Qua kinh nghiệm triến khai và phát triến chính phủ điện tử nói chung và ứng dụng DVCTT nói riêng tại thành phố Đà Nằng và Hồ Chí Minh là 2 đơn vị đã có
những thành tựu nhât định vê lĩnh vực này, chúng ta có thê rút ra một sô bài học kinh nghiệm cho thành phố Hà Nội như sau:
Một là, cần phải có sự chỉ đạo thống nhất của chính quyền thành phố và sự phối hợp giữa các cơ quan hành chính trên địa bàn thành phố để cải thiện việc ứng dụng DVCTT.
Hai là, việc ứng dụng dịch vụ được chính quyền thành phố thực hiện thông qua một Cổng dịch vụ (portal) duy nhất để tích hợp dịch vụ trực tuyến hoặc được thiết kế để tối ưu hóa cho việc cung cấp dịch vụ trực tuyến. Các mục thông tin khác như giới thiệu, tin tức, sự kiện,... được đăng tải trên website riêng.
Ba là, phải thiết lập được một tổ chức chịu trách nhiệm chính cho việc phát triển DVCTT. Đây là tổ chức đầu mối với thành viên là đại diện các cơ quan của thành phố, có trách nhiệm phối họp với nhau để tìm ra cách thức cải thiện dịch vụ. Tổ chức này cũng chịu trách nhiệm tố chức các khóa đào tạo chuyên sâu cho cán bộ quản lý website ở các cơ quan từ thành phố đến địa phương, bảo đảm thường xuyên được cập nhật các kiến thức phục vụ cho việc nâng cao chất lượng DVCTT.
Bốn là, các dịch vụ trực tuyến cần được được thiết kế theo hướng lấy người sử dụng làm trọng tâm, tối ưu hóa cho nhu cầu người sử dụng để thuận tiện cho người sử dụng. Cần xây dựng các tiêu chuẩn cho DVCTT, trong đó xác định cả các tiêu chí đế có thể đánh giá hiệu quả của DVCTT.
Năm là, tăng cường công tác truyền thông, tuyên truyền để mọi người dân tổ chức hiểu được tầm quan trọng và lợi ích của việc sử dụng các DVC thông qua môi trường điện tử;
Sáu là, cần chuẩn bị tốt về hạ tầng kỹ thuật đồng bộ bao gồm việc đầu tư phần cứng (Trung tâm tích họp dữ liệu, trụ sở, thiết bị, đường truyền,...) và phần mềm (Các phần mềm DVC, hệ thống cơ sở dữ liệu,.). Cũng như chuẩn bị được nguồn lực cần thiết đảm bảo cho các hoạt động này được vận hành hiệu quả.
CHƯƠNG 2.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN cứu 2.1. Cơ sở lý luận và nguồn tư liệu, tài liệu
về cơ sở lý luận của đề tài dựa trên quan điểm của Đảng và pháp luật của Nhà nước ta về cải cách nền hành chính, ứng dụng CNTT vào hoạt động cơ quan hành chính, về xây dựng chính phủ và chính quyền điện tử đã được thề hiện trong các văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc; các chính sách, văn bản QPPL liên quan đến hoạt động cải cách nền hành chính, ứng dụng CNTT vào hoạt động cơ quan hành chính và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.
về nguồn tư liệu, tài liệu. Đề tài được thực hiện dựa trên việc nghiên cửu các tài liệu thứ cấp liên quan đến nội dung ứng dụng DVCTT tại các cơ quan hành chính trên địa bàn thành phố Hà Nội. Các nguồn dữ liệu thứ cấp bao gồm: Hệ thống các báo cáo về cải cách hành chính, báo cáo về ứng dụng CNTT trong quản lý hành chính, báo cáo về ứng dụng DVCTT trong hoạt động của các cơ quan hành chính trên địa bàn thành phố Hà Nội; Hệ thống báo cáo về xây dựng chính phủ điện tử của Văn phòng chính phủ. Bên cạnh hệ thống các báo cáo thi luận vàn còn sử dụng hệ thống dữ liệu thứ cấp từ các đề tài nghiên cứu khoa học, các nghiên cứu, luận án, luận vàn và các kết quả nghiên cứu, công trình đã được cồng bố trước đó. Bên cạnh đó, tác giả còn khai thác các thông tin, tài liệu trên sách, báo, tạp chí, thông tin trên mang internet có liên quan đến nội dung nghiên cứu của đề tài.
2.2. Phương pháp thu thập dữ liệu nghiên cứu
Dừ liệu thứ cấp được thu thập thông qua các bước cơ bản sau:
Bước 1: Xác định được dữ liệu cần thu thập, các dữ liệu thứ cấp về công tác cải cách hành chính, về ứng dụng DVCTT, về xây dựng chính phủ và chính quyền điện tử có thể thu thập từ nguồn bên trong chính các cơ quan hành chính cũa thành phố Hà Nội, như từ các báo cáo của các đơn vị, báo cáo tổng hợp của Sở Thông tin và truyền thông, các dữ liệu trên cồng dịch vụ công trực tuyến của thành phố Hà Nội
(https://dichvucong.hanoi.gov.vn/).
Bước 2: Xác định các dừ liệu thứ cấp cần thu thập từ bên ngoài. Từ các nguồn
bên ngoài vê ứng dụng dịch vụ công trực tuyên như báo cáo giám sát của Hội đông nhân dân thành phố Hà Nội, báo cáo Chỉ số cải cách hành chính hàng năm (PAR INDEX), Báo cáo chỉ số hài lòng của người dân, tô chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính năm 2020 (SIPAS), Báo cáo năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI)...Ngoài ra còn có các báo cáo nghiên cứu, đánh giá của các tồ chức độc lập nước ngoài hoặc của các nhà tài trợ cho các dự án cải cách hành chính của thành phố Hà Nội.
Bước 3: Thu thập tài liệu, số liệu thông qua các công trình nghiên cứu đã được công bố trước đó tại các thư viện, sách tham khảo, nguồn trên internet, thông qua số liệu thống kê của Cục Thống kế thành phố Hà Nội, Tổng cục thống kê và số liệu thống kê được các cơ quan hành chính công bố trước đó.
Bước 4: Thu thập tài liệu, số liệu thông qua báo chí, truyền hỉnh và các kê truyền thông khác.
Bước 5: Xác định dữ liệu cần thu thập tại các đơn vị cung cấp dịch vụ thương mại như nghiên cứu các báo cáo, số liệu của Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam về các chỉ số cải cách hành chính và cung cấp dịch vụ công của các cơ quan hành chính.
Bước 6: Tiến hành thu thập, phân loại dữ liệu thứ cấp.
Bước 7: Nghiên cứu, phân tích và đánh giá giá trị dữ liệu thứ cấp. Bước 8: Xác định giá trị dữ liệu.
Bước 9: Đối chiếu dữ liệu thứ cấp với mục tiêu nghiên cứu ban đầu của luận văn để lựa chọn dữ liệu phù hợp.
Bước 10: Hinh thành các dữ liệu thứ cấp phục vụ cho nghiên cứu.
2.3. Phương pháp xử lý dũ’ liệu
Để thực hiện các mực đích nghiên cứu đề ra, đề tài sử dụng chủ yếu phương pháp nghiên cứu mô tả như sau:
- Phương phảp phân tích: được sử dụng để nghiên cứu các tài liệu sơ cấp, hệ thống các lý thuyết về ứng dụng CNTT trong hoạt động quản lý, lý thuyết về xây dựng chính phủ điện tử; lý thuyết về hệ thống các DVC do cơ quan hành chính thực
hiện, các quan điêm, chính sách, hệ thông văn bản quản lý của nhà nước vê xây dựng chính phủ điện tử, ứng dụng CNTT vào QLNN nói chung và ứng dụng DVCTT nói riêng. Phương pháp này được sử dụng để phân tích các số liệu thống kê, các báo cáo từ hệ thống cơ quan hành chính liên quan đến thực hiện DVCTT và tinh hình thực tiễn để đánh giá kết quả cũng như những tồn tại, hạn chế của ứng dụng DVCTT hiện nay tại các cơ quan hành chính, từ đó xác định những vấn đề cần giải quyết.
- Phương pháp tông hợp: nghiên cứu và liên kết các mặt, các bộ phận, các thông tin liên quan tác động tới ứng dụng DVCTT tại các cơ quan hành chính tại Hà Nội trong thời gian qua.
- Phương pháp hệ thống hóa: sắp xếp các tri thức của đối tượng nghiên cứu trong đề tài ứng dụng DVCTT tại các cơ quan hành chính trại Hà Nội đã được phân tích và tổng hợp theo một cấu trúc nhất định nhằm tạo thành một hệ thống cơ sở khoa học và đánh giá thực tiễn hoạt động này, giúp cho sự hiểu biết về ứng dụng dịch cụ công trực tuyến tại các cơ quan hành chính được đầy đủ và chuyên sâu.
- Phương pháp thống kê: sử dụng các số liệu thống kê để phân tích và làm rõ các xu hướng vận động của những vấn đề có liên quan để lập luận nhằm minh chứng cho những nhận xét và kết luận của tác giả.
- Phương pháp so sánh: là phương pháp căn cứ trên những dừ liệu thu thập, tổng hợp các số liệu, tư liệu có liên quan đến đề tài nghiên cứu, trên cơ sở đó phân tích, xây dựng các biểu mẫu nhằm so sánh, đánh giá những kết quả đó để đưa ra các phân tích thực trạng của các vấn đề nghiên cứu, đồng thời làm cơ sở cho việc xây dựng các giải pháp để khắc phục, hoàn thiện những hạn chế của vấn đề mà đề tài nghiên cứu thực hiện.
CHUÔNG 3.
THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG DỊCH vụ CÔNG TRựC TUYẾN TẠI CÁC cơ QUAN HÀNH CHÍNH TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
3.1. Khái quát chung về hệ thống các cơ quan hành chính trên địa bàn và ứng dụng dịch vụ công trực tuyến tại các CO' quan hành chính trên địa bàn thành phố Hà Nội
3.1.1. Giới thiệu chung về thành phố Hà Nội
Hà Nội là thủ đô của nước Cộng hòa Xã hội Chù nghĩa Việt Nam, là trung tâm đầu não về chính trị, văn hoá và khoa học kĩ thuật, đồng thời là trung tâm lớn về giao dịch kinh tế và quốc tế của cả nước.
Kinh tế thủ đô Hà Nội trong những năm qua đã phát triền nhanh, cơ cấu kinh tế ngày càng chuyển dịch theo hướng hiện đại. Tổng GDP của thành phố Hà Nội đứng thứ hai cả nước. Tài chính, ngân sách luôn ồn định, các cân đối lớn được bảo đảm; Môi trường đầu tư, kinh doanh được cải thiện, tích cực hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp, đồi mới sáng tạo; khu vực kinh tế nhà nước tiếp tục giữ vai trò quan trọng, sau sắp xếp, hiệu quả hoạt động, thu nhập của người lao động được tăng lên; khu vực kinh tế tư nhân phát triển, tiếp tục phát huy vai trò là một động lực của nền kinh tế. Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt kết quả vượt bậc.
3.1.2. Hệ thống các cơ quan hành chính trên địa bàn thành phố Hà Nội
Theo quy định của Hiến pháp và pháp luật hiện hành, ở Việt Nam có 4 cấp hành chính: cấp trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã. cấp hành chính địa phương: theo quy định của Luật Tố chức Chính quyền địa phương, Hà Nội cũng như 62 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức 3 cấp hành chính, tương đồng với 3 cấp
chính quyền có HĐND và ƯBND (Phụ lục 1).
Số lượng các đơn vị hành chính cấp huyện, gồm quận, huyện và thị xã cua Hà Nội hiện nay được thể hiện ở bảng sau:
Bảng 3.1: Sô lượng đon vị và cán bô, công chức
của thành phố Hà Nôi năm 2019
STT Co’ quan hành chính Số lưọng Cán bộ, công chức Số lượng
1 Cơ quan hành chính 24 Cơ quan hành chính 3745
2 UBND cấp huyện 30 UBND cấp huyện 4962
3 ƯBND cấp xã 584 ƯBND cấp xã 11692
Tổng số
638 Tổng số 20.399
5 \ r
Nguôn: Sở Thông tin và truyên thông thành phô Hà Nội
Như vậy, các cơ quan chuyên môn thuộc ƯBND Thành phố và cấp huyện của Hà Nội được tố chức thống nhất theo quy định của Chính phủ, có sự điều chỉnh theo đặc thù
của Thủ đô và sự khác biệt giữa khu vực nông thôn và thành thị.
3.1.3. Dịch vụ công trực tuyến tại các cơ quan hành chỉnh trên địa bàn Thành phố
Một trong những vấn đề trọng tâm, đột phá trong triển khai Chương trình tổng thế cải cách hành chính giai đoạn 2011 - 2020 là thúc đẩy mạnh mẽ việc áp dụng CNTT, trong đó cung cấp dịch vụ hành chính công trực tuyến là một nội dung quan trọng và là một thành phần của triển khai “Chinh phủ điện tử” và “Chính quyền điện
tử”. Thực hiện các đường lối, chủ trương của Đảng và Chính phủ, trong thời gian vừa qua để thực hiện việc cung cấp thông tin và DVCTT trên trang TTĐT hoặc cổng TTĐT của cơ quan nhà nước, Hà Nội đã đầu tư nguồn lực lớn cho hoạt động DVCTT cho hệ thống các cơ quan hành chính trên địa bàn Thành phố.
Căn cứ tình hình cung cấp DVCTT của các cơ quan hành chính trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2019 (Phụ lục 2) có thể thấy:
-Về thông tin thủ tục hành chính và cổng dịch vụ công, cả Thành phố có 2.025 thủ tục hành chính đã được kết nối/tích hợp lên cổng DVC Thành phố, trong đó có 52 đơn vị đã công khai mức độ hài lòng của nguời dân khi sử dụng DVCTT theo từng cơ quan hành chính.
-Thành phố Hà Nội có 994 DVCTT mức độ 1 và 2; 893 DVCTT mức độ 3. Tính riêng năm 2019, các đơn vị hành chính trên địa bàn thành phố Hà Nội đã tiếp nhận và giải quyết trực tuyển các DVC mức độ 3 là 16.875 hồ sơ; 138 DVC mức độ 4.
Từ năm 2014, Hà Nội đã có các thành phân cơ bản của chính quyên điện tò như kết nối mạng WAN cho 100% cơ quan nhà nước, thiết lập và vận hành tốt trung tâm dữ liệu nhà nước thành phố theo chuẩn quốc tế; triển khai cổng thông tin thành phố là nền tảng tích hợp các trang thông tin, cồng TTĐT của các cơ quan nhà nước; triển khai một số phần mềm dùng chung như phần mềm 1 cửa liên thông; triển khai 17 hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu chuyên ngành trọng điểm được thực hiện; triển khai
các ứng dụng phục vụ công dân, doanh nghiệp, đã có 100% DVCTT được cung cấp ở mức độ 2 trở lên, trong đó 108 DVC cấp độ 3 - 4.
Sang đến năm 2015, Thành phố đã triển khai cung cấp các DVCTT mức độ 3 thuộc 10 nhóm DVC cơ bản (theo Quyết định số 1605/QĐ-TTg ngày 27/8/2010 của Thủ tướng Chính phủ) và 72 DVCTT mức độ 3, 4 thuộc nhóm dịch vụ đặc thù (trong đó 23 dịch vụ được triển khai năm 2014). Các DVC cấp huyện được triển khai thí điếm; DVC của các sở, ngành được giao các cơ quan, đơn vị trực tiếp triển khai. Đạt được kết quả đó là do các đơn vị đã lựa chọn những TTHC phù hợp, có nhu cầu giao dịch lớn, hồ sơ tương đối đơn giản, đối tượng phục vụ có khả năng tiếp cận dễ dàng. Trong giai đoạn 2014-2015, Thành phố Hà Nội là một trong những địa phương có số lượng hồ sơ tiếp nhận và giải quyết qua trực tuyến lớn của cả nước.
Năm 2016, UBND thành phố Hà Nội thống nhất danh mục DVCTT mức độ 3, 4 của Thành phố triển khai trong năm và giao nhiệm vụ cho các đơn vị, cụ thể như sau: Các DVCTT tiếp tục duy trì theo danh mục của Văn phòng Chính phủ gồm: 07 thủ tục cung cấp cho doanh nghiệp; 03 thù tục cung cấp cho người dân. Các DVCTT triền khai mới năm 2016 gồm: 37 nhóm dịch vụ với tồng số 132 DVCTT mức độ 3, 4 gồm: 102 thủ tục cấp sở; 11 thủ tục cấp huyện; 19 thủ tục cấp xã. Cũng trong năm 2016, thành phố đẩy mạnh việc triển khai hệ thống DVCTT mức 3 tại 144 phường thuộc 10 quận mà trước đó đã thực hiện thí điểm thành công tại hai quận Long Biên và Nam Từ Liêm.
Như vậy, tính đến hết năm 2016, toàn thành phố đã triển khai DVCTT tại tất cả 584 xã, phường bảo đảm tiêu chí cơ bản liên thông và dùng chung. Như vậy, kể từ năm 2016, với quan điếm hệ thống dịch vụ phần mềm phải liên thông và dùng chung, Hà Nội đã đẩy nhanh tiến độ cung cấp DVCTT mức độ 3 và 4, bảo đảm tiêu chí cơ
bản liên thông và dùng chung.
Đến năm 2017, để đẩy mạnh việc cung cấp phục vụ người dân và doanh nghiệp, UBND thành phố đã ban hành Ke hoạch số 09/KH-ƯBND ngày 12-1-2017 về vận hành các DVCTT mức độ 3, 4 - cung cấp 81 DVCTT. Thành phố xác định cung cấp 375 DVCTT mức độ 3, 4 triển khai đợt 1 (theo Công văn số 2847/UBND-KGVX ngày
12-6-2017 của ƯBND thành phố), tuy nhiên trong quá trình thực hiện một số TTHC đã