Cơ cấu tổ chức và chức năng của các phòng ban

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tư vấn tại công ty cổ phần chứng khoán MB (Trang 46)

2.1.3.1. Cơ cấu tổ chức.

2.1.3.2. Chức năng và nhiệm vụ cụ thể của các phòng ban.Đại hội đồng cổ đông. Đại hội đồng cổ đông.

Đại hội đồng cổ đông là cơ quan quyết định cao nhất của công ty gồm Đại hội các cổ đông có quyền biểu quyết, họp ít nhất mỗi năm một lần. Đại hội đồng cổ đông thông qua các báo cáo tài chính hàng năm của công ty và ngân sách tài chính cho năm tiếp theo, bầu miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban Kiểm soát của công ty…

Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định thực hiện các quyền và nghĩa vụ của công ty không thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông. Hội đồng quản trị thực hiện chức năng quản lý và kiểm tra giám sát hoạt động của công ty, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho Giám đốc thực hiện Nghị quyết, Quyết định của hội đồng quản trị.

Ban kiểm soát.

Ban kiểm soát là tổ chức thay mặt cổ đông để kiểm soát mọi hoạt động kinh doanh quản lý và điều hành củacông ty. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn theo Điều lệ công ty cổ phần chứng khoán MB. Hoạt động của Ban kiểm soát phải đảm bảo khách quan, trung thực, chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật, chế độ chính sách nhà nước, Điều lệ, quy chế của công ty và các nghị quyết, quyết định của hội đồng quản trị.

Ban giám đốc.

Ban giám đốc do Hội đồng Quản trị bổ nhiệm, bao gồm 01 Tổng Giám đốc và 02 Phó Tổng Giám đốc. Tổng Giám đốc điều hành hoạt động hàng ngày của công ty và chịu trách nhiệm trước Hội đồng Quản trị và trước pháp luật về việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình.

Ban pháp chế.

Ban pháp chế là tổ chức có chức năng năng quản lý, chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện công tác pháp chế, thanh tra thuộc phạm vi quản lý của công ty. Ban pháp chế được quyền ban hành các quy định, chế tài áp dụng trong công ty và thanh tra kiểm tra việc thực hiện các quy định đó.

Có trách nhiệm xây dựng hệ thống kiểm soát rủi ro thị trường và các rủi ro khác có liên quan đến hoạt động giao dịchchứngkhoán của nhà đầu tư, hoạt động kinh doanh chứngkhoán và dịchvụ tài chính của Công ty.

Ban kiểm soát nội bộ.

Ban kiểm soát nội bộ là bộ phận chức năng tham mưc cho ban điều hành công ty, hoạt động của phòng nhằm dự báo, phát hiện, ngăn ngừa và chống tất cả các rủi ro gắn liền với các hoạt động của công ty.

Hội đồng chính sách.

Hội đồng chính sách là bộ phận đề xuất ra tất cả các chính sách trong công ty như chính sách nhân sự, chính sách lương…

Khối dịch vụ chứng khoán.

Thực hiện các hoạt động liên quan đến nghiệp vụ môi giới chứng khoán như đặt lệnh, chăm sóc và tư vấn đầu tư chứng khoán cho khách hàng.

Khối nghiệp vụ.

Là khối kế toán giao dịch và kiểm soát nghiệp vụ. Bộ phận có trách nhiệm hạch toán các giao dịch của công ty và của khách hàng trên hệ thống, thực hiện các nghiệp vụ thanh toán tiền và lưu ký chứngkhoán, xử lý báo cáo khớp lệnh, quản lý sổ cổ đông và các nghiệp vụ kiểm soát giao dịch và xử lý tài khoản.

Khối dịch vụ ngân hàng đầu tư (Investment banking).

Là khối phụ trách hoạt động tư vấn của công ty, thực hiện các công tác liên quan đến quy trình tư vấn cho khách hàng.

Trung tâm công nghệ thông tin.

Tổ chức, quản lý, điều hành và phát triển các hoạt động liên quan đến công tác thông tin tại hội sở và trên toàn hệ thống; cung cấp và duy trì các

phương tiện tin học như máy vi tính, hệ thống mạng, hệ thống bảng điện tử, hệ thống giao dịch hiện đại tiên tiến nhất.

Khối hành chính – tổng hợp.

Hỗ trợ về hành chính và hậu cần nhằm đáp ứng một cách hiệu quả nhu cầu phục vụ cho các hoạt động quản lý và hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Thực hiện công tác hành chính quản trị/ văn phòng tổng hợp.

2.1.4. Quy trình hoạt động tư vấn tại MBS. Quy trình tư vấn cổ phần hóa doanh nghiệp:

Bước 1: Tìm kiếm khách hàng: Thông qua các kênh thông tin, gửi “giới thiệu công ty” và “ chào dịch vụ” cho khách hàng.

Bước 2: Gặp gỡ trao đổi thông tin với khách hàng: Gửi bản câu hỏi khảo sát DN, trao đổi trực tiếp, gửi danh sách các tài liệu yêu cầu cung cấp, xác định mục tiêu, nhu cầu tư vấn CPH DN.

Bước 3: Ký kết hợp đồng: Soạn thảo hợp đồng, đàm phán và ký kết hợp đồng.

Bước 4: Thực hiện tư vấn: Xác định giá trị DN, lập phương án cổ phần hóa, tổ chức bán cổ phần, đại hội đồng cổ đông lần thứ 1, đăng ký kinh doanh, ra mắt công ty cổ phần và thực hiện công bố thông tin, bàn giao DN sau khi CPH.

Bước 5: Thanh lý hợp đồng: Trình bày kết quả, thanh lý và thanh toán hợp đồng. Bước 6: Hậu tư vấn: Quan sát tình hình hoạt động của DN sau khi đã được tư vấn, đúc kết kinh nghiệm và đề xuất hướng phát triển.

Quy trình tư vấn niêm yết:

Bước 1: Gặp gỡ doanh nghiệp: Giới thiệu về công ty, tìm hiểu nhu cầu, giải đáp những vướng mắc, đề xuất của DN, kiểm tra các điều kiện niêm yết theo NĐ số 14/2007/NĐ – CP.

Bước 2: Ký kết hợp đồng: Soạn thảo hợp đồng, thương thảo hợp đồng, ký kết HĐ chính thức, chuyển giao HĐ đã ký cho phòng kế toán và lưu tại phòng tư vấn, hành chính.

Bước 3: Chuẩn bị triển khai: Hướng dẫn DN tiến hành kiểm toán: BCTC, nguồn vốn, thu thập thông tin về DN, giải trình lên UBCK nếu DN thực hiện phát hành ra công chúng chưa báo cáo UBCK.

Bước 4: Triển khai thực hiện: Lập hồ sơ đăng ký công ty đại chúng, lập hồ sơ xin niêm yết và lập hồ sơ xin lưu ký.

Bước 5: Thống nhất hồ sơ với tổ chức niêm yết.

Bước 6: Hiệu chỉnh và nộp hồ sơ: Nộp hồ sơ đăng ký công ty đại chúng ( gửi UBCKNN), nộp hồ sơ xin niêm yết ( gửi SGDCK), nộp hồ sơ xin lưu ký, Gửi VSD.

Bước 7: Hoàn thiện hồ sơ niêm yết: Gửi thông báo chấp thuận đăng ký chứng khoán của VSD cho SGDCK.

Bước 8: Hoàn tất việc niêm yết: Hoàn tất thủ tục để chính thức giao dịch, phối hợp tổ chức roadshow về TCNY, phối hợp tổ chức phiên giao dịch đầu tiên. Bước 9: Thanh lý hợp đồng: Lập biên bản nghiệm thu và thanh lý HĐ, thanh toán hợp đồng, lưu trữ hồ sơ.

Bước 10: Hậu tư vấn: Quan sát tình hình hoạt động của DN sau khi đã được tư vấn, đục kết kinh nghiệm và đề xuất hướng phát triển.

Quy trình tư vấn phát hành cổ phiếu, trái phiếu ra công chúng: Bước 1: Tiếp xúc và ký hợp đồng với khách hàng: Giới thiệu về công ty, tìm hiểu nhu cầu giải đáp những vướng mắc, đề xuất của doanh nghiệp, kiểm tra điều kiện phát hành của DN theo quy định, tiến hành đàm phán và ký hợp

đồng nếu DN đủ điều kiện sau đó CVTV lập dự thảo hợp đồng tư vấn trình TPTV và BLĐ, thu tiền tạm ứng hợp đồng tư vấn.

Bước 2: Nộp hồ sơ lên UBCK:

Bước 3: Công bố thông tin và tổ chức Roadshow ( nếu cần)

Bước 4: Thực hiện chào bán và phân phối chứng khoán: Xây dựng quy chế chào bán, nhận đăng kí mua chứng khoán của nhà đầu tư, xử lý số chứng khoán không bán hết, chốt danh sách, thiết kế mẫu sổ, phân phối.

Bước 5: Hỗ trợ sau chào bán và thanh lý hợp đồng:

2.2. Thực trạng hoạt động kinh doanh của MBS trong những năm vừa qua.Là CTCK hoạt động trên TTCK Việt Nam, kết quả hoạt động kinh doanh Là CTCK hoạt động trên TTCK Việt Nam, kết quả hoạt động kinh doanh của MBS phụ thuộc vào sự biến động của thi trường.

Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản ( ROA):

Chỉ tiêu ROA thể hiện tính hiệu quả của quá trình tổ chức, quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này cho biết bình quân cứ một đồng tài sản được sử dụng trong quá trình sản xuất kinh doanh thì tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận.

Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu ( ROE):

Chỉ tiêu ROE cho biết số lợi nhuận được thu về cho các chủ sở hữu doanh nghiệp sau khi họ đầu tư một đồng vốn vào sản xuất kinh doanh.

BẢNG 2.1: ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA MBS QUA CÁC NĂM.

ĐVT: tỷ đồng

Doanh thu thuần từ kinh doanh chứng khoán

24.97 394.38 690.31 1307.07

Chi phí 25.51 379.7 1278 1258

Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp 2.29 11.9 -592.12 44.57 Tổng tài sản bình quân 2712.5 2906 4778 5582.5 Vốn chủ sở hữu bình quân 1016 802.5 1095.5 1184.5 ROA 0.0844% 0.41 % -12.4 % 0.798 % ROE 0.225 % 1.483 % -54.05 % 3.763 % ( Nguồn: www.hsx.vn)

Năm 2010: ROA = 0.798 cho biết bình quân cứ 100 đồng tài sản được sử dụng trong quá trình sản xuất kinh doanh thì tạo ra 0.798 đồn g lợi nhuận. ROE = 3.763 cho biết cứ đầu tư 100 đồng vốn chủ sở hữu thì tạo ra 3.763 đồng lợi nhuận sau thuế.

Năm 2011: ROA = -12.4: Bình quân cứ sử dụng 100 đồng tài sản thì sẽ tạo ra -12.4 đồng lợi nhuận. ROE = -54.05 cho biết bình quan cứ sử dụng 100 đồng vốn chủ thì sẽ tạo ra -54.05 đồng lợi nhuận.

Năm 2012: ROA = 0.41: Bình quân cứ sử dụng 100 đồng tài sản thì tao ra 0.41 đồng lợi nhuận. ROE = 1.483 cho biết bình quân cứ 100 đồng vốn chủ được sử dụng sẽ tạo ra 1.483 đồng lợi nhuận.

Năm 2013: ROA = 0.0844: Bình quân cứ sử dụng 100 đồng tài sản thì tạo ra 0.0844 đồng lợi nhuận. ROE = 0.225 cho biết bình quân sử dụng 100 đồng vốn chủ sở hữu thì sẽ tạo ra 0.225 đồng lợi nhuận.

Như ta có thể thấy diễn biến bất thường của thị trường chứng khoán năm 2010 đã ảnh hưởng không nhỏ tới kết quả kinh doanh của các CTCK nói chung và MBS nói riêng. Theo số liệu của UBCKNN công bố thì có hơn 20 công ty chứng khoán làm ăn thua lỗ, nhiều công ty chứng khoán trong tình

trạng doanh thu chỉ đủ bù đắp chi phí và hầu hết các công ty chứng khoán không hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh đề ra. Vượt lên trên những khó khăn thử thách của thị trường, toàn thể cán bộ nhân viên MBS đã đồng lòng phấn đấu hoàn thành tốt công việc để mang lại lợi nhuận cho công ty. Kết thúc năm tài chính, doanh thu MBS đạt 1307.07 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt hơn 44 tỷ đồng, ROA và ROE cũng tương đối cao.

Thị trường chứng khoán đã trải qua một năm 2011 đầy thách thức và khó khăn. Xu hướng thị trường đã đi ngược lại với những kỳ vọng của các CTCK, các nhà phân tích và các nhà đầu tư về khả năng phục hồi. Hoạt động kinh doanh của các CTCK gặp nhiều khó khăn, hầu hết các công ty đều kinh doanh thua lỗ và không hoàn thành kế hoạch đề ra và MBS cũng không nằm ngoài xu hướng đó. Do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan, doanh thu MBS năm 2011 chỉ đạt gần 700 tỷ đồng, chi phí hơn 1200 tỷ và lợi nhuận âm khoảng 592 tỷ đồng.

Năm 2012 là một năm khó khăn của nền kinh tế Việt Nam, từ những khó khăn kinh tế vĩ mô đến khó khăn của doanh nghiệp. Thị trường chứng khoán năm 2012 ảm đạm đã tác động đến hoạt động kinh doanh của hầu hết các công ty chứng khoán trên thị trường nói chung và MBS nói riêng. Tuy nhiên, với sự hỗ trợ từ phía Ngân hàng mẹ MB kết hợp những định hướng đúng đắn từ phía ban điều hành của MBS cộng với sự nỗ lực của toàn bộ CBNV trong công ty nên MBS đã hoàn thành vượt kế hoạch đã đề ra, cụ thể doanh thu đạt 395.2 tỷ hoàn thành 127.5% và lợi nhuận đạt 11.9 tỷ hoàn thành 112% so với kế hoạch đặt ra.

Năm 2013 đã ghi dấu nhiều thay đổi lớn trên thị trường chứng khoán, từ khung pháp lý tới cơ chế giao dịch và đặc biệt là những kết quả của việc tái cấu trúc các tổ chức tài chính trung gian. Năm 2013, thị trường chứng khoán Việt Nam nằm trong Top thị trường tăng trưởng tốt nhất thế giới, VN-Index

tăng xấp xỉ 22% và chốt năm tại mức 504,63 điểm, HN-Index ghi nhận mức tăng là 18,83% và chốt năm tại mức 67,84 điểm. VN-Index biến động tăng/giảm quanh ngưỡng 500 điểm, mức điểm cao nhất đạt được là 528 điểm vào ngày 7.6.2013. Thanh khoản trên hai sàn diễn biến khá trái chiều nhau. Khối lượng khớp lệnh trung bình sàn TP.HCM (HSX) đạt 59,3 triệu đơn vị, tăng 28% so với năm 2012; trên sàn Hà Nội (HNX) là 40 triệu đơn vị, giảm 11% so với năm 2012. Có thể thấy, sự tích cực của dòng vốn đầu tư nước ngoài trong năm 2013 thể hiện khá rõ trên sàn HSX, theo đó, giá trị mua ròng cả năm của sàn TP.HCM là 5.547 tỉ đồng, tăng 65,4% so với năm 2012.

Tính chung hai sàn giao dịch, lượng vốn đầu tư nước ngoài gián tiếp đạt 6.869 tỉ đồng, tăng 51% so với cùng kỳ, tương đương 325 triệu USD. Dòng vốn từ các quỹ ETF chiếm 12% lượng vốn nước ngoài vào ròng, trong đó, VNM ETF thu hút được 66,88 triệu USD còn FTSE Vietnam bị rút khoảng 7,5 triệu USD trong năm 2013.

Trong năm 2013, cùng với sự phục hồi của nền kinh tế, niềm tin của nhà đầu tư đối với kênh đầu tư chứng khoán cũng đã trở lại. Ngoài ra, quyết định về việc kéo dài thời gian giao dịch, tăng biên độ giao dịch và mở thêm các công cụ đầu tư mới… đã giúp gia tăng sức bật cho TTCK. MBS cũng nằm trong xu thế đó. Kết thúc năm tài chinh 2013,do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan doanh thu thuần từ hoạt động kinh doanh chứng khoán của MBS chỉ đạt 24.97 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế là 2.29 tỷ đồng, giảm mạnh so với năm 2012. Chúng ta sẽ tìm hiểu chi tiết hơn kết quả hoạt động kinh doanh của MBS trong 4 năm 2010, 2011, 2012, 2013 với các hoạt động cụ thể sau: 2.2.1. Hoạt động môi giới.

Là hoạt động mà công ty đứng ra làm trung gian giao dịch (mua, bán) chứng khoán cho nhà đầu tư. Môi giới chứng khoán vẫn chứng tỏ là hoạt

động quan trọng của công ty với mức doanh thu khá cao. MBS liên tiếp nằm trong top 10 thị phần môi giới trong những năm gần đây.

Cụ thể năm 2010 với mức doanh thu là hơn 234.5 tỷ đồng chiếm 17.87% tổng doanh thu, là công ty chứng khoán có vị trí thị phần môi giới số1 trên cả 2 sàn HNX và HSX. Năm 2011 với mức doanh thu là hơn 56.2 tỷ đồng chiếm 8.12% tổng doanh thu, MBS vẫn duy trì vị trí số1 về thị phần môi giới trên sàn HNX (chiếm 6.57%) nhưng chỉ xếp vị trí số 4 trên sàn HSX (chiếm 5.46%). Trong năm 2012 doanh thu môi giới đạt gần 47.8 tỷ đồng chiếm 12.11% tổng doanh thu, tuy nhiên về thị phần môi giới của MBS trên toàn thị trường có sự biến động mạnh. Trên sàn HNX, MBS chỉ đứng vị trí thứ 5 (chiếm 4.8%) trên sàn HSX đứng vị trí thứ 7 (chiếm 3.81%). Năm 2013, doanh thu môi giới đạt 6.94 tỷ đồng chiếm 27.78% tổng doanh thu. Sự bất ổn của thị trường chứng khoán trong những năm gần đây cùng với việc tái cấu trúc lại công ty chứng khoán cũng kéo theo doanh thu của các công ty chứng khoán sụt giảm và trong đó doanh thu môi giới cũng sụt giảm qua các năm tuy vậy hoạt động môi giới vẫn được coi là hoạt động mang lại doanh thu lớn cho MBS.

HÌNH 2.2.1: DOANH THU HOẠT ĐỘNG MÔI GIỚI CỦA MBS. ĐVT: tỷ đồng.

Năm 20100 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 50 100 150 200 250 234.5 56.2 47.8 6.94 0 DT ho t đ ng môi gi iạ ộ ớ DT ho t đ ng môi gi iạ ộ ớ ( Nguồn: www.hsx.vn).

HÌNH 2.2.2: TỶ TRỌNG DOANH THU HOẠT ĐỘNG MÔI GIỚI TRÊN TỔNG DOANH THU

Nam 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tư vấn tại công ty cổ phần chứng khoán MB (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)