Tổng quan về quản trị rủi ro môi trường vi mô

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN QUẢN TRỊ rủi RO môi TRƯỜNG VI mô đối với NGÀNH DU LỊCH (Trang 25)

1.4.1. Khái niệm quản trị rủi ro môi trường vi mô

Quản trị rủi ro môi trường vi mô là quá trình tiếp cận rủi ro một cách khoa học và có hệ thống nhằm xác định mức rủi ro của công ty. Sau đó, nhận diện mức độ rủi ro hiện tại phải gánh chịu, sử dụng các công cụ để điều chỉnh đến mức thích hợp để phù hợp với hoạt động của công ty, đồng thời tìm cách biến rủi ro thành những cơ hội để thành công.

1.4.2. Nội dung quản trị rủi ro môi trường vi mô

Nhận dạng rủi ro

Là quá trình xác định liên tục và có hệ thống các rủi ro trong hoạt động kinh doanh của tổ chức bao gồm các hoạt động tìm kiếm thông tin như nguồn gốc, mối nguy hiểm,

hiểm họa, đối tượng rủi ro và các loại tổn thất có thể; thống kê các rủi ro đang xảy ra và dự báo những rủi ro mới có thể xuất hiện.

Phân tích rủi ro

Là xác định những nguyên nhân, những mối nguy hiểm nào gây ra rủi ro để từ đó tìm ra biện pháp phòng ngừa. Đây là một công việc phức tạp, vì mỗi rủi ro không chỉ có một nguyên nhân duy nhất mà có rất nhiều nguyên nhân khác gây nên. Vì vậy, chúng ta cần phải phân tích kỹ lưỡng trên tất cả các phương diện, từ đó đưa ra được các biện pháp phòng ngừa thích hợp.

Đo lường rủi ro

Là thu thập số liệu và phân tích, đánh giá theo 2 khía cạnh: tần suất (tần số) xuất hiện rủi ro và mức độ nghiêm trọng (tác động) rủi ro. Từ các số liệu trên, nhà quản trị có thể lập được các ma trận rủi ro để phân loại rủi ro mà doanh nghiệp có thể gặp phải.

Kiểm soát, phòng ngừa rủi ro

Là việc sử dụng các biện pháp, kỹ thuật, công cụ, chiến lược, các chương trình hoạt động… để né tránh, ngăn ngừa hoặc giảm thiểu những tổn thất, ảnh hưởng không mong đợi đến tổ chức, doanh nghiệp.

Tài trợ rủi ro

Là lượng tiền dùng để ngăn ngừa, kiểm soát các rủi ro hoặc bù đắp, khắc phục, tái đầu tư một phần hoặc tất cả các tổn thất (nếu có) khi rủi ro xảy ra. Có 2 hướng tài trợ rủi ro: Lưu giữ rủi ro (tự khắc phục rủi ro) hoặc chuyển giao rủi ro (bên thứ 3).

1.4.3. Các công cụ quản trị rủi ro môi trường vi mô

Các nhà quản lí thường áp dụng 2 hệ thống song song. Thứ nhất là hệ thống quy tắc, quy chế, quy trình nhằm thực hiện các mục tiêu sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Thứ hai là hệ thống kiểm soát nội bộ, với mục tiêu kiểm soát rủi ro và giám sát việc thực hiện ở hệ thống thứ nhất.

1.4.4. Vai trò của quản trị rủi ro môi trường vi mô đối với doanh nghiệp

Giúp doanh nghiệp có thể đưa ra những chiến lược đúng đắn: Nhờ vào việc quản trị mà ta có thể dự báo được rủi ro, nhà quản trị có thể đưa ra những quyết định đúng đắn và hiệu quả hơn nhằm đạt được những mục tiêu đã đề ra.

Giúp doanh nghiệp chủ động ứng phó đối với những rủi ro chắc chắn sẽ đến: Việc đánh giá và quản lý rủi ro là cách tốt nhất để chuẩn bị cho các tình huống có thể hoặc chắc chắn sẽ xảy ra trong quá trình phát triển và tăng trưởng. Khi rủi ro xảy đến, doanh nghiệp thực hiện quản trị rủi ro tốt sẽ hạn chế rơi vào tình thế bị động. Hạn chế sử dụng lãng phí ngân sách trong quá trình đầu tư: Quản trị rủi ro sẽ chỉ ra chính xác những chi phí phát sinh trong quá trình đầu tư và vận hành doanh nghiệp. Qua đó, doanh nghiệp sẽ có được cái nhìn tổng thể về hoạt động đầu tư, kinh doanh và loại bỏ chi phí không cần thiết.

Là một công cụ hiệu quả trong việc đầu tư kinh doanh: Triển khai thành công hệ thống quản trị rủi ro, đồng nghĩa với việc doanh nghiệp đã sở hữu một công cụ hữu ích, có thể tạo thêm những giá trị kinh doanh và mang về các nguồn doanh thu mới. Ngoài ra, hoạt động quản trị rủi ro cũng giúp tăng tỷ lệ thành công của các dự án mà doanh nghiệp đang đầu tư.

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG RỦI RO 2.1. Tổng quan về ngành du lịch Việt Nam

2.1.1. Giới thiệu tổng quan

Du lịch Việt Nam được xem là một ngành kinh tế mũi nhọn vì có tiềm năng du lịch đa dạng và phong phú. Năm 2019, ngành Du lịch Việt Nam lập kỳ tích lần đầu tiên đón 18 triệu lượt khách quốc tế, tăng 16,2% so với năm 2018. Giai đoạn từ 2015-2019, lượng khách quốc tế đến Việt Nam đã tăng 2,3 lần từ 7,9 triệu lượt lên 18 triệu lượt, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 22,7% mỗi năm. Việt Nam liên tục nằm trong nhóm những quốc gia có tốc độ tăng trưởng khách du lịch nhanh nhất thế giới. Năm 2019, du lịch Việt Nam nhận giải thưởng Điểm đến di sản hàng đầu thế giới do World Travel Awards trao tặng. Cùng với đó, World Travel Awards cũng vinh danh Việt Nam là Điểm đến hàng đầu châu Á 2 năm liên tiếp 2018-2019, Điểm đến văn hóa hàng đầu châu Á 2019, Điểm đến ẩm thực hàng đầu châu Á 2019.

Hình 2.1: Các địa điểm du lịch nổi tiếng ở Việt Nam

Thời gian gần đây, du lịch là một trong những ngành bị ảnh hưởng trực tiếp bởi đại dịch COVID-19. Nhìn lại năm 2020, tác động của đại dịch COVID-19 tới ngành du lịch Việt Nam vô cùng nặng nề. Kể từ tháng 3/2020, Việt Nam ngừng hoạt động đón khách quốc tế, chỉ còn hoạt động du lịch trong nước. Nhưng thị trường du lịch trong nước

cũng bị ảnh hưởng bởi các đợt giãn cách xã hội khi dịch bùng phát. Nhiều kế hoạch hầu như không thực hiện được, chỉ tiêu đặt ra đều giảm mạnh: Lượng khách quốc tế cả năm 2020 giảm gần 80% so với năm 2019; khách du lịch trong nước cũng giảm gần 50%; tổng thu du lịch cả nước thiệt hại lên đến 530 nghìn tỷ đồng (tương đương 23 tỷ USD). Khoảng 40-60% lao động bị mất việc làm hoặc cắt giảm ngày công. Khoảng 95% doanh nghiệp lữ hành quốc tế đã ngừng hoạt động. Nhiều khách sạn phải đóng cửa, công suất sử dụng phòng có thời điểm chỉ đạt từ 10-15%.

Việt Nam đang trải qua đợt bùng phát dịch COVID-19 lần thứ 4, cũng là đợt bùng phát nghiêm trọng nhất nên mọi dự báo về ngành du lịch trong năm 2021 vẫn còn phải bỏ ngỏ khi các biện pháp hạn chế đi lại ngày càng bị thắt chặt. Tuy nhiên, trong trung và dài hạn, việc đẩy mạnh tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 đã được Việt Nam, cũng như các nước trên thế giới xác định là chiến lược chính yếu để kiểm soát đại dịch và là chìa khóa mở cửa biên giới toàn cầu.

2.1.2. Một số công ty du lịch Việt Nam

2.1.2.1. Công ty Cổ phần Du lịch và Tiếp thị Giao thông vận tải Việt Nam (Vietravel)

Ngày 20/12/1995 công ty Vietravel được thành lập với tên Công ty Du lịch & Tiếp thị Giao thông vận tải trực thuộc Bộ Giao thông Vận tải. Trải qua 26 năm phát triển bền vững, Vietravel đã ghi dấu ấn của mình với thông điệp “Nâng tầm giá trị cuộc sống”.

Trong định hướng phát triển kinh doanh đến năm 2030, Vietravel tập trung xây dựng hệ sinh thái đa dạng với 3 lĩnh vực lớn: lữ hành; vận tải - hàng không; thương mại - dịch vụ.

Vietravel là công ty du lịch 4 năm liên tiếp giữ dẫn đầu TOP 10 Công ty Du lịch - Lữ hành uy tín (2017-2020). Đồng thời, cũng đứng đầu ở cả ba bảng xếp hạng Top 10 công ty du lịch - lữ hành đón khách du lịch vào Việt Nam (inbound) uy tín năm 2019 và Top 10 công ty du lịch - lữ hành đưa khách du lịch ra nước ngoài (outbound) uy tín năm 2019.

Địa chỉ trụ sở: 190 Pasteur, Phường 6, Quận 3, Tp. Hồ Chí Minh.

2.1.2.2. Tổng Công ty Du lịch Sài Gòn (Saigontourist)

Thành lập ngày 1/8/1975, Saigontourist là công ty du lịch lớn nhất và lâu đời nhất. Hiện là tập đoàn du lịch hàng đầu Việt Nam, có chuỗi dịch vụ du lịch tương đối hoàn chỉnh, quản lý hơn 100 đơn vị khách sạn, khu nghỉ dưỡng, nhà hàng, công ty lữ hành, khu vui chơi giải trí, trường đào tạo du lịch, khu triển lãm hội nghị, hội thao, sân golf và truyền hình cáp,… Saigontourist là thành viên chính thức của các tổ chức du lịch thế giới như PATA, USTOA, JATA và có mối quan hệ hợp tác với 200 công ty dịch vụ lữ hành quốc tế.

Tôn chỉ hoạt động của công ty là luôn cam kết nỗ lực mang lại những giá trị dịch vụ tốt nhất cho khách hàng, đối tác, bảo đảm sự phát triển bền vững, hài hòa lợi ích doanh nghiệp và cộng đồng xã hội.

Địa chỉ trụ sở: 45 Lê Thánh Tôn, Phường Bến Nghé, Quận 1, Tp. Hồ Chí Minh.

2.1.2.3. Một số công ty nhỏ lẻ khác

- Công ty Cổ phần Winway Việt Nam Thành lập ngày 24/10/2012

Địa chỉ trụ sở: 228 Nguyễn Công Trứ, Phường Nguyễn Thái Bình, Quận 1, Tp. Hồ Chí Minh.

- Công ty TNHH Du lịch Thế Hệ Trẻ Thành lập ngày 9/10/2000

Địa chỉ trụ sở: 105 Lê Lợi, Phường 4, Quận Gò Vấp, Tp. Hồ Chí Minh.

- Công ty Cổ phần Dịch vụ và Du lịch Việt Á Victory Thành lập ngày 10/1/2017

Địa chỉ trụ sở: Lô LK7, Khu TĐC và KTX Hùng Thắng, Tổ 11, Khu 4, Phường Hùng Thắng, Tp. Hạ Long, Tỉnh Quảng Ninh.

2.2. Phân tích và đánh giá các loại rủi ro của ngành du lịch Việt Nam2.2.1. Rủi ro về đối thủ cạnh tranh 2.2.1. Rủi ro về đối thủ cạnh tranh

2.2.1.1. Thực trạng

Ngày nay, Việt Nam có đủ các yếu tố để phát triển ngành du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Với tiềm năng du lịch đa dạng và phong phú, đất nước này đang là điểm đến nổi tiếng của thế giới. Với trên 1.383 doanh nghiệp lữ hành quốc tế và hàng nghìn doanh nghiệp du lịch nội địa, hàng năm lại tăng thêm khoảng 100 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch… tất cả những thống kê ấy đã cho thấy sự cạnh tranh gay gắt của thị trường du lịch. Du lịch ngày càng phát triển kéo theo đó là sự cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các công ty du lịch với nhau và đây có thể coi là yếu tố môi trường cạnh tranh tác động lớn đến các công ty. Thị trường du lịch có rất nhiều công ty lớn và uy tín, tuy nhiên vẫn có sự phân ngôi khá rõ ràng trong ưu thế dẫn đầu của các nhà cung cấp dịch vụ du lịch, lữ hành, và một trong số những đối thủ chính của công ty du lịch lớn nhất và lâu đời nhất - Saigontourist là công ty du lịch và tiếp thị giao thông vận tải Việt Nam - Vietravel.

Trong giai đoạn “nhà nhà, người người làm du lịch”, môi trường kinh doanh lĩnh vực dịch vụ du lịch luôn tăng tốc, thể hiện sự cạnh tranh khốc liệt theo sự “bùng nổ” của lượng khách du lịch toàn cầu. “Thời ăn nên làm ra” của các công ty du lịch đã không còn dễ dàng như xưa nữa bởi tính cạnh tranh khốc liệt trong lĩnh vực tổ chức tour du lịch (lữ hành). Sự phát triển của một công ty trên thị trường là mối đe dọa cho những công ty còn lại về thị phần, doanh thu… Để thấy rõ được các rủi ro về đối thủ cạnh tranh trong ngành du lịch, Saigontourist sẽ được lấy làm ví dụ để ta thấy rõ được sự đe dọa đến từ các đối thủ cạnh tranh. Đối thủ cạnh tranh lớn nhất và cũng là mối đe dọa hàng đầu của Saigontourist về mảng du lịch lữ hành trong và ngoài nước tính đến thời điểm hiện tại là công ty du lịch Vietravel.

Hình 2.2: Top 10 Công ty Du lịch uy tín năm 2020, tháng 12/2020

Nguồn: Vietnam Report

Top 10 Công ty Du lịch và Top 5 Công ty Vận tải hành khách uy tín năm 2020 được xây dựng dựa trên các nguyên tắc khoa học và khách quan. Các công ty được đánh giá, xếp hạng dựa trên ba tiêu chí chính:

(1) Năng lực tài chính thể hiện trên báo cáo tài chính năm gần nhất.

(2) Uy tín truyền thông được đánh giá bằng phương pháp Media Coding - mã hóa các bài viết về công ty trên các kênh truyền thông có ảnh hưởng.

(3) Khảo sát đối tượng nghiên cứu và các bên liên quan được thực hiện trong tháng 11-12/2020 từ Công ty Cổ phần Báo cáo đánh giá Việt Nam (VietNam Report) phối hợp với báo VietNamNet, Vietravel đã vươn lên vị trí đầu bảng với và được đánh giá là công ty du lịch uy tín nhất năm trong nước và ngoài nước. Theo sau đó là công ty du lịch Saigontourist nằm ở vị trí thứ hai.

Hình 2.3: Kết quả kinh doanh của Vietravel và Saigontourist 2014 - Quý II/2020

Nguồn: Cafebiz.vn

Từ đó ta có thể thấy được rủi ro về đối thủ cạnh tranh là rất lớn có thể tạo ra những khó khăn cho Saigontourist trong việc duy trì thị phần của công ty trong ngành du lịch. Đối thủ cạnh tranh trực tiếp của Saigontourist không ai khác chính là Vietravel. Công ty đối thủ - Vietravel có xu hướng sẽ dành ưu thế về thị phần của thị trường du lịch so với công ty du lịch Saigontourist. Theo thống kê từ 2014 đến 2018, doanh thu Vietravel đều đặn tăng trưởng khoảng 1.000 tỷ đồng mỗi năm trong khi doanh thu của Saigontourist lại tăng không mạnh từ năm 2014-2018. Tuy nhiên, trong 2 năm 2019 và 2020, dịch COVID- 19 đã gây ảnh hưởng rất nhiều đến ngành du lịch, cũng như 2 công ty Vietravel và Saigontourist. Trong 6 tháng đầu năm 2020, doanh thu thuần của Saigontourist đạt 1.223 tỷ đồng, giảm 63% so với cùng kỳ năm trước. Vì vậy, Saigontourist lỗ thuần từ hoạt động kinh doanh chính tới 185 tỷ đồng và qua đó chịu lỗ trước thuế 180 tỷ đồng.

Cùng thời điểm này, Vietravel đạt gần 1.000 tỷ đồng doanh thu thuần, giảm 72% so với cùng kỳ và lỗ sau thuế gần 80 tỷ đồng. Tuy nhiên, điểm sáng có thể thấy trong báo cáo tài chính của Vietravel năm 2020 là doanh thu tài chính tăng gấp 20 lần, lên 16 tỷ đồng, chủ yếu nhờ khoản lãi tiền gửi. Được đánh giá cao về quy mô hoạt động, nhân lực cũng như là tốc độ tăng trưởng trong năm 2020, Vietravel - Công ty được đánh giá nằm trong top 500 doanh nghiệp có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất, đã vươn lên vị trí đầu.

Không những gặp rủi ro về thị phần ngành, công ty Saigontourist còn đang phải đối mặt với rủi ro giá cả, các chính sách khuyến mãi của đối thủ cạnh tranh. Trong khi công ty Saigontourist đưa ra một mức giá cao đánh vào thị trường mục tiêu có mức chi trả khá và cao cho sản phẩm thì công ty du lịch Vietravel luôn có những chiến lược giá phù hợp cho từng thời điểm trong và ngoài mùa du dịch để thu hút khách hàng cao nhất. Tháng 10/2021 vừa qua, công ty đã cho ra các gói ưu đãi khi mua tour theo nhóm; miễn phí vé trẻ em cùng nhiều quà tặng nằm trong chương trình "Sôi động và an toàn - Hành trình xanh, an tâm trải nghiệm" nhằm gia tăng giá trị, giúp khách hàng tiết kiệm chi phí khi tham gia tour, xua tan những căng thẳng, tái tạo nguồn năng lượng sống tích cực sau thời gian giãn cách. Trong khi Saigontourist đánh vào thị phần người có thu nhâ ¥p cao hơn nên ít có các gói khuyến mãi và điều này dễ làm mất đi một lượng lớn khách hàng đến từ tầng lớp trung lưu.

Hình 2.4: "Sôi động và an toàn - Hành trình xanh, an tâm trải nghiệm"

Nguồn: Vietravel

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN QUẢN TRỊ rủi RO môi TRƯỜNG VI mô đối với NGÀNH DU LỊCH (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(95 trang)
w