Kinh nghiệm của một số địa phương về ứng dụng dịch vụ công trực tuyến

Một phần của tài liệu Ứng dụng dịch vụ công trực tuyến tại các cơ quan hành chính trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 40 - 48)

1.3.1. Kinh nghiệm của một địa phương

1.3.1.1. Kinh nghiêm của thành phố Đà Nang

Giảm thời gian xử lý hồ sơ trực tuyến, thử nghiệm cấp phát giấy tờ tự động, cung cấp nhiều tiện ích tạo thuận lợi cho nguời dùng... là 3 trong những biện pháp Đà Nang đã triển khai đế khuyển khích người dân sử dụng các dịch vụ công trực tuyến.

Theo kết quả đánh giá mức độ ứng dụng CNTT của cơ quan nhà nước năm 2018 mới được Cục Tin học hóa (Bộ TT&TT) công bố, ở khối các tỉnh, thành phố, với việc đạt 0,871 điểm, Đà Nằng đà là địa phương dẫn đầu cả nước về ứng dụng CNTT, phát triển Chính quyền điện tử trong năm ngoái.

Đặc biệt, theo nghiên cứu của Viện Nghiên cứu Chính sách và Phát triển Truyền thông (IPS) thuộc Hội truyền thông số Việt Nam, Đà Nằng là 1 trong 10 tỉnh, thành phố có tổng số hồ sơ tiếp nhận qua hệ thống thông tin một cửa điện tử cao nhất, với

640.399 hồ sơ, đồng thời cùng nằm trong Top 10 tỉnh có tổng số hồ sơ được giải quyết đúng hạn cao nhất, với 633.388 hồ sơ được giải quyết đúng hạn, đạt tỉ lệ hơn 98,9%.

Theo thống kê, tính đến cuối năm 2018, Đà Nằng đã triển khai 647 DVCTT mức 3 và 4, chiếm 66% tổng số TTHC, tăng 3,14 lần so với năm 2015. Kết quả thực tế đạt được trong ứng dụng DVCTT của Đà Nằng tăng 1,5 lần so với mục tiêu cải cách hành chính của Thành phố vào năm 2020. Nghị quyết 17 của Chính phủ đạt mục tiêu đến năm 2020 số DVCTT mức 3 và 4 chiếm 30% tổng số TTHC thì hiện tại tỷ lệ này của Đà Nang đã là 66%

TI Tinh. thành phố trực thuộc Trung inmg

Năm 2018 Năm 2017

1 TP. Nằng OI (O.87I) 02 (0.716) 2 Thừa Thiên - Hue 02 (0.857) 01 (0.727) 3 Quãng N inh 03 (0.837) 04 (0.703) 4 Binh Dưiĩng 04(0.812) 11 (0.659) 5 Lãm Dồng 05 (0.809) 03 (0.714) 6 Khánh Hòa 06 (0.807) 07 (0.678) 7 TP. 1 lồ Chi Minh 07 (0.795) 05 (0.688) 8 Băc Giang 08 (0.793) 27 (0.588) 9 Thanh Hóa 09 (0.781) 17(0.633) 10 Binh Dinh 10 (0.778) 2^10.589) 1 ỉ TP. NỘI 11 (0,774)

Hình 1.1: Chỉ ICT của các tỉnh, thành phô năm 2018

Nguồn: Cục Tin học hóa - Bộ TT&TT

Theo đánh giá của Cục Tin học hóa - Bộ TT&TT, Đà Nang là địa phương dẫn đầu cả nước về ứng dụng DVCTT trong năm 2018. số liệu thống kê về kết quả ứng dụng DVCTT của thành phố Đà Nang cũng cho thấy, năm 2018 tỷ lệ dịch vụ công phát sinh hồ sơ trực tuyến là 47%, tỷ lệ này năm 2017 là 32%; tỷ lệ hồ sơ trực tuyến của Thành phố năm 2018 là 44% (năm 2017 là 35%). “Như vậy, tỷ lệ hồ sơ trực tuyến của Đà Nằng đã gần đạt mục tiêu cải cách hành chính của thành phố Đà Nằng vào năm 2020 (50%) và gấp hơn 2 lần so với mục tiêu Nghị quyết 17 của Chính phủ vào

năm 2020 (20%)”.

Tính đến hết năm 2020, Công dịch vụ công thành phố tại địa chỉ https://dichvucong.danang.gov.vn có lợi thế được xây dựng theo mô hình nền tảng, là lồi để dễ dàng định nghĩa dịch vụ công trực tuyến và tiết kiệm chi phí; do đó việc triển khai các dịch vụ trực tuyến mức 3, 4 khá thuận lợi, Theo số liệu thống kê của Sở TT&TT Đà Nằng, tính đến hết năm 2020, tồng số dịch vụ công trực tuyến mức 4 trên Cổng dịch vụ công của thành phố là 759 dịch vụ, đạt tỷ lệ 45,1% trên tổng số 1.683 thủ tục hành chính.

Như vậy, đến nay Đà Nằng đã hoàn thành vượt chỉ tiêu 30% dịch vụ công trực tuyển mức 4 Chính phủ giao cho các bộ, ngành, địa phương trong năm 2020 tại Nghị

quyêt 17 ngày 7/5/2019 vê một sô nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát triên Chính phủ điện tử giai đoạn 2019 - 2020, định hướng đến 2025.

Bên cạnh đó, Đà Nằng đã và đang tiến hành chuẩn hóa các bộ thủ tục hành chính để xây dựng dịch vụ công trực tuyến phục vụ tích hợp lên cổng dịch vụ công quốc gia. Hiện nay, việc triển khai tích họp về mặt kỹ thuật đã hoàn thành.

Sở TT&TT Đà Nằng đề nghị Cục Kiểm soát thủ tục hành chính, Văn phòng Chính phủ công khai 522 dịch vụ công trực tuyến đã hoàn thành của thành phố Đà Nằng lên cổng dịch vụ công quốc gia. Cơ quan này đã công khai 130 dịch vụ công trực tuyến của Đà Nang trên cổng.

Sở TT&TT TP Đà Nang cho biết, tỷ lệ hồ sơ nộp trực tuyến đạt gần 60% trên tổng số hồ sơ phát sinh. Đặc biệt, trước tình hình dịch Covid-9 tại Đà Nằng, cổng dịch vụ công thành phố được duy trì hoạt động ổn định để phục vụ nhu cầu nộp dịch vụ công trực tuyến tăng cao của người dân, tố chức.

Đe triển khai ứng dụng DVCTT thành công, trong thời gian qua thành phố Đà Nằng đã đẩy mạnh thực hiện 7 nhóm giải pháp chính đó là: Chỉ đạo, lãnh đạo quyết liệt; Chính sách đầu tư; Lựa chọn dịch vụ công cần thiết, phù hợp để triển khai; Chất lượng hồ sơ bảo đảm, công khai cho tố chức, công dân; Quy định trách nhiệm của các cơ quan, đặc biệt Sở TT&TT nhiều hơn; Các giải pháp, tiện ích thuận lợi cho tổ chức, công dân sử dụng; Các biện pháp, tiện ích thuận lợi cho cán bộ công chức viên chức tham gia xử lý DVCTT.

Cụ thể, về chỉ đạo, quyết tâm của lãnh đạo, Ban thường vụ Thành ủy Đà Nằng có một chương trình hành động, trong đó có nội dung "Đen năm 2020 Đà Nằng phải có 100% TTHC cung cấp ở mức 3 và 4”. Từ chương trình của Ban thường vụ Thành ủy, ƯBND TP Đà Nang đã giao Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, địa phương đẩy mạnh công tác ứng dụng CNTT, xem đây là giải pháp "lõi” đề nâng cao hiệu quả công việc trong xu hướng yêu cầu sắp xếp tổ chức bộ máy của Hệ thống chính trị tinh gọn.

Từ đầu năm 2017, ƯBND Thành phố đã ban hành Quy chế xây dựng, vận hành và khai thác dịch vụ công trực tuyến trên Hệ thống thông tin chính quyền điện tử TP

Đà Nằng, trong đó quy định rõ trách nhiệm của các cơ quan, cá nhân.

Đặc biệt, Đà Năng cũng đà đưa ra những chính sách khuyên khích người dân, doanh nghiệp không nộp hồ sơ giấy; người dân sẽ được miễn phí chuyển phát dịch vụ bưu chính công ích khi họ sử dụng dịch vụ công trực tuyến, chi phí này Thành phố trả thay người dân; đồng thời Đà Nằng cũng thử nghiệm việc cấp phát giấy tờ tự động, theo đó người dân có thể lấy kết quả giải quyết TTHC qua mạng.

Một kinh nghiệm nữa của Đà Nằng là triển khai thống nhất trong điều hành: việc ứng dụng DVCTT được đưa vào kế hoạch cải cách TTHC cũng như kiến trúc tổng thể Chính quyền điện tử Thành phố.

Đáng chú ý, không ứng dụng các DVCTT theo “hàng ngang”, Đà Nằng đã ra quy định lựa chọn DVC ưu tiên triển khai trực tuyến. Theo đó, DVC triển khai trực tuyến mức 3 thì năm trước đó phải có ít nhất 50 hồ sơ trực tuyến; và DVC triển khai mức 4 là nhừng DVC đã có ít nhất 30% hồ sơ mức 3.

Bên cạnh đó, để tạo thuận lợi cho người dân, đồng thời kiểm soát được quá trình xử lý của các cơ quan, Đà Nằng đã tích hợp cổng DVCTT vào hệ thống một cửa điện tử. Việc triển khai ứng dụng dịch vụ công trực tuyến được thực hiện trên 1 nền tảng, theo 1 quy trình thống nhất, với 01 cơ quan triển khai, vận hành, cập nhật; không triển khai riêng lẻ trên website của các cơ quan.

Đà Nằng đã tổ chức Trung tâm Thông tin dịch vụ công với đầu số 1022 để hướng dẫn, giải đáp thắc mắc của người dân liên quan đến sử dụng dịch vụ công trực tuyến. Thành phố triển khai đa đối tác, nhiều đơn vị tham gia cùng Đà Nằng triển khai DVCTT. Đơn cử như, Đà Nằng đa dạng kênh và đối tác thanh toán trực tuyến để tồ chức, công dân lựa chọn sử dụng. Triển khai thanh toán điện tủ’ cho DVCTT qua dịch vụ của MoMo, NAPAS và VietinBank, bắt đầu ứng dụng hóa đơn điện tử, phiếu thu điện tử, thông qua hợp tác với VNPT.

Cũng nhằm khuyến khích người dân sử dụng DVCTT, Đà Nằng đã quy định giảm thời gian xử lý hồ sơ trực tuyến. Thủ tưởng các cơ quan, đơn vị, địa phương được yêu cầu phải rút ngắn thời gian xử lý với các hồ sơ trực tuyến đến 50% so với quy định với nộp hồ sơ trực tiếp.

Thành phố còn yêu cầu các cơ quan, đơn vị nhất là Sở TT&TT Đà Nằng phải

gương mẫu, khi dùng DVC cùa cơ quan khác thì bắt buộc phải ứng dụng DVCTT.

Cùng với đó, nhiều dịch vụ tiện ích đã được Đà Nang triển khai để giúp người dân thuận tiện hơn trong sử dụng DVCTT như: tiện ích tra cứu hồ sơ qua SMS, Zalo, email; chức năng tự động gửi SMS thông báo trên tài khoản cho người dân khi đã nhận hồ sơ DVCTT và khi có kết quả xử lý hồ sơ; tổ chức hướng dẫn người dân sử dụng DVCTT qua tổng đài 1022 của Trung tâm thông tin dịch vụ công, hay qua Chatbot...

1.3.1.2. Kỉnh nghiêm của Thành phổ Hồ Chỉ Minh

Hiện nay, thành phố Hồ Chí Minh cũng như các địa phương khác đang triển khai ứng dụng DVCTT và giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa

liên thông. Đối với Thành phố Hồ Chí Minh, cơ chế một cửa tiếp tục được triển khai đồng bộ, trong đó chú trọng nâng cao chất lượng thực hiện để giải quyết tốt công việc của tố chức và công dân.

Đến năm 2015, đã có 100% các sở, ngành, quận, huyện, xã, thị trấn áp dụng cơ chế một cửa trong giải quyết các TTHC của cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp trên địa bàn thành phố theo thẩm quyền quy định. Hầu hết các lĩnh vực áp dụng cơ chế một cửa đều được xây dựng quy trình có hướng dẫn chi tiết và được niêm yết công khai.

Đối với cơ chế một cửa liên thồng cũng đã được thực hiện tại một số sở, ngành của thành phố, như: Sở Tài nguyên và Môi trường phối họp liên ngành để giải quyết hồ sơ giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất; công nhận và cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho tổ chức đang sử dụng đất trên địa bàn thành phố; giữa Sở Giao thông Vận tải với Khu Quản lý Giao thông đô thị và Cảng vụ Đường thủy nội địa trong thủ tục cấp phép đào đường và cấp phép hoạt động bến thủy nội địa...

Có 24/24 UBND quận, huyện trên địa bàn thành phố đã triển khai quy trình liên thông hoàn chỉnh giữa UBND quận, huyện và UBND xã, phường, thị trấn trên lĩnh vực đất đai, xây dựng, đăng ký kinh doanh, đăng ký mã số thuế và hộ tịch, bảo hiểm y tế, đãng ký, quản lý cư trú. Đối với việc triển khai DVC, thành phố đã triển khai 46 dịch vụ công trực tuyến mức độ 4; 426 dịch vụ công trực tuyến mức độ 3; 1.700 dịch

vụ công trực tuyến mức độ 2; không có dịch vụ công trực tuyến mức độ 1. Thành phố cũng đang đánh giá lại các dịch vụ công trên cơ sở đã triển khai để thực hiện ứng dụng các dịch vụ công đáp ứng nhu cầu cùa người dân.

Trong thời gian vừa qua, Thành phố Hồ Chí Minh đang nỗ lực xây dựng Chính quyền điện tử hướng đến chính quyền số, một trong những nhiệm vụ trọng tâm và cấp thiết là nâng cao hiệu quả ứng dụng dịch vụ công trực tuyến cho người dân và doanh nghiệp thành phố.

Từ năm 2017, thành phố đã tập trung triển khai thực hiện các giải pháp để nâng cao hiệu quả cung cấp dịch vụ công trực tuyến cụ thể:

về ban hành các vãn bản triển khai thực hiện: trong các chương trình, kế hoạch hàng năm của thành phố đều đưa việc triển khai dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4

là nhiệm vụ trọng tâm phải triển khai tại các đơn vị và cũng là chỉ tiêu đánh giá xếp hạng ứng dụng công nghệ thông tin hàng năm.

về công tác tuyên truyền, hướng dẫn, hỗ trợ cho người dân, doanh nghiệp: UBND thành phố đã chỉ đạo các sở, ban, ngành, quận, huyện thực hiện:

- Công khai các quy trình, thủ tục hồ sơ dịch vụ công trực tuyến tại cồng thông tin điện tử và phòng một cửa của Quận, huyện.

- Tổ chức hội nghị tuyên truyền, hướng dẫn tại UBND quận và UBND các phường, xã, thị trấn;

- Tuyên truyền với nhiều hình thức như: treo pano, băng rôn và niêm yết thông tin hướng dẫn thao tác nộp hồ sơ trực tuyến tại các sở, ban, ngành, quận, huyện, trụ sở

UBND phường và bảng tin khu phố.

- Thành lập các tổ tư vấn tại bộ phận Một cửa của đon vị và ƯBND các phường, xã thị trấn và tại các khu phố để tuyên truyền, hồ trợ người dân, doanh nghiệp tham gia sử dụng dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4.

- Tổ chức điểm hỗ trợ người dân nộp hồ sơ trực tuyến tại các phường - xã, thị trấn; bố trí máy móc, thiết bị và nhân sự để hỗ trợ người dân sử dụng dịch vụ công trực tuyến.

- Nghiên cứu giảm thời gian xử lý đối với các dịch vụ công trực tuyến đế khuyến

khích người dân tham gia sử dụng; thêm nhiêu tiện tích cho người dân khi sừ dụng dịch vụ công trực tuyến thông qua sự hỗ trợ nhà nước và các phương tiện CNTT; minh bạch thông tin với người dân: nhắn tin, thư điện tử (email), công khai thông tin trên trang thông tin điện tử, chủ động trong việc cung cấp thông tin.

- Tập trung triền khai dịch vụ công trực tuyến theo chiều sâu (tập trung hỗ trợ, hướng dẫn đối với các dịch vụ công trực tuyến được người dân, doanh nghiệp sử dụng nhiều).

Với các giải pháp nêu trên, từ năm 2017 Thành phố đã từng bước có sự chuyển biến về tỷ lệ người dân tham gia sử dụng dịch vụ công trực tuyến qua các năm: năm 2017: 32% (298.574 hồ sơ trực tuyến); năm 2018: 41% (490.663 hồ sơ trực tuyến); năm 2019: 56% (717.717 hồ sơ trực tuyến).

Bên cạnh việc tập trung triển khai thực hiện các giải pháp để nâng cao hiệu quả ứng dụng dịch vụ công trực tuyến, Thành phố còn đẩy mạnh triển khai thực hiện

Quyết định số 45/2016/QĐ-TTg về việc tiếp nhận hồ sơ, trả kết quả giải quyết thú tục hành chính qua dịch vụ bưu chính công ích để tạo sự thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp khi tham gia sử dụng các dịch vụ hành chính công.

Kết quả thực hiện nhận hồ sơ và phát trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính qua dịch vụ bưu chính công ích cũng có nhiều chuyển biến tích cực qua từng năm: năm 2017: 2.526.156 hồ sơ; năm 2018: 3.133.971 hồ sơ; năm 2019: khoảng 5.728.629 hồ sơ.

Những hạn chế trong việc ứng dụng DVCTT và giải quyết TTHC tại thành phố Hồ Chí Minh:

Thứ nhãt, việc công khai, cập nhật TTHC liên quan đên tô chức, công dân. Đên nay, UBND thành phố Hồ Chí Minh đã công bố công khai bộ TTHC áp dụng chung cho từng cấp để phục vụ ứng dụng DCVTT cho tổ chức, công dân. Tuy nhiên, cho đến nay, nhiều quy định của pháp luật đã thay đổi nhưng các TTHC đề thực hiện ứng dụng DVCTT vẫn chưa được cập nhật, sửa đổi thường xuyên cho phù hợp, nhiều cơ quan vẫn chưa cập nhật TTHC mới khi có sự sửa đổi, bổ sung mà vẫn niêm yết TTHC cũ đã hết hiệu lực, thậm chí TTHC trong cơ sở dữ liệu trên cổng thông tin điện tử của

các cơ quan cũng thiêu tính cập nhật. Bên cạnh đó, người dân tại thành phô Hô Chí Minh vẫn còn gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận với những TTHC khi có nhu cầu về DVCTT vì việc công khai các loại thù tục, hồ sơ ở nhiều nơi còn chưa được thực hiện thống nhất, người dân vẫn phải đến trụ sở cơ quan hành chính để xin các biểu mẫu hồ sơ, thủ tục về dịch vụ HCC.

Thứ hai, việc ứng dụng công nghệ thông tin đê DVCTT.

Hiện nay, 100% các cơ quan hành chính từ cấp huyện trở lên của Thành phố Hồ Chí Minh đã có trang thông tin điện tử (website) chính thức cua cơ quan mình. Tuy

Một phần của tài liệu Ứng dụng dịch vụ công trực tuyến tại các cơ quan hành chính trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 40 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)