vụ TH KTS vệ tinh (DTH). Việc sử dụng công nghệ truyền hình số có ƣu điểm là vùng phủ sóng rộng, không phải đầu tƣ cơ sở hạ tầng truyền dẫn sóng nên giá thuê bao thấp hơn truyền hình cáp, tuy nhiên thì số lƣợng kênh phát sóng lại ít hơn, chất lƣợng tín hiệu bị ảnh hƣởng bởi thời tiết và phí lắp đặt ban đầu cao hơn do khách hàng phải mua đầu thu hoặc ăng ten. Do vậy, các công ty này thƣờng tập trung phát triển thị trƣờng ở các khu vực ngoại thành và nông thôn, nơi chƣa có truyền hình cáp.

50

Thêm vào đó là các loại đầu thu kỹ thuật số và chảo thu tín hiệu của Trung quốc, các thiết bị tin học đƣợc bán tràn lan tại cửa khẩu ở Lạng Sơn, Móng Cái, Chợ Trời, và các cửa hàng bán lẻ trên toàn quốc. Các sản phẩm này có giá rẻ, nhỏ gọn song chất lƣợng thì kém hơn và bắt đƣóc ít kênh hơn so với các loại đầu thu KTS và TH cáp. Tuy nhiên nó lại thích hợp với những đối tƣợng khách hàng có thu nhập thấp.

Do thị trƣờng THTT là một thị trƣờng rất tiềm năng và còn chƣa đƣợc khai thác hết, do vậy có rất nhiều DN muốn gia nhập thị trƣờng này.

 Các sản phảm/dịch vụ thay thế:

Các loại tivi, điện thoại, máy tính có kết nối internet, đài, báo chí...là những sản phẩm có thể thay thế dịch vụ TH cáp. Đặc biệt là thế hệ smart tivi và dịch vụ internet có thể đáp ứng phần lớn nhu cầu về thông tin và giải trí của ngƣời dân. Các loại smart tivi có khả năng kết nối internet, bắt đƣợc wifi và bắt đƣợc nhiều sóng hơn các loại TV thông thƣờng. Các loại TV này có thể bắt đƣợc từ 25-30 kênh khác nhau, và có độ nét khá cao. Do đó đối với một số ngƣời không có nhu cầu nhiều về giải trí, phim ảnh thì họ sẽ không cần sử dụng tới dịch vụ TH Cáp. Bên cạnh đó là dịch vụ internet đang rất phát triển hiện nay, thì mọi ngƣời đều có thể truy cập internet thông qua điện thoại hoặc máy tính để biết tin tức và xem các chƣơng trình giải trí. Sự phát triển của các sản phẩm, dịch vụ này cũng sẽ là một nguy cơ đe dọa tới việc mở rộng thị trƣờng dịch vụ THTT nói chung và dịch vụ TH cáp nó riêng. Đặc biệt là tại các hộ gia đình ở vùng nông thôn hoặc các hộ gia đình ở khu vực thành thị nhƣng có thu nhập thấp thì dịch vụ internet và các loại TV thông minh sẽ đƣợc ƣu tiên sử dụng hơn là dịch vụ TH cáp.

 Nhà cung cấp

Trong thời gian qua Công ty cũng đã liên kết với nhiều đối tác nƣớc ngoài trong việc cung cấp vật tƣ và phát triển mạng truyền hình cáp hữu tuyến. Đến nay Công ty đã có 06 đối tác nƣớc ngoài (03 đối tác Trung Quốc, 01 đối tác Cộng hoà Séc, 01 Hàn Quốc, 01 của Mỹ) đã thảo luận và xây dựng chƣơng trình hợp tác phát triển mạng CATV của Hà Nội. Cụ thể, từ năm 2003 Công ty đã ký hợp đồng liên doanh, liên kết với các tập đoàn kinh tế lớn nhƣ: Tập đoàn Pacific Network (Hàn Quốc), Công ty Nhuận Bang (Hồng Kông), Công ty Quốc An (Trung Quốc), ký kết với

51

Bƣu Điện Thành phố Hà Nội chƣơng trình hợp tác xây dựng mạng CATV mở ra hƣớng phát triển mới, nhiều triển vọng trong tƣơng lai, đƣợc nhiều khách hàng ngoại tỉnh, các ngành trong cả nƣớc thoả thuận hợp tác hoặc lựa chọn Công ty xây dựng các chƣơng trình mạng nội bộ, viễn thông, CATV hoặc truyền thanh không dây nhƣ: Hải Phòng, Quảng Ninh, Lai Châu, Bà Rịa Vũng Tàu, Hải Dƣơng, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Công ty Nhuận Bang - Hồng Kông là đối tác đầu tiên (bắt đầu hợp tác với Công ty từ tháng 10/2003), có quy mô lớn và hoạt động hiệu quả nhất. Với kinh nghiệm của một Công ty đã làm truyền hình cáp nhiều năm, Nhuận Bang đã đƣợc Giám đốc Công ty lựa chọn làm đối tác trong việc đầu tƣ và xây lắp mạng truyền hình cáp hữu tuyến tại 2 quận Hai Bà Trƣng và Thanh Xuân - Hà Nội.

Một phần của tài liệu Trung tâm Thư viện và Tri thức số - Library and Digital Knowledge Center (Trang 53 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)