Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng, phòng và trị bệnh cho lợn thịt nuôi tại trang trại chăn nuôi Nguyễn Thị Thắm, xã Đồng Tĩnh, huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc. (Trang 30)

2.2.3.1. Tình hình nghiên cứu trong nước

a) Bệnh viêm phổi do Mycoplasma (bệnh suyễn lợn)

Theo Lê Văn Lãnh và cs. (2012) [8], bệnh suyễn lợn hay “Dịch viêm phổi địa phương ở lợn” (Enzootic pneumonia) là bệnh truyền nhiễm mạn tính ở lợn. Tỷ lệ chết không cao nhưng gây thiệt hại lớn trong ngành chăn nuôi làm giảm tốc dộ tăng trọng và gia tăng tỷ lệ mắc các bệnh kế phát, đặc biệt là các bệnh về dường hô hấp. Mycoplasma gây ra và đặc điểm là một chứng viêm phế quản phổi tiến triển chậm. Ngoài ra có nhiều loại vi trùng kế phát như: Streptococcus, Staphylococcus, Salmonella,...

Đặng Xuân Bình và cs. (2007) [1] khi nghiên cứu tình hình nhiễm

Actinobacillus, Pleeuropneumoniae và bệnh viêm phổi - màng phổi ở lợn đã cho biết: Lợn thịt giai đoạn 2 - 3 tháng tuổi tỷ lệ mắc bệnh viêm phổi theo đàn là 100%, trung bình 36,53% theo cá thể. Các tác giả cũng đã phân lập được vi khuẩn Actinobacillus, Pleuropneumoniae với tỷ lệ đạt 31,25 - 55,55%; trung bình là 37,83%.

Trương Quang Hải và cs. (2012) [5] cho biết: các chủng vi khuẩn S. suis mẫn cảm cao với các loại kháng sinh như ceftiofur, florfenicol, amoxicillin, amikacin và có hiện tượng kháng lại một số kháng sinh streptomycin, neomycin, tetracycline. Điều này đã thể hiện theo thời gian, vi khuẩn S. suis đã có hiện tượng kháng thuốc với một số kháng sinh thông dụng như streptomycin, neomycin, tetracycline và penicillin G.

b) Hội chứng tiêu chảy ở lợn

Tùy theo đặc điểm, tính chất, diễn biến, tùy theo độ tuổi của lợn, tùy theo yếu tố được cho là nguyên nhân chính mà hội chứng tiêu chảy được gọi

bằng các tên khác nhau như: bệnh lợn con ỉa phân trắng, chứng khó tiêu, chứng rối loạn tiêu hóa...

Các nghiên cứu bệnh lý tiêu chảy ở gia súc cho thấy, biểu hiện bệnh lý chủ yếu là tình trạng mất nước và chất điện giải, và cuối cùng con vật trúng độc, kiệt sức và chết. Vì lẽ đó, trong điều trị tiêu chảy việc bổ sung nước và các chất điện giải là yếu tố cần thiết.

Theo Bùi Tiến Văn (2015) [18], một số vi khuẩn thuộc họ vi khuẩn đường ruột là E. coli, Salmonella sp, Shigella, Klebsiella, C. perfringens… là những vi khuẩn quan trọng gây rối loạn tiêu hóa ở người và nhiều loài động vật.

Sau khi nghiên cứu biến động của vi khuẩn đường ruột thường gặp ở gia súc khỏe mạnh và bị tiêu chảy, Nguyễn Bá Hiên (2001) [7] đã chỉ ra rằng, khi lợn bị tiêu chảy, số lượng vi khuẩn E. coli trung bình tăng 1,9 lần, số lượng vi khuẩn Cl. perfringens tăng 100 lần so với lợn khỏe mạnh.

Theo Trần Đức Hạnh (2013) [6], lợn con ở một số tỉnh phía Bắc mắc tiêu chảy và chết với tỷ lệ trung bình là 30,32% và 5,12%, tỷ lệ mắc tiêu chảy và chết giảm dần theo lứa tuổi, cao nhất ở lợn giai đoạn từ 21 - 40 ngày (30,97% và 4,93%) và giảm ở giai đoạn từ 41 - 60 ngày (30,27% và 4,75%).

Nghiêm Thị Anh Đào (2008) [4] cho biết: từ mẫu phân và phủ tạng lợn bệnh phân lập được vi khuẩn E. coli với các tỷ lệ nhiễm lần lượt là: ở phân 92,80%; ở gan 75,00%; ở lách 83,30% và ở ruột là 100%.

Theo Nguyễn Ngọc Minh Tuấn (2010) [16], lợn mắc tiêu chảy và chết do tiêu chảy cao nhất vào mùa xuân và thấp nhất vào mùa thu.

Nguyễn Chí Dũng (2013) [3] chỉ ra: vào các tháng có nhiệt độ thấp và độ ẩm cao, tỷ lệ lợn mắc bệnh tiêu chảy cao hơn so với các tháng khác (26,98% đến 38,18%).

Theo Nguyễn Bá Hiên (2001) [7], nguyên nhân vi khuẩn gây tiêu chảy chính ở lợn là E. coli, SalmonellaClostridium. Số lượng vi khuẩn E. coli

trung bình tăng 1,9 lần, số lượng vi khuẩn Cl. perfringens tăng 100 lần so với lợn khỏe mạnh.

2.2.3.2. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài

a) Bệnh viêm phổi do Mycoplasma (Bệnh suyễn lợn).

Theo Katri Levonen (2000) [22] cho biết, việc chẩn đoán M. hyponeumoniae có thể dựa trên phương pháp chẩn đoán truyền thống là: phát hiện những biểu hiện lâm sàng của hội chứng viêm phổi và việc kiểm tra những tổn thương sau khi giết mổ dùng phản ứng kết tủa và phản ứng phân lập Pasteurella multocida thành 12 type (được ký hiệu từ 1 đến 12).

Theo Kielstein (1966) [23] và nhiều tác giả cho rằng: vi khuẩn

Pasteurella multocida là một trong những tác nhân chính gây bệnh viêm phổi ở lợn. Trong đó, chủ yếu là do Pasteurella multocida type A gây ra và một phần nhỏ do Pasteurella multocida type D.

Theo Glawischning và Bacher (1992) [21] việc chẩn đoán M. hyopneumoniae có thể dựa trên phương pháp chẩn đoán truyền thống là: phát hiện những biểu hiện lâm sàng của hội chứng viêm phổi và việc kiểm tra những tổn thương sau khi giết mổ lấy mẫu để phân lập Pasteurella multocida

được 12 type (được ký kiệu từ 1 đến 12). b) Hội chứng tiêu chảy ở lợn

Smith và Halls (1967) [26] cho biết: có 2 loại độc tố là thành phần chính của Enterotoxin được tìm thấy ở các vi khuẩn gây bệnh. Sự khác biệt của 2 độc tố này là độc tố chịu nhiệt (Heat Stabletoxin - ST), có thể chịu được nhiệt lớn hơn 1000ºC trong 15 phút, còn độc tố không chịu nhiệt (Heat labiletoxin - LH) bị vô hoạt ở nhiệt độ 600ºC trong 15 phút.

Sokol và cs. (1981) [27] cho rằng: vi khuẩn E. coli cộng sinh có mặt thường trực trong đường ruột của người và động vật, trong quá trình sống, vi khuẩn có khả năng tiếp nhận các yếu tố gây bệnh như: yếu tố bám dính (K88,

K89), yếu tố dung huyết (Hly), yếu tố cạnh tranh (Colv), yếu tố kháng sinh (R) và các độc tố đường ruột. Các yếu tố gây bệnh này không được di truyền qua DNA của chromosome mà được di truyền qua DNA nằm ngoài chromosome gọi là plasmid. Những yếu tố gây bệnh này đã giúp cho vi khuẩn E. coli bám dính vào lông nhung ruột non, xâm nhập vào thành ruột, phát triển với số lượng lớn. Sau đó vi khuẩn thực hiện quá trình gây bệnh của mình bằng cách sản sinh độc tố, gây triệu chứng ỉa chảy, phá hủy tế bào niêm mạc ruột.

Glawischning và Bacher (1992) [21] lại xác định Clostridium perfringens type A và type C là một trong những nguyên nhân gây ỉa chảy và đã gây thiệt hại kinh tế lớn cho người chăn nuôi lợn.

Kishima và cs. (2008) [24] đã xác định được các tác nhân gây tiêu chảy là virus tiêu chảy lợn (PEDV) ở một ổ dịch tiêu chảy ở lợn bắt đầu tại Quảng Đông, miền nam Trung Quốc vào tháng giêng năm 2011.

Cùng với sự phân lập và nghiên cứu các yếu tố gây bệnh của E. coli,

việc nghiên cứu và sản xuất các chế phẩm phòng tiêu chảy ở lợn cũng được các nhà khoa học trên thế giới đặc biệt quan tâm.

* Bệnh viêm khớp

Anton và cs. (1994) [19] cho biết: vi khuẩn S. suis là nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh viêm khớp ở lợn. Ngoài ra còn có các bệnh như: nhiễm trùng máu, viêm màng não, viêm ngoại tâm mạc, viêm nội tâm mạc, viêm thanh dịch, viêm phổi. Đôi khi chúng còn kết hợp với bệnh ở một số loài vật khác và cả ở người

Theo Rosenbach Stadford và Higgins (1984) [25], lần đầu tiên đã mô tả vi khuẩn S. suis khi ông phân lập được vi khuẩn từ vết thương có mủ của một người nông dân. Các thông báo đầu tiên về bệnh do S. suis gây ra ở lợn đã được chính thức xác nhận lần đầu tiên ở Hà Lan vào năm 1951 và ở Anh năm 1954. Kể từ đó, bệnh đã được thông báo là xảy ở hầu khắp các nước trên thế

giới - nơi có ngành chăn nuôi lợn phát triển.

Các dạng bệnh do vi khuẩn này gây ra ở lợn rất đa dạng, bao gồm như viêm não, nhiễm trùng máu, viêm khớp, viêm nội tâm mạc, viêm đa thanh mạc, viêm màng bụng, viêm phổi, và thường dẫn đến chết đột ngột Ở các nước Bắc Mỹ, các báo cáo đều chỉ ra rằng S. suis là vi khuẩn chủ yếu phân lập được từ những lợn bị viêm phổi. Những năm sau đó, các nghiên cứu từ Anh lại kết luận rằng vi khuẩn này là nguyên nhân chính gây bại huyết, viêm não và viêm đa khớp, ít khi gây viêm phổi. Ngoài ra, vi khuẩn còn có thể phân lập được trong các trường hợp lợn bị bệnh viêm teo mũi và sảy thai.

PHẦN 3

ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH 3.1. Đối tượng

- Đối tượng nghiên cứu: lợn thịt nuôi từ 4 tuần tuổi đến giai đoạn 21 tuần tuổi (xuất chuồng).

3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành

- Địa điểm: Trang trại chăn nuôi Nguyễn Thị Thắm, xã Đồng Tĩnh, huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc.

- Thời gian: từ 4/2/2021 đến 28/5/2021.

3.3. Nội dung thực hiện

- Đánh giá tình hình chăn nuôi tại trại Nguyễn Thị Thắm, xã Đồng Tĩnh, huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc.

- Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng đàn lợn thịt nuôi tại trại. - Thực hiện quy trình phòng trị bệnh cho đàn lợn.

- Tham gia chẩn đoán và điều trị bệnh cho đàn thịt tại trại. - Tham gia các công tác thú y khác.

3.4. Các chỉ tiêu và phương pháp thực hiện

3.4.1. Các chỉ tiêu thực hiện

Tình hình chăn nuôi lợn tại tại trại lợn trại Nguyễn Thị Thắm, xã Đồng Tĩnh, huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc trong 3 năm (từ năm 2019 đến tháng 5/2021).

- Chăm sóc và nuôi dưỡng đàn lợn tại trại. - Thực hiện công việc về vệ sinh phòng bệnh.

- Thực hiện công việc về chẩn đoán và điều trị bệnh. - Thực hiện công việc về công tác khác.

3.4.2. Phương pháp thực hiện

3.4.2.1. Phương pháp đánh giá tình hình chăn nuôi tại trại Nguyễn Thị Thắm, xã Đồng Tĩnh, huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc

Để đánh giá tình hình chăn nuôi tại trại, em tiến hành thu thập thông tin từ trại thông qua việc hỏi ý kiến của chủ trại và qua sổ sách theo dõi của trại, kết hợp với kết quả điều tra thực tế tại trang trại tại thời điểm thực tập.

3.4.2.2. Quy trình chăm sóc nuôi dưỡng đàn lợn thịt tại trại

Trong thời gian thực tập tại trại, em cùng chủ trại đồng thời cũng là quản lý trại tiến hành chăm sóc nuôi dưỡng đàn lợn thịt tại trại từ 4 tuần tuổi đến 21 tuần tuổi (xuất chuồng). Em trực tiếp vệ sinh, chăm sóc, theo dõi đàn lợn tại trại gồm 421 lợn thịt (em bắt đầu nuôi từ lúc 2 tháng tuổi). Quy trình thực hiện chăm sóc nuôi dưỡng đàn lợn tại trại như sau:

- Đối với lợn con 4 tuần tuổi mới vào chuồng úm, mỗi ngày em cho đàn lợn ăn thức ăn Milac A, mỗi ngày cho ăn 0,5kg/con/ngày chia làm 4 bữa nhỏ sáng, trưa, chiều, tối, tăng dần theo khối lượng lợn con từng ngày. Kiểm tra nhiệt độ chuồng úm, đảm bảo nguồn nước uống trong chuồng, lau sàn. Thực hiện tiêm phòng vắc xin.

- Đối với lợn trên 6 tuần tuổi, kiểm tra tình trạng sức khỏe, cho lợn ăn thức ăn XK110 từ 6 - 10 tuần tuổi với chế độ ăn tự do với khối lượng ăn 0,8kg con/ngày, lợn từ 11 đến 15 tuần tuổi cho ăn thức ăn XK120S cho ăn tự do, khối lượng ăn 1,71kg/con/ngày. Đối với lợn từ 16 tuần tuổi cho đến khi xuất chuồng cho ăn thức ăn XK120S+, ăn tự do, khối lượng ăn 2,5kg/con/ngày, kiểm tra nước uống để đảm bảo đủ lượng nước cho cơ thể vật nuôi.

Bảng 3.1. Thực hiện công tác chăm sóc nuôi dưỡng cho đàn lợn thịt tại trại Nguyễn Thị Thắm

STT Thời gian thực hiện Công việc

Số lượng thực hiện trong ngày (lần)

1 7h sáng và 14h chiều Kiểm tra sức khỏe lợn 2 2 7h sáng và 14h chiều Thu dọn vệ sinh chuồng

trại, rửa chuồng 2

3 8h30 sáng và 16h chiều Cho lợn ăn 2

4 Sau khi cho lợn ăn Kiểm tra vòi nước uống 1

Thức ăn cho lợn của trại là thức ăn hỗn hợp đầy đủ chất dinh dưỡng do công ty JAPFA sản xuất, bao gồm: Milac A, XK120S+, XK110, XK120S được trình bày dưới bảng 3.2.

Bảng 3.2. Loại thức ăn, khẩu phần ăn, thành phần dinh dưỡng của đàn lợn thịt tại trại Nguyễn Thị Thắm

Loại thức ăn

cho ăn

Thành phần

dinh dưỡng Tuần tuổi

Khối lượng thức ăn cho ăn

(kg/con/giai đoạn)

Quy trình cho ăn bữa/ngày

Milac A ME: 3400 Kcal Protein: 20% 4 - 6 0,5 4 XK110 ME: 3250 Kcal Protein: 19% 7 - 10 0,8 Cho ăn tự do XK120S ME: 3150 Kcal Protein: 20% 11 - 15 1,71 Cho ăn tự do XK120S+ ME:3200 Kcal Protein: 19% 16 - 21 2,5 Cho ăn tự do

+ Giai đoạn chuyển đổi giữa 2 loại thức ăn với nhau cần trộn thức ăn 3 ngày theo tỷ lệ: ngày 1 tỷ lệ 3:1; ngày 2 tỷ lệ 1:1; ngày 3 tỷ lệ 1:3 để lợn thích nghi từ từ tránh bị tiêu chảy.

3.4.2.3. Quy trình phòng bệnh cho lợn tại trại * Quy trình vệ sinh hàng ngày:

Công tác vệ sinh chuồng nuôi là một trong những khâu phòng bệnh vô cùng quan trọng đối với các nhà chăn nuôi để quyết định sự thành bại. Nếu công tác vệ sinh được thực hiện tốt thì số lượng lợn ít mắc bệnh, sinh trưởng phát triển tốt, chi phí thuốc thú y thấp, làm cho hiệu quả chăn nuôi cao hơn và ngược lại. Thực hiện đúng quy định của trại nên trong suốt thời gian thực tập em đã thực hiện tốt các công việc như:

-Hàng ngày trước khi lên chuồng trại phải tắm rửa sạch sẽ, thay quần áo bảo hộ, nhúng chân qua hố vôi để sát trùng trước khi qua cổng vào trại, khi vào đến ô cửa chuồng phải nhúng chân 1 lần chậu sát trùng, mỗi ngày thay chậu sát trùng các ô chuồng 1 lần.

-Kiểm tra nhiệt độ chuồng nuôi, đặc biệt là chuồng úm lợn con

-Vệ sinh sàn sạch sẽ, rắc vôi bột, quét đường đi lại giữa dãy chuồng. -Trong khu vực chăn nuôi hạn chế đi lại giữa các chuồng, không được tự tiện sang các khu khác, đặc biệt là khu cách ly

- Định kỳ tiến hành phun thuốc sát trùng, quét mạng nhện trong chuồng, rắc vôi bột ở cửa ra vào đảm bảo vệ sinh chuồng trại.

* Quy trình tiêm phòng:

Đàn lợn thịt tại trại được thực hiện nghiêm ngặt quy trình tiêm phòng vắc xin ở trong bảng 3.3:

Bảng 3.3. Lịch tiêm phòng vắc xin cho đàn lợn thịt tại trại Tuần tuổi

sau nhập Vắc xin Phòng bệnh

Liều lượng

(ml/con) Vị trí tiêm

1 APP Viêm phổi

phức hợp 1 Tiêm bắp 2 SFV Bệnh dịch tả 1 Tiêm bắp 3 Tụ huyết trùng + Thương hàn Tụ huyết trùng và bệnh thương hàn 2 Tiêm bắp

- Quy trình phòng bệnh vắc xin luôn được trại thực hiện và tuân thủ nghiêm ngặt, đúng kỹ thuật. Lợn được tiêm vắc xin ở trạng thái khỏe mạnh, chăm sóc nuôi dưỡng tốt, không mắc các bệnh truyền nhiễm.

3.4.2.4. Chẩn đoán và điều trị bệnh trên đàn lợn thịt tại trại Nguyễn Thị Thắm

Trong trong khoảng thời gian thực tập tại trại hàng ngày em cùng chủ trại tiến hành kiểm tra, theo dõi đàn lợn ở tất cả các ô chuồng để phát hiện ra những con bị ốm. Trong thời gian thực tập em đã được tham gia và điều trị một số bệnh sau:

Bệnh viêm phổi (suyễn lợn):

- Triệu chứng: Thời kỳ nung bệnh dài từ 1- 4 tuần, nhưng cũng có thể sau 1- 3 ngày. Bệnh thường phát hiện rất chậm trên nền của viêm phế quản, thường có 2 thể: á cấp tính và mạn tính.

+ Thể cấp tính: lợn có biểu hiện rời đàn, đứng hoặc nằm ở góc chuồng, chậm lớn, ăn kém, da nhợt nhạt, thân nhiệt bình thường hoặc sốt nhẹ, lợn hắt hơi chảy nước mũi, sau đó chuyển thành dịch nhầy, khó thở, há mồm để thở, lúc đầu ho khan sau đó chuyển sang ho ướt, nghe rõ nhất vào buổi sáng.

+ Thể mạn tính: lợn ho liên tục, ho khan, có khi co giật từng cơn rồi nôn mửa, ho đến khi long đờm ra thì cơn ho mới dừng, lưng cong, cổ vươn, thường xảy ra ở lợn con. Da kém bóng, còi cọc chậm lớn.

- Chẩn đoán: Bệnh viêm phổi

Phác đồ điều trị: Ceftiofur và Brom hexin 1 ml/10 kg TT tiêm bắp, tiêm 3 ngày liên tục.

Bệnh hội chứng tiêu chảy

- Triệu chứng: lợn đi ngoài phân lỏng, nền chuồng có mùi tanh và chua có màu vàng, một số con phân loảng dính vào hậu môn, đuôi; lợn ủ rũ, mỏi mệt.

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng, phòng và trị bệnh cho lợn thịt nuôi tại trang trại chăn nuôi Nguyễn Thị Thắm, xã Đồng Tĩnh, huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc. (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(55 trang)