Các chỉ tiêu và phương pháp thực hiện

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng, phòng và trị bệnh cho lợn thịt nuôi tại trang trại chăn nuôi Nguyễn Thị Thắm, xã Đồng Tĩnh, huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc. (Trang 35)

3.4.1. Các chỉ tiêu thực hiện

Tình hình chăn nuôi lợn tại tại trại lợn trại Nguyễn Thị Thắm, xã Đồng Tĩnh, huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc trong 3 năm (từ năm 2019 đến tháng 5/2021).

- Chăm sóc và nuôi dưỡng đàn lợn tại trại. - Thực hiện công việc về vệ sinh phòng bệnh.

- Thực hiện công việc về chẩn đoán và điều trị bệnh. - Thực hiện công việc về công tác khác.

3.4.2. Phương pháp thực hiện

3.4.2.1. Phương pháp đánh giá tình hình chăn nuôi tại trại Nguyễn Thị Thắm, xã Đồng Tĩnh, huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc

Để đánh giá tình hình chăn nuôi tại trại, em tiến hành thu thập thông tin từ trại thông qua việc hỏi ý kiến của chủ trại và qua sổ sách theo dõi của trại, kết hợp với kết quả điều tra thực tế tại trang trại tại thời điểm thực tập.

3.4.2.2. Quy trình chăm sóc nuôi dưỡng đàn lợn thịt tại trại

Trong thời gian thực tập tại trại, em cùng chủ trại đồng thời cũng là quản lý trại tiến hành chăm sóc nuôi dưỡng đàn lợn thịt tại trại từ 4 tuần tuổi đến 21 tuần tuổi (xuất chuồng). Em trực tiếp vệ sinh, chăm sóc, theo dõi đàn lợn tại trại gồm 421 lợn thịt (em bắt đầu nuôi từ lúc 2 tháng tuổi). Quy trình thực hiện chăm sóc nuôi dưỡng đàn lợn tại trại như sau:

- Đối với lợn con 4 tuần tuổi mới vào chuồng úm, mỗi ngày em cho đàn lợn ăn thức ăn Milac A, mỗi ngày cho ăn 0,5kg/con/ngày chia làm 4 bữa nhỏ sáng, trưa, chiều, tối, tăng dần theo khối lượng lợn con từng ngày. Kiểm tra nhiệt độ chuồng úm, đảm bảo nguồn nước uống trong chuồng, lau sàn. Thực hiện tiêm phòng vắc xin.

- Đối với lợn trên 6 tuần tuổi, kiểm tra tình trạng sức khỏe, cho lợn ăn thức ăn XK110 từ 6 - 10 tuần tuổi với chế độ ăn tự do với khối lượng ăn 0,8kg con/ngày, lợn từ 11 đến 15 tuần tuổi cho ăn thức ăn XK120S cho ăn tự do, khối lượng ăn 1,71kg/con/ngày. Đối với lợn từ 16 tuần tuổi cho đến khi xuất chuồng cho ăn thức ăn XK120S+, ăn tự do, khối lượng ăn 2,5kg/con/ngày, kiểm tra nước uống để đảm bảo đủ lượng nước cho cơ thể vật nuôi.

Bảng 3.1. Thực hiện công tác chăm sóc nuôi dưỡng cho đàn lợn thịt tại trại Nguyễn Thị Thắm

STT Thời gian thực hiện Công việc

Số lượng thực hiện trong ngày (lần)

1 7h sáng và 14h chiều Kiểm tra sức khỏe lợn 2 2 7h sáng và 14h chiều Thu dọn vệ sinh chuồng

trại, rửa chuồng 2

3 8h30 sáng và 16h chiều Cho lợn ăn 2

4 Sau khi cho lợn ăn Kiểm tra vòi nước uống 1

Thức ăn cho lợn của trại là thức ăn hỗn hợp đầy đủ chất dinh dưỡng do công ty JAPFA sản xuất, bao gồm: Milac A, XK120S+, XK110, XK120S được trình bày dưới bảng 3.2.

Bảng 3.2. Loại thức ăn, khẩu phần ăn, thành phần dinh dưỡng của đàn lợn thịt tại trại Nguyễn Thị Thắm

Loại thức ăn

cho ăn

Thành phần

dinh dưỡng Tuần tuổi

Khối lượng thức ăn cho ăn

(kg/con/giai đoạn)

Quy trình cho ăn bữa/ngày

Milac A ME: 3400 Kcal Protein: 20% 4 - 6 0,5 4 XK110 ME: 3250 Kcal Protein: 19% 7 - 10 0,8 Cho ăn tự do XK120S ME: 3150 Kcal Protein: 20% 11 - 15 1,71 Cho ăn tự do XK120S+ ME:3200 Kcal Protein: 19% 16 - 21 2,5 Cho ăn tự do

+ Giai đoạn chuyển đổi giữa 2 loại thức ăn với nhau cần trộn thức ăn 3 ngày theo tỷ lệ: ngày 1 tỷ lệ 3:1; ngày 2 tỷ lệ 1:1; ngày 3 tỷ lệ 1:3 để lợn thích nghi từ từ tránh bị tiêu chảy.

3.4.2.3. Quy trình phòng bệnh cho lợn tại trại * Quy trình vệ sinh hàng ngày:

Công tác vệ sinh chuồng nuôi là một trong những khâu phòng bệnh vô cùng quan trọng đối với các nhà chăn nuôi để quyết định sự thành bại. Nếu công tác vệ sinh được thực hiện tốt thì số lượng lợn ít mắc bệnh, sinh trưởng phát triển tốt, chi phí thuốc thú y thấp, làm cho hiệu quả chăn nuôi cao hơn và ngược lại. Thực hiện đúng quy định của trại nên trong suốt thời gian thực tập em đã thực hiện tốt các công việc như:

-Hàng ngày trước khi lên chuồng trại phải tắm rửa sạch sẽ, thay quần áo bảo hộ, nhúng chân qua hố vôi để sát trùng trước khi qua cổng vào trại, khi vào đến ô cửa chuồng phải nhúng chân 1 lần chậu sát trùng, mỗi ngày thay chậu sát trùng các ô chuồng 1 lần.

-Kiểm tra nhiệt độ chuồng nuôi, đặc biệt là chuồng úm lợn con

-Vệ sinh sàn sạch sẽ, rắc vôi bột, quét đường đi lại giữa dãy chuồng. -Trong khu vực chăn nuôi hạn chế đi lại giữa các chuồng, không được tự tiện sang các khu khác, đặc biệt là khu cách ly

- Định kỳ tiến hành phun thuốc sát trùng, quét mạng nhện trong chuồng, rắc vôi bột ở cửa ra vào đảm bảo vệ sinh chuồng trại.

* Quy trình tiêm phòng:

Đàn lợn thịt tại trại được thực hiện nghiêm ngặt quy trình tiêm phòng vắc xin ở trong bảng 3.3:

Bảng 3.3. Lịch tiêm phòng vắc xin cho đàn lợn thịt tại trại Tuần tuổi

sau nhập Vắc xin Phòng bệnh

Liều lượng

(ml/con) Vị trí tiêm

1 APP Viêm phổi

phức hợp 1 Tiêm bắp 2 SFV Bệnh dịch tả 1 Tiêm bắp 3 Tụ huyết trùng + Thương hàn Tụ huyết trùng và bệnh thương hàn 2 Tiêm bắp

- Quy trình phòng bệnh vắc xin luôn được trại thực hiện và tuân thủ nghiêm ngặt, đúng kỹ thuật. Lợn được tiêm vắc xin ở trạng thái khỏe mạnh, chăm sóc nuôi dưỡng tốt, không mắc các bệnh truyền nhiễm.

3.4.2.4. Chẩn đoán và điều trị bệnh trên đàn lợn thịt tại trại Nguyễn Thị Thắm

Trong trong khoảng thời gian thực tập tại trại hàng ngày em cùng chủ trại tiến hành kiểm tra, theo dõi đàn lợn ở tất cả các ô chuồng để phát hiện ra những con bị ốm. Trong thời gian thực tập em đã được tham gia và điều trị một số bệnh sau:

Bệnh viêm phổi (suyễn lợn):

- Triệu chứng: Thời kỳ nung bệnh dài từ 1- 4 tuần, nhưng cũng có thể sau 1- 3 ngày. Bệnh thường phát hiện rất chậm trên nền của viêm phế quản, thường có 2 thể: á cấp tính và mạn tính.

+ Thể cấp tính: lợn có biểu hiện rời đàn, đứng hoặc nằm ở góc chuồng, chậm lớn, ăn kém, da nhợt nhạt, thân nhiệt bình thường hoặc sốt nhẹ, lợn hắt hơi chảy nước mũi, sau đó chuyển thành dịch nhầy, khó thở, há mồm để thở, lúc đầu ho khan sau đó chuyển sang ho ướt, nghe rõ nhất vào buổi sáng.

+ Thể mạn tính: lợn ho liên tục, ho khan, có khi co giật từng cơn rồi nôn mửa, ho đến khi long đờm ra thì cơn ho mới dừng, lưng cong, cổ vươn, thường xảy ra ở lợn con. Da kém bóng, còi cọc chậm lớn.

- Chẩn đoán: Bệnh viêm phổi

Phác đồ điều trị: Ceftiofur và Brom hexin 1 ml/10 kg TT tiêm bắp, tiêm 3 ngày liên tục.

Bệnh hội chứng tiêu chảy

- Triệu chứng: lợn đi ngoài phân lỏng, nền chuồng có mùi tanh và chua có màu vàng, một số con phân loảng dính vào hậu môn, đuôi; lợn ủ rũ, mỏi mệt.

- Chẩn đoán: Hội chứng tiêu chảy lợn con

- Phác đồ điều trị: Enrofloxacin 1 ml/10 kg TT, tiêm bắp 3 ngày liên tục.

Bệnh viêm khớp:

- Triệu chứng: lợn có biểu hiện đau chân, đi lại khập khiễng, què, các khớp chân trước, sau và mắt cá chân thường sưng phồng

- Chẩn đoán: Bệnh viêm khớp

Phác đồ điều trị: Lincospec 1 ml/10 kg TT tiêm bắp 3 ngày liên tục

3.4.2.5. Mộ số công thức tính toán và phướng pháp xử lý số liệu

- Tỷ lệ mắc bệnh (%) = Số con mắc bệnh

x 100 Số con theo dõi

- Tỷ lệ khỏi bệnh (%) = Số con khỏi bệnh

x 100 Số con điều trị

- Tỷ lệ nuôi sống (%) = Số con còn sống đến cuối kỳ

x 100 Số con đầu kỳ

3.4.2.5.1.Phương pháp xử lý số liệu:

PHẦN 4

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.1. Tình hình chăn nuôi tại trại Nguyễn Thị Thắm, xã Đồng Tĩnh, huyện Tam Dương, Tỉnh Vĩnh Phúc Tam Dương, Tỉnh Vĩnh Phúc

Trong thời gian thực tập tại trại, em đã tìm hiểu từ chủ trại, được biết trại đã duy trì và phát triển được 3 năm nay. Kết quả được trình bày qua bảng 4.1.

Bảng 4.1. Quy mô đàn lợn thịt của trại lợn Nguyễn Thị Thắm qua 3 năm 2019 - 2021

STT Năm Số lợn thịt nuôi tại trại

(con)

1 2019 263

2 2020 382

3 2021 430

Qua bảng 4.1 cho thấy tuy trại với quy mô nhỏ nhưng đã có xu hướng tăng qua các năm, công tác phòng chống dịch tốt từ sự tỉ mỉ cảnh giác phòng chống dịch mà trại đã duy trì và có tăng thêm về số lượng, khối lượng mỗi con lợn khi xuất chuồng đạt từ 105kg đến 115kg.

4. 2. Kết quả thực hiện công tác chăm sóc nuôi dưỡng đàn lợn thịt tại trại

4.2.1. Kết quả chăm sóc nuôi dưỡng trực tiếp đàn lợn thịt tại trại

Trong quá trình thực tập tại trang trại em đã tham gia tiến hành chăm sóc nuôi dưỡng cho đàn lợn thịt để mang lại hiệu quả cao, chất lượng cao nhất. Kết quả em đã trực tiếp theo dõi chăm sóc nuôi dưỡng lợn trong 4 tháng tại cơ sở được tổng hợp dưới bảng 4.2.

Bảng 4.2. Số lượng lợn thịt chăm sóc nuôi dưỡng tại trại qua 4 tháng thực tập Tháng Tổng số lợn Lợn cái Lợn đực Số lượng (con) Số lượng (con) 2 421 207 214 3 418 205 213 4 415 203 212 5 415 203 212

Qua bảng 4.2 cho thấy trong thời gian 4 tháng em thực tập tại trại đã trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng đàn lợn thịt bắt đầu từ tháng 2 năm 2021 đến hết tháng 5 năm 2021 với tổng số lợn được theo dõi là 421 con. Trong đó tỷ lệ lợn cái ít hơn so với lợn đực (trong thời gian từ 10/12/2020 đến 28/1/2021 em thực tập tại hiệu thuốc thú y Phan Thị Thúy nên 1/2 em xuống trại lợn và tham nuôi dưỡng đàn lợn thịt của trại).

4.2.2. Kết quả tỷ lệ nuôi sống đàn lợn thịt thương phẩm tại trại

Cùng với việc thực hiện đúng quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng, em đã tiến hành theo dõi tỷ lệ nuôi sống của đàn lợn qua các tháng tuổi để biết được chế độ nuôi dưỡng, chăm sóc có phù hợp. Tổng đàn lợn là 430 con (số liệu từ chủ trại tháng 1 là 430 con) thuộc dòng lợn thịt 3 máu lai giữa các giống: Yorskshire, Landrace, Duroc. Kết quả theo dõi tỷ lệ nuôi sống của lợn được trình bày tại bảng 4.3 là kết quả mà em lấy số liệu tháng tuổi đầu tiên từ cán bộ kỹ thuật trại, còn em trực tiếp theo dõi chăm sóc ở 4 tháng tiếp theo từ tháng 2 đến tháng 5.

Bảng 4.3. Tỷ lệ nuôi sống lợn qua các tháng tuổi

Tháng tuổi Số lợn theo dõi (con) Số lợn còn sống (con) Tỷ lệ nuôi sống (%) 1 430 421 97,90 2 421 418 99,29 3 418 415 99,28 4 415 415 100 5 415 415 100 Tính chung 430 415 96,51

Qua bảng 4.3 cho thấy tỷ lệ nuôi sống của lợn đạt mức cao ở tất cả các tháng tuổi, trung bình 96,51%, lý do tỷ lệ trung bình thấp hơn các tháng vì tổng trung bình số lợn còn sống thấp hơn so với các tháng. Để đạt được kết quả này là do đảm bảo thực hiện đúng quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng của trại, góp phần nâng cao sức khỏe của lợn và tỷ lệ nuôi sống.

4.3. Kết quả vệ sinh phòng bệnh cho lợn

4.3.1. Kết quả thực hiện công tác vệ sinh phòng bệnh

Vệ sinh trong chăn nuôi là một trong các khâu quyết định tới sự thành bại của chăn nuôi. Vệ sinh bao gồm nhiều yếu tố: vệ sinh môi trường xung quanh, vệ sinh trong chuồng, vệ sinh đất, nước, vệ sinh chuồng trại… Kết quả thực hiện vệ sinh chăn nuôi được trình bày ở bảng 4.4.

Bảng 4.4. Kết quả thực hiện công tác vệ sinh chăn nuôi STT Công việc Lần/ tuần Số tuần Theo kế hoạch (lần) Kết quả thực hiện (lần) So với kế hoạch (%) 1 Quét mạng nhện 1 16 16 16 100

2 Vệ sinh kho thức ăn 1 16 16 16 100

3 Phun thuốc sát trùng 2 16 30 30 100

4 Quét dọn xung quanh

chuồng trại 1 16 16 14 87,50

5 Rắc vôi bột xung quanh

chuồng và cổng 1 16 16 16 100

Kết quả ở bảng 4.4 cho thấy, công tác vệ sinh chăn nuôi được thực hiện nghiêm theo đúng quy trình, khối lượng công việc thực hiện đều đạt từ 87,50% kế hoạch trở lên, đặc biệt công tác rắc vôi bột xung quanh chuồng và quét mạng nhện, phun thuốc sát trùng, vệ sinh kho thức ăn đều đạt 100%. Do làm tốt công tác vệ sinh chăn nuôi, nến suốt quá trình nuôi dưỡng không xảy ra bệnh dịch, sức khỏe của lợn được đảm bảo tốt, góp phần nâng cao tỷ lệ nuôi sống.

4.3.2. Kết quả phòng bệnh bằng vắc xin

Trong thời gian thực tập tốt nghiệp tại trại, em đã thực hiện công tác phòng bệnh bằng vắc xin cho lợn đàn lợn thịt tại trại, kết quả và được thống kê ở bảng 4.5.

Bảng 4.5. Kết quả phòng bệnh bằng vắc xin cho đàn lợn tại trại Loại vắc xin Số lượng (con) Tuần tuổi

Kết quả (an toàn) Số lượng (con) Tỷ lệ (%) APP 421 4 421 100 Dịch tả 421 5 421 100 Thương hàn, Tụ huyết trùng 419 7 419 100

Kết quả bảng 4.5 cho thấy, trong thời gian thực tập tại trại, chúng tôi đã tham gia tiêm 4 loại vắc xin phòng bệnh sưng phù đầu (APP), dịch tả, tụ huyết trùng, thương hàn. Cụ thể là đã tiêm phòng vắc xin phòng bệnh sưng phù đầu cho 421 lợn và tiêm phòng vắc xin dịch tả cho 421 lợn; vắc xin tụ huyết trùng, thương hàn cho 419 lợn thịt, 100% lợn được tiêm phòng 4 loại vắc xin trên đều an toàn.

4.4. Kết quả chẩn đoán và điều trị bệnh cho lợn tại trại

4.4.1. Tình hình cảm nhiễm bệnh ở đàn lợn tại trại

Trong thời gian thực tập, em đã cùng với chủ Trại đồng thời là quản lý theo dõi, phát hiện và chẩn đoán lợn mắc bệnh. Qua quá trình chẩn đoán, em cùng trại xác định lợn ở Trại chỉ mắc 3 bệnh chủ yếu, đó là bệnh viêm phổi, tiêu chảy và viêm khớp, kết quả chẩn đoán được thể hiện tại bảng 4.6.

Bảng 4.6. Tình hình cảm nhiễm bệnh trên đàn lợn thịt tại trại Tên bệnh Số lợn theo dõi

(con) Số lợn mắc bệnh (con) Tỷ lệ mắc bệnh (%) Tiêu chảy 421 65 15,44 Viêm phổi 415 45 10,84 Viêm khớp 415 18 4,33

Số liệu bảng 4.6 cho thấy, lợn mắc bệnh tiêu chảy chủ yếu xảy ra vào tháng thứ 2 chiếm tỷ lệ 15,44%, nguyên nhân chủ yếu do ảnh hưởng bởi thời tiết thay đổi đột ngột, nóng quá, lạnh quá làm ảnh hưởng đến lợn con, hệ thống chuồng hở nên khi mưa đã bị hắt vào nhiều ô chuồng làm ướt nền chuồng và do quá trình chuyển đổi thức ăn những tháng tiếp theo do sức đề kháng cao nên lợn không mắc bệnh tiêu chảy. Bệnh viêm phổi chiếm 10,84% lợn thường mắc ở giai đoạn 4 đến 5 tháng tuổi, nguyên nhân chủ yếu do ảnh hưởng của thời tiết, tiểu khí hậu chuồng nuôi khiến lợn mắc bệnh. Bệnh viêm khớp chiếm tỷ lệ thấp nhất 4,33%.

4.4.2. Kết quả điều trị bệnh cho đàn lợn thịt tại trại

Trên cơ sở chẩn đoán bệnh, em cùng với chủ Trại đưa ra các phác đồ điều trị và trực tiếp điều trị bệnh. Cụ thể, phác đồ điều trị bệnh được trình bày tại bảng 4.7.

Bảng 4.7. Kết quả điều trị một số bệnh trên đàn lợn thịt tại trại

Loại bệnh Số lợn mắc bệnh (con) Số lợn điều trị khỏi (con) Tỷ lệ khỏi

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng, phòng và trị bệnh cho lợn thịt nuôi tại trang trại chăn nuôi Nguyễn Thị Thắm, xã Đồng Tĩnh, huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc. (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(55 trang)