Nguồn nhân lực.
Trong bất kỳ lĩnh vực nào, nhân lực luôn là yếu tố quan trọng nhất, quyết định đến sự thành bại của mọi hoạt động. Điều này đặc biệt càng đúng đối với hoạt động tư vấn. Đây là hoạt động cung cấp các dịch vụ với hàm lượng tri thức cao nên những đòi hỏi về kiến thức, trình độ chuyên môn, kinh nghiệm và đạo đức nghề nghiệp được đặt lên hàng đầu. Do đó, đối với các CTCK có nguồn nhân lực dồi dào, với những nhân viên đáp ứng được những yêu cầu trên thì hoạt động tư vấn sẽ phát triển, hiệu quả được nâng cao, tạo được niềm tin cho khách hàng. Từ đó, vị thế và uy tín của công ty sẽ được tăng lên và dần trở thành tổ chức tư vấn hàng đầu.
Chiến lược kinh doanh và định hướng phát triển của công ty.
Bất kỳ doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh nào khi được thành lập đều phải lập ra cho mình một chiến lược kinh doanh nhất định, phù hợp với khả năng của doanh nghiệp đó và với xu thế phát triển của thị trường. Các CTCK cũng không phải là ngoại lệ. Hầu hết các CTCK khi mới thành lập đều tập trung vào phát triển hoạt động môi giới vì đây là hoạt động mang lại doanh thu chủ yếu và hoạt động này tạo ra mạng lưới khách hàng cho công ty. Tuy nhiên hiện nay các CTCK đã bắt đầu khai thác,phát triển hoạt động tự doanh và tư vấn chứng khoán. Một công ty muốn phát triển toàn diện không thể chỉ chuyên sâu về một mảng hoạt động thế mạnh mà xem nhẹ, bỏ qua các hoạt động khác. Chiến lược kinh doanh của CTCK đối với hoạt động tư vấn tùy thuộc vào mục tiêu khách hàng là nhà đầu tư hay tổ chức, tùy thuộc vào loại hình tư vấn là tư vấn tài chính hay tư vấn đầu tư và tùy thuộc vào hình thức tư vấn là tư vấn trực tiếp, gián tiếp hay ủy quyền. Chính vì vậy, chiến lược kinh doanh ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả hoạt động tư vấn của CTCK.
Nguồn vốn kinh doanh.
Yếu tố vốn luôn là điều kiện đầu tiên được đưa ra xem xét khi thành lập CTCK và thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh trên thị trường. Bởi vì các CTCK là trung gian cung cấp các dịch vụ tài chính, để tạo niềm tin nơi khách hàng và phát triển các hoạt động một cách toàn diện thì CTCK phải có tiềm lực tài chính dồi dào, lớn mạnh. Điều đó sẽ giúp cho CTCK đối mặt với nhiều khó khăn từ nền kinh tế và từ những khách hàng của mình, nâng cao hiệu quả các hoạt động của công ty. Hoạt động tư vấn là hoạt động kinh doanh chất xám nên yêu cầu về vốn không lớn như các hoạt động khác.Hiện nay vốn pháp định để thực hiện hoạt động tư vấn chứng khoán tại Việt Nam chỉ là 10 tỷ đồng.Tuy nhiên CTCK vẫn cần đầu tư vào các công cụ phục vụ cho quá trình hoạt động và xử lí dữ liệu. Công cụ càng hiện đại, phát triển sẽ giúp cho việc phân tích xử lý dữ liệu nhanh chóng, từ đó có thể đưa ra những lời tư vấn kịp thời, chính xác cho khách hàng, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động tư vấn.
Cơ sở vật chất kỹ thuật, trình độ công nghệ thông tin.
Ngày nay ở các nước có TTCK phát triển thì đa số các hoạt động đều được thực hiện qua hệ thống máy móc hiện đại. Các CTCK muốn có hiệu quả hoạt động tốt cũng cần phải ứng dụng các công nghệ hiện đại. Hoạt động tư vấn phụ thuộc nhiều vào khối lượng thông tin mà CTCK thu thập được bởi vì trên cơ sơ có các thông tin thì họ mới có thể tiến hành nghiên cứu, phân tích được. Vì vậy, nhân viên tư vấn cần có các phương tiện, máy móc nhằm hỗ trợ cho họ trong quá trình làm việc.
1.3.3.2. Nhân tố khách quan.Chính sách của nhà nước. Chính sách của nhà nước.
Đây là nhân tố quan trọng tác động trực tiếp đến hoạt động của CTCK. Chính sách của nhà nước không chỉ ảnh hưởng đến hoạt động tư vấn hay các hoạt động của CTCK nói chung mà nó còn có tác động to lớn đối với mọi
ngành nghề của nền kinh tế. Một chính sách hợp lý, khả thi sẽ thúc đẩy sự phát triển của TTCK cũng như nâng cao hiệu quả hoạt động tư vấn.Ngược lại, một chính sách lỏng lẻo và thiếu định hướng sẽ kìm hãm sự phát triển của thị trường, làm giảm hiệu quả hoạt động của CTCK.Các chính sách luôn có độ trễ nhất định so với kết quả mà nó đem lại. Chính vì vậy, việc ban hành chính sách phải được tính toán một cách kỹ lưỡng và được thực hiện chu đáo sao cho đem lại hiệu quả cao đối với sự phát triển của thị trường cũng như đối với hoạt động của các CTCK.
Môi trường pháp luật.
TTCK có tác động trực tiếp đối với nền kinh tế. Một TTCK tăng trưởng cả về quy mô và chất lượng thể hiện sự thịnh vượng của nền kinh tế, sự giàu có của người dân và khả năng huy động vốn của các doanh nghiệp. Vì thế TTCK được coi như là phong vũ biểu của nền kinh tế. Tuy nhiên, việc tác động tích cực hay tiêu cực của TTCK tới nền kinh tế tùy thuộc vào sự quản lý của nhà nước. Nhà nước quản lý thị trường thông qua hệ thống pháp luật nhằm đảm bảo sự phát triển lành mạnh của TTCK. Hoạt động tư vấn cũng như bất kỳ các hoạt động khác của CTCK đều chịu sự chi phối, quản lý, giám sát, điều chỉnh của các quy phạm pháp luật.Vì đặc thù của hoạt động tư vấn chứa đựng nhiều yếu tố nhạy cảm về lợi ích của khách hàng và CTCK nên dễ xảy ra tranh chấp, khiếu nại. Do đó cần phải có những quy định pháp lý chặt chẽ để hạn chế xung đột lợi ích giữa hai bên, đòi hỏi các bên liên quan phải thực hiện đúng quy định. Sự hoàn thiện các văn bản pháp luật, sự chặt chẽ trong các nghị định và sự mềm dẻo linh hoạt của các văn bản hướng dẫn thi hành sẽ khiến cho các hoạt động của CTCK nói chung và hoạt động tư vấn nói riêng đạt được hiệu quả cao.
Sự phát triển của thị trường chứng khoán: TTCK phát triển sẽ tạo cơ sở cho mọi hoạt động của CTCK phát triển.Hoạt động tư vấn cũng không nằm
ngoài quy luật đó.Khi thị trường phát triển sẽ tạo ra nhu cầu sử dụng dịch vụ tư vấn, bởi lúc này việc huy động vốn trung và dài hạn cho nền kinh tế qua kênh này sẽ chiếm tỷ trọng lớn.
Doanh nghiệp, nhà đầu tư.
Doanh nghiệp và nhà đầu tư là những khách hàng sử dụng trực tiếp dịch vụ tư vấn, nên họ có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả hoạt động này. Chính họ là những người tạo ra doanh thu cho hoạt động tư vấn của CTCK. Khi các doanh nghiệp và nhà đầu tư dành sự quan tâm đến TTCK, muốn gia nhập thị trường, họ sẽ tìm đến các CTCK để mở tài khoản tham gia giao dịch, để được tư vấn phát hành, tư vấn niêm yết, tư vấn đầu tư… Hoạt động tư vấn và các hoạt động khác của CTCK khi đó sẽ phát triển. Ngược lại, khi doanh nghiệp không còn quan tâm đến phương thức huy động vốn qua TTCK, nhà đầu tư rời bỏ thị trường thì hoạt động tư vấn cũng như các hoạt động khác của CTCK sẽ không có cơ hội phát triển, hiệu quả hoạt động thấp.
Cạnh tranh.
Trong nền kinh tế thị trường, cạnh tranh là điều không thể tránh khỏi.Đó cũng là yếu tố không thể thiếu góp phần thúc đẩy kinh tế phát triển.Việc cạnh trạnh sẽ giúp TTCK loại bỏ những CTCK không đủ yêu cầu về vốn cũng như trình độ đồng thời chọn lọc được các CTCK có chất lượng tốt phục vụ cho thị trường.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TƯ VẤN VÀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TƯ VẤN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN MB TRONG
NHỮNG NĂM QUA. 2.1. Khái quát về công ty cổ phần chứng khoán MB. 2.1.1. Giới thiệu về công ty.
- Tên tiếng việt: Công ty cổ phần chứng khoán MB. - Tên tiếng anh: MB Securities Joint Stock Company. - Tên viết tắt: MBS.
- Logo:
- Slogan: Making Private Business Solution – Giải pháp kinh doanh chuyên biệt.
- Địa chỉ: Tầng M-3-7 Toà nhà số 03 Liễu Giai, Quận Ba Đình, Tp. Hà Nội. - Điện thoại: 043 7262600. - Fax: 043 7262601. - Email: congbothongtin@tls.vn. - Website: www.mbs.com.vn. - Vốn điều lệ: ( VND): 1.221.242.800.000.
- Người đại diện theo pháp luật: Ông Lưu Trung Thái, Chủ tịch HĐQT. - Người công bố thông tin: Ông Trịnh Khắc Hậu, Phó Tổng Giám đốc. - Email dùng để công bố thông tin: congbothongtin@tls.vn.
- Ban lãnh đạo: Hội đồng quản trị Ông Lưu Trung Thái, Chủ tịch. Bà Cao Thị Thúy Nga, Thành viên. Ông Quách Mạnh Hào, Thành viên.
Bà Nguyễn Minh Châu, Thành viên. Ông Phan Phương Anh, Thành viên. - Ban giám đốc:
Ông Trần Hải Hà, Quyền Tổng giám đốc. Ông Trịnh Khắc Hậu, Phó tổng giám đốc. Bà Phùng Thị Thanh Hà, Phó Tổng Giám đốc. - Ban kiểm soát:
Bà Nguyễn Thị Thanh Bình, Trưởng ban. Bà Bùi Thị Hồng Hạnh, Thành viên. Bà Nguyễn Kim Chung, Thành viên.
- Giấy phép thành lập và hoạt động: Số 005/GPHĐKD do UBCKNN cấp ngày 11/5/2000.
- Giấy phép bổ sung điều chỉnh sửa đổi: Số 85/GPĐC-UBCK do UBCKNN cấp ngày 07/05/2012.
- Hiện nay MBS được hoạt động kinh doanh với đầy đủ các nghiệp vụ của CTCK theo quy định của pháp luật:
Hoạt động kinh doanh chính của MBS bao gồm: Môi giới chứng khoán.
Hoạt động tư vấn: Tư vấn đầu tư chứng khoán; cổ phần hóa và chuyển đổi hình thức sở hữu doanh nghiệp; Tư vấn tài chính và quản trị doanh nghiệp; Tư vấn phát hành chứng khoán; Tư vấn tái cơ cấu, mua bán sáp nhập doanh nghiệp.
Bảo lãnh phát hành chứng khoán. Tự doanh chứng khoán. Lưu kí chứng khoán. - Chi nhánh và các phòng giao dịch:
+ Chi nhánh sở giao dịch: Tầng M-3-7, số 3 Liễu Giai, quận Ba Đình, Hà Nội.
+ Chi nhánh Hồ Chí Minh: Số 1 – 5 Lê Duẩn, phường Bến Nghé, quận 1, Tp. Hồ Chí Minh.
+ Chi nhánh Hải Phòng: Số 28A Lý Tự Trọng, quận Hồng Bàng, Tp. Hải Phòng.
+ Chi nhánh Hà Nội: Tầng 7, số 98 Ngụy Như Kon Tum, quận Thanh Xuân, Hà Nội.
+ Chi nhánh Vũng Tàu: Tầng 1, tòa nhà VCCI Vũng Tàu, số 155 Nguyễn Thái Học, phường 7, Tp. Vũng Tàu.
- Lợi thế cạnh tranh:
Nền tảng khách hàng lớn;
Nguồn nhân lực được đào tạo bài bản, có kinh nghiệm quốc tế và kỉ luật cao; Dịch vụ tài chính đa dạng, linh hoạt và an toàn;
Công nghệ đồng bộ, hiện đại;
Tính chuyên nghiệp và chăm sóc khách hàng tốt; Chi phí thấp.
- Tầm nhìn:
MBS nhận thức rằng: mỗi khách hàng là một đối tác riêng biệt, có điều kiện tài chính, mục tiêu đầu tư khác nhau và đều hướng đến một sự tăng trưởng tài chính bền vững.
Do đó MBS sáng tạo và nỗ lực không ngừng cùng khách hàng tìm ra các giải pháp đầu tư và tài chính tối ưu được may đo riêng cho từng gia đình và doanh nghiệp.
+ Khách hàng luôn là trung tâm của mọi hoạt động.
+ Nhân lực tại MBS là tài sản quý giá và luôn luôn cần có thử thách. + Tăng trưởng bền vững là mục tiêu trọng yếu và lâu dài của MBS.
Trên cơ sở đó MBS phấn đấu trở thành:
+ Công ty có dịch vụ thuận tiện nhất cho khách hàng cá nhân
+ Chuyên nghiệp nhất trong các nhà cung cấp dịch vụ M&A và thị trường vốn tại Việt Nam.
- Sứ mệnh: Sáng tạo và nỗ lực không ngừng để mang đến cơ hội đầu tư và tăng trưởng tài chính cho tứng khách hàng và đối tác.
2.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển.
Trước yêu cầu đổi mới và phát triển kinh tế, phù hợp với các điều kiện kinh tế - chính trị và xã hội trong nước và xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, trên cơ sở tham khảo có chọn lọc các kinh nghiệm và mô hình thị trường chứng khoán trên thế giới, Việt Nam đã quyết định thành lập thị trường chứng khoán với những đặc thù riêng biệt. Sự ra đời của TTCK Việt Nam được đánh dấu bằng việc đưa vào vận hành Trung tâm giao dịch chứng khoán tại thành phố Hồ Chí Minh ngày 20/07/2000, và thực hiện giao dịch đầu tiên vào ngày 28/07/2000. Thị trường chứng khoán đã đáp ứng phần nào nhu cầu về vốn để tái cơ cấu và phát triển nền kinh tế. TTCK Việt Nam đã chiếm tỷ trọng lớn trong GDP, góp phần vào công cuộc CNH – HĐH của đất nước. Hình thành và phát triển TTCK cả về số lượng và chất lượng là một trong những định hướng phát triển của Chính Phủ nhằm phát triển thị trường. Công ty chứng khoán là một trong những chủ thể tham gia trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Theo Quyết định số 04/1998/QĐ-UBCK ngày 13/10/1998 của UBCKNN, các CTCK được thành lập dưới hình thức pháp lý là công ty cổ phần hoặc trách nhiệm hữu hạn. Đó là những tổ chức kinh tế có tư cách pháp nhân, có vốn riêng và hạch toán kinh tế độc lập. Tùy theo vốn điều lệ và đăng ký kinh doanh mà một công ty có thể thực hiện một hoặc một số nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán: môi giới chứng khoán, tự doanh, bảo lãnh phát hành, tư vấn và lưu ký chứng khoán.
Được thành lập từ tháng 5 năm 2000 bởi Ngân hàng TMCP Quân đội (MB), CTCP Chứng khoán MB (MBS) là một trong 5 công ty chứng khoán đầu tiên tại Việt Nam. Sau gần 14 năm không ngừng phát triển, MBS đã trở thành một trong những CTCK hàng đầu Việt Nam. Trong hai năm liên tiếp 2009 và 2010, MBS đã vươn lên dẫn đầu thị phần môi giới tại cả hai sở giao dịch: Sở GDCK Hà Nội (HNX) và Sở GDCK TP. HCM (HOSE) và liên tục đứng trong Top 10 thị phần tại cả hai sở.
Với thế mạnh là công ty thành viên của Tập đoàn MB, MBS liên tục vươn lên đạt các mốc phát triển mới cả về quy mô và nghiệp vụ.Vốn điều lệ của MBS đã tăng dần qua các năm từ 9 tỷ VNĐ lên 1.200 tỷ VNĐ.
Hiện nay, MBS đã triển khai đầy đủ các nghiệp vụ của một công ty chứng khoán bao gồm tư vấn đầu tư, môi giới chứng khoán, lưu ký chứng khoán, tư vấn và bảo lãnh phát hành chứng khoán.Mạng lưới chi nhánh và các phòng giao dịch của MBS đã được mở rộng và hoạt động có hiệu quả tại nhiều thành phố trọng điểm. MBS đã thu hút và phát triển được một đội ngũ nhân sự năng động trong đó có hàng chục chuyên gia phân tích và hàng trăm chuyên viên quan hệ khách hàng cá nhân và tổ chức được đào tạo bài bản, có tư cách đạo đức tốt, không ngừng phấn đấu để cung cấp dịch vụ và các giải pháp kinh doanh cho khách hàng với sự cẩn trọng, chuyên nghiệp và trách nhiệm cao nhất.
- Năm 2000: Thành lập bởi Ngân hàng TMCP Quân đội với vốn điều lệ: 9.000.000.000 VNĐ. Lấy tên là CTCP Chứng khoán Thăng Long ( TSC). - Năm 2003: Tăng vốn điều lệ lên 43 tỷ đồng. Khai trương chi nhánh tại TP. Hồ Chí Minh.
- Năm 2006: Tăng vốn điều lệ lên 120 tỷ đồng.
- Năm 2007: Cổ phần hóa. Tăng vốn điều lệ lên 300 tỷ đồng. - Năm 2008: Tăng vốn điều lệ lên 420 tỷ đồng.
- Năm 2009: Tăng vốn điều lệ lên 800 tỷ đồng. Khai trương chi nhánh Hải Phòng. Trở thành công ty chứng khoán có vị trí thị phần môi giới số 1 tại cả 2 sở giao dịch HNX và HSX.
- Năm 2010: Tăng vốn điều lệ lên 1200 tỷ đồng. Trở thành công ty chứng khoán có vị trí thị phần môi giới số 1 tại cả 2 sở giao dịch HNX và HSX. - Năm 2012: Đổi tên thành công ty cổ phần chứng khoán MB ( MBS). Thay đổi logo và hệ thống nhận diện mới.
2.1.3. Cơ cấu tổ chức và chức năng của các phòng ban.2.1.3.1. Cơ cấu tổ chức.