Truy cập ngẫu nhiên RACH

Một phần của tài liệu Chuyển giao (handover) trong các môi trường mạng 3g và LTE (Trang 32 - 35)

Một yêu cầu cơ bản cho bất kỳ hệ thống tế bào nào là khảnăng cho phép thiết bị di động thiết lập một kết nối. Điều này phục vụ hai mục đích chính trong LTE là việc thiết lập đồng bộ đường lên, và thiết lập một nhận dạng đầu cuối duy nhất, được biết

đối với cả hệ thống mạng và thiết bịđầu cuối. [9]

Toàn bộ quá trình truy cập ngẫu nhiên được minh họa trong hình 2.6 bao gồm bốn bước chính:

•Bước một: truyền dẫn phần mở đầu (preamble) truy cập ngẫu nhiên, cho phép

eNodeB đánh giá định thời truyền dẫn của thiết bị đầu cuối. Mục đích chính của việc truyền dẫn phần mở đầu truy cập ngẫu nhiên là để chỉ thị cho mạng sự có mặt của một truy cập ngẫu nhiên và thu được đồng bộ thời gian đường lên trong chu kỳ thêm vào

32

(cyclic prefix) đường lên. Trong LTE, truyền dẫn phần mở đầu truy cập ngẫu nhiên

được thực hiện trực giao với các truyền dẫn dữ liệu người dùng đường lên.

•Bước hai: Đáp ứng truy cập ngẫu nhiên. Trong đáp ứng cho việc phát hiện có truy cập ngẫu nhiên, mạng phát một lệnh định thời sớm để điều chỉnh định thời phát ở

thiết bị đầu cuối, dựa trên các phép đo định thời ở bước đầu tiên. Ngoài ra ấn định nguồn tài nguyên đường lên đến thiết bị đầu cuối để được sử dụng trong bước tiếp

theo. Trong trường hợp mạng phát hiện ra có nhiều thử nghiệm truy cập ngẫu nhiên (từ

các thiết bị di động khác nhau), các thông điệp đáp ứng riêng biệt của nhiều thiết bị di

động có thểđược kết hợp trong cùng một đường truyền dẫn.

UE eNodeB

Đồng bộ thời gian đường xuống

Phần mở đầu truy cập ngẫu nhiên Đáp ứng truy cập ngẫu nhiên Điều chỉnh thời gian đường lên

Tín hiệu RRC Tín hiệu RRC Dữ liệu người dùng

33

• Bước ba: Nhận dạng đầu cuối. Sau bước thứhai, đường lên của thiết bị đầu cuối

đã được đồng bộ thời gian, tuy nhiên, trước khi dữ liệu người dùng có thểđược truyền giữa trạm phát và thiết bịdi động, một nhận dạng duy nhất trong cell phải được ấn định

đến thiết bị di động. Một phần quan trọng của thông điệp đường lên là nhận dạng thiết bị đầu cuối, vì nhận dạng này sẽ được sử dụng như một phần quan trọng của cơ chế

giải quyết tranh chấp trong bước bốn.

• Bước bốn: Giải quyết tranh chấp. Mạng truyền một thông điệp giải quyết tranh chấp đến thiết bị đầu cuối. Trong bước này mỗi đầu cuối nhận thông điệp đường xuống sẽ so sánh với nhận dạng mà chúng đã phát trong bước ba. Chỉ một thiết bị đầu cuối có

được sự trùng nhau giữa nhận dạng được thực hiện trong bước bốn và nhận dạng đã phát đi trong bước ba mới thiết lập thủ tục truy cập ngẫu nhiên thành công.

34

Một phần của tài liệu Chuyển giao (handover) trong các môi trường mạng 3g và LTE (Trang 32 - 35)