Phương pháp thực hiện

Một phần của tài liệu Áp dụng quy trình chăm sóc nuôi dưỡng, phòng và trị bệnh cho lợn thịt tại trại lợn nguyễn văn khanh, thành phố hải dương, tỉnh hải dương (Trang 39)

3.4. Các chỉ tiêu theo dõi và phương pháp theo dõi

3.4.2. Phương pháp thực hiện

3.4.2.1. Theo dõi gián tiếp

- Trực tiếp theo dõi, chăm sóc, nuôi dưỡng, điều trị lợn mắc bệnh và ghi chép số liệu hàng ngày.

- Theo dõi, quan sát biểu hiện của đàn lợn thịt thường xuyên.

3.4.2.2. Phương pháp chẩn đoán lâm sàng

- Hàng ngày theo dõi đàn lợn, thông qua các phương pháp chẩn đoán lâm sàng. Quan sát các biểu hiện: trạng thái cơ thể, phân, tình trạng sức khỏe lợn, lông da, sắc mặt, dáng đi, ngồi và khả năng vận động,.. ghi chép vào nhật ký thực tập hàng ngày. Từ các triệu chứng thu thập được tiến hành chẩn đoán và điều trị bệnh cho lợn dưới sự hướng dẫn của kỹ sư trại.

3.4.2.3. Phương pháp xác định chỉ tiêu

Tổng số con mắc bệnh

- Tỷ lệ mắc bệnh (%) = x 100

Tổng số con theo dõi Tổng số con khỏi bệnh

- Tỷ lệ khỏi bệnh (%) = x 100

Tổng số con điều trị

Tổng số con chết

- Tỷ lệ chết (%) = x 100

Tổng số con mắc bệnh

Tổng số ngày điều trị của từng con - Thời gian điều trị TB (ngày) =

Tổng số con điều trị

3.4.3. Phương pháp xử lý số liệu

Số liệu thu thập được xử lý bằng phần mềm Microsoft Excel 2013 trên máy vi tính.

3.4.4. Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho đàn lợn thịt

Trại sử dụng quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng đang được áp dụng cho đàn lợn thịt nuôi tại trại và theo dõi, đánh giá hiệu quả.

Với châm phương “Phòng bệnh hơn chữa bệnh”, thì công việc tiêm phòng và phòng bệnh cho đàn lợn là hết sức cần thiết, luôn được quan tâm hàng đầu và quan trọng nhất. Tại trang trại lợn bác Nguyễn Văn Khanh, công tác phòng bệnh luôn được thực hiện một cách tích cực, chủ động. Trong khu vực chăn nuôi, hạn chế đi lại giữa các chuồng, đi từ khu vực này sang khu vực khác và hạn chế đi ra khỏi trại, khi các phương tiện vào trại phải được sát trùng nghiêm ngặt tại cổng vào trại trước khi vào khu vực trại nuôi. Tại đây, an toàn sinh học luôn được đặt lên hàng đầu.

Quy trình tiêm phòng vắc xin phòng bệnh cho đàn lợn luôn được trại thực hiện nghiêm túc, đầy đủ, đúng kỹ thuật, đúng quy trình. Tiêm phòng cho đàn lợn nhằm tạo ra trong cơ thể lợn có miễn dịch chủ động, để chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn, vi rút gây bệnh, tăng sức đề kháng cho cơ thể, nhằm hạn chế những rủi ro, bất cập trong chăn nuôi.

Để đạt được hiệu quả tiêm phòng tốt nhất cho đàn lợn thì ngoài hiệu quả của vắc xin, phương pháp sử dụng vắc xin, loại vắc xin... còn phải phụ thuộc vào tình trạng sức khoẻ lợn. Trên cơ sở đó, trại chỉ tiêm phòng vắc xin cho những con khoẻ mạnh không mắc bệnh truyền nhiễm hoặc các bệnh mãn tính khác để tạo khả năng miễn dịch tốt nhất cho đàn lợn. Bảng 3.1 sau đây nói lên lịch trình tiêm phòng vắc xin tại trại.

Bảng 3.1. Lịch tiêm phòng vắc xin được áp dụng cho lợn thịt tại trại Ngày tuổi Loại vắc xin Cách dùng Phòng bệnh

35 CFS1 Tiêm bắp Dịch tả (lần 1)

55 FMD1 Tiêm bắp Lở mồm long móng (lần 1)

65 CFS2 Tiêm bắp Dịch tả (lần 2)

75 FMD2 Tiêm bắp Lở mồm long móng (lần 2)

Hiện tại trang trại Nguyễn Văn Khanh đang sử dụng loại thức ăn cho lợn thịt được sản xuất tại công ty cổ phần chăn nuôi C.P. Việt Nam và RTD Việt Nam, danh mục loại thức ăn theo từng giai đoạn và khẩu phần, thành phần thức ăn được thể hiện ở bảng 3.2.

Bảng 3.2. Loại thức ăn, khẩu phần ăn và thành phần dinh dưỡng của lợn thịt sử dụng tại trang trại

Loại thức ăn Giai đoạn phát triển của lợn (tuần tuổi) Lượng thức ăn cho ăn (Kg/con/ ngày) Thành phần giá trị dinh dưỡng trong thức ăn

HI- GRO 550S (C.P) 4 - 6 0,1 - 0,6 - Độ ẩm (tối đa): 14%

- Protein thô (tối thiểu): 21% - Xơ thô (tối đa): 3,5%

- Ca (tối thiểu-tối đa): 0,6 - 1,2% - Năng lượng trao đổi (tối thiểu): 3300 Kcal/kg

- P tổng số ( tối thiểu - tối đa): 0,4 - 0,9%

- Lysine tổng số (tối thiểu): 1,3% - Methionine + Cystine tổng số (tối thiểu): 0,7%

HI- GRO 551 (C.P) 7 - 10 0,6 - 1,3 - Độ ẩm (tối đa): 14%

- Protein thô (tối thiểu): 20% - Xơ thô (tối đa): 5%

- Ca (tối thiểu-tối đa): 0,6- 1,2%

- Năng lượng trao đổi (tối thiểu): 3300 Kcal/kg

- P tổng số ( tối thiểu - tối đa): 0,4 – 0,9%

- Lysine tổng số(tối thiểu):1,2% - Methionine + Cystine tổng số (tối thiểu): 0,6% H – 1076 (RTD) 11- 20 1,4 – 2,5 - Độ ẩm (tối đa): 14%

- Protein thô (tối thiểu): 18,5% - Xơ thô (tối đa): 6%

- Ca (tối thiểu-tối đa): 0,5-1,2%

- Năng lượng trao đổi (tối thiểu): 3150 Kcal/kg

- P tổng số ( tối thiểu - tối đa): 0,5 - 1,0%

- Lysine tổng số (tối thiểu): 1,0% - Methionine + Cystine tổng số (tối thiểu): 0,6% H – 13 (RTD) 21 – Xuất chuồng 2,5 – 2,8 - Độ ẩm (tối đa): 14%

- Protein thô (tối thiểu): 15% - Xơ thô (tối đa): 5%

- Ca (tối thiểu-tối đa): 0,5 - 1,0% - Năng lượng trao đổi (tối thiểu): 3000 Kcal/kg

- P tổng số ( tối thiểu - tối đa): 0,4 – 1,2%

- Lysine tổng số (tối thiểu): 0,8% - Methionine + Cystine tổng số (tối thiểu): 0,45%

3.4.2.3. Phương pháp xác định tình hình nhiễm bệnh và phác đồ điều trị bệnh cho đàn lợn thịt nuôi tại trại

- Để xác định tình hình nhiễm bệnh trên đàn lợn thịt, chúng tôi tiến hành theo dõi hàng ngày thông qua phương pháp chẩn đoán lâm sàng. Bằng mắt thường đánh giá qua biểu hiện lâm sàng như trạng thái cơ thể, phân... để chẩn đoán bệnh.

- Khi phát hiện lợn bị bệnh, dựa trên triệu chứng lâm sàng để chúng tôi chẩn đoán lợn mắc bệnh gì và từ đó đưa ra phác đồ điều trị hiệu quả nhất cho tường loại bệnh.

* Điều trị bệnh đường hô hấp cho lợn thịt bằng phác đồ điều trị sau:

- Bromhexine 0,3%, liều lượng 1m/10 kg TT/ngày, tiêm bắp. Thời gian điều trị 3 – 5 ngày.

- Tulavitryl 1 ml/40 kg TT, tiêm bắp một liều duy nhất.

* Điều trị hội chứng tiêu chảy cho lợn thịt bằng phác đồ điều trị sau:

- Viaenro-5, liều lượng 1ml/10 kg TT/ngày, tiêm bắp. - Amlistin, liều lượng 1ml/10 kg TT/ngày, tiêm bắp. - Thời gian điều trị từ 3-5 ngày.

* Điều trị bệnh viêm khớp cho lợn thịt bằng phác đồ điều trị sau:

- Pendistrep LA, liều lượng 1 ml/10 kg TT/ngày, tiêm bắp. - DEXA, liều lượng 1,5 ml/50 kg TT/ngày, tiêm bắp. - Thời gian điều trị từ 3-5 ngày.

Phần 4

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.1. Kết quả áp dụng quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng cho lợn tại trại lợn Nguyễn Văn Khanh, thành phố Hải Dương, tỉnh Hải Dương Nguyễn Văn Khanh, thành phố Hải Dương, tỉnh Hải Dương

4.1.1. Kết quả thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng đàn lợn thịt

Để đảm bảo yêu cầu kiểm soát dịch bệnh, trang trại đã áp dụng quy trình “ Cùng vào - cùng ra ”. Chuồng trại sẽ được để trống 14 - 21 ngày để tẩy rửa, sát trùng và quét vôi lại. Vì vậy, việc chăn nuôi sẽ gián đoạn một thời gian trong quá trình rửa dọn chuồng trại.

Quy trình này có tác dụng phòng bệnh do việc làm vệ sinh chuồng trại thường xuyên, định kỳ mỗi khi xuất lợn để trống chuồng. Đồng thời, ở đây sẽ không có sự tiếp xúc giữa các lô lợn trước với các lô lợn sau, do đó hạn chế tối đa khả năng lan truyền các tác nhân gây bệnh từ lứa này qua lứa khác.

* Chăm sóc và quản lý lợn

Chuồng trại phải đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật ấm về mùa đông, thoáng mát về mùa hè, nền chuồng luôn luôn khô ráo và có độ dốc khoảng 1,5 - 2% để đảm bảo cho phân và nước tiểu được thoát xuống hệ thống cống thoát. Đặc biệt, chuồng trại được đối lưu không khí tốt để giảm bớt độ ẩm trong chuồng, tránh cho lợn khỏi các bệnh về đường hô hấp.

Biện pháp khắc phục điều kiện thời tiết mùa hè là chuồng nên theo hướng Đông - Nam để đảm bảo ấm áp về mùa đông và thoáng mát về mùa hè, đảm bảo ánh sáng chiếu vào chuồng hạn chế được lượng nhiệt sinh ra do ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp.

Biện pháp khắc phục thời tiết mùa đông của trại là treo hệ thống đèn điện bóng tròn ở đầu giàn mát để làm nóng không khí được hút vào chuồng. Vào những hôm nhiệt độ hạ thấp, tiến hành che giàn mát lại để hạn chế không khí lạnh vào chuồng và giảm bớt quạt nhưng không được để tích khí trong chuồng nó sẽ gây viêm phổi.

Hàng ngày, em đã tiến hành làm ở chuồng lợn thịt: kiểm tra nguồn nước, trại dùng vòi nước uống tự động, nên cần kiểm tra nước chảy mạnh hay yếu hay không có nước. Phải kiểm tra hàng ngày tránh bị kẹt hoặc bị rò rỉ làm ướt nền chuồng. Em đã thường xuyên làm vệ sinh chuồng, máng ăn, rửa, thay nước ở máng tắm, đồng thời quan sát đàn lợn.

Trong thời gian thực tập tại trang trại, em cùng quản lý tiến hành chăm sóc nuôi dưỡng đàn lợn thịt đạt năng suất cao và chất lượng tốt. Trang trại thường xuyên thực hiện công tác vệ sinh chuồng trại, khu vực xung quanh cũng như môi trường chung, đảm bảo các điều kiện vệ sinh thú y và tạo môi trường thuận lợi để lợn sinh trưởng phát triển nhanh, đạt hiệu quả kinh tế cao.

Chuồng nuôi được xây dựng theo kiểu chuồng kín, trang thiết bị hiện đại, đáp ứng tốt nhu cầu mọi mặt của lợn, chủ động điều chỉnh nhiệt độ, độ thông thoáng của chuồng nuôi. Ở đầu chuồng nuôi, có hệ thống giàn mát giúp thông thoáng vùng tiểu khí hậu trong chuồng nuôi đặc biệt là vào mùa hè khi nhiệt độ cao. Cuối chuồng là hệ thống quạt hút, giúp luân chuyển không khí từ bên ngoài vào trong chuồng rồi đẩy ra ngoài. Máng cho lợn ăn là máng sắt, hình nón, có thể chứa được tối đa 80 kg thức ăn.

Từ bảng thức ăn và khẩu phần ăn, thành phần dinh dưỡng của lợn thịt tại trang trại, em đã trực tiếp cho lợn ăn các loại thức ăn theo đúng các giai đoạn phát triển của lợn. Kết quả thực hiện cho lợn ăn được trình bày ở bảng 4.1.

Bảng 4.1. Tiêu thụ thức ăn Loại thức ăn cho ăn Số lợn cho ăn (con) Khối lượng thức ăn cho ăn

(kg/con/lứa)

Tổng khối lượng thức ăn cho lợn ăn đến xuất

bán (kg/đàn) HI-GRO 550S 315 13 4095 HI-GRO 551 315 36 11340 H-1076 315 173 54495 H-13 315 56 17640 Tính chung 315 278 87570

Kết quả bảng 4.1 cho thấy: một đời lợn thịt của trại được nuôi bằng 4 loại thức ăn khác nhau theo từng giai đoạn phát triển của lợn, cụ thể: Giai đoạn 4 – 6 tuần tuổi sử dụng HI-GRO 550s tiêu thụ hết 13 kg/con, giai đoạn 7 – 10 tuần tuổi sử dụng HI-GRO 551 tiêu thụ 36 kg/con, giai đoạn 11 – 20 tuần tuổi sử dụng H-1076 tiêu thụ 173 kg/con, giai đoạn 21 tuần tuổi đến xuất chuồng sử dụng H-13 tiêu thụ 56 kg/ con. Như vậy, tổng số cám tiêu thụ cho đàn lợn tổng sẽ là 278 kg/con. Nếu đàn lợn xuất bán đạt trung bình 115 kg thì tiêu tốn thức ăn cho 1 kg tăng khối lượng sẽ khoảng 2,41 kg.

Tiếp theo là kết quả thực hiện công tác chăm sóc, nuôi dưỡng và quản lý đàn lợn trong thời gian thực tập tốt nghiệp tại trại được trình bày ở bảng 4.2.

Bảng 4.2. Kết quả thực hiện công tác chăm sóc, nuôi dưỡng và quản lý đàn lợn thịt TT Công việc Số lượng cần thực hiện (số lần) Khối lượng công việc thực hiện được (số lần) Tỷ lệ hoàn thành so với nhiệm vụ được giao (%)

1 Cho lợn ăn hàng ngày 240 240 100

2 Tách lợn ốm để nuôi

cách ly 27 27 100

Qua bảng 4.2 cho thấy: em đã được chú quản lý của trại hướng dẫn thực hiện nghiêm túc công tác chăm sóc, nuôi dưỡng và quản lý đàn lợn thịt theo đúng quy trình. Tổng số lần thực hiện cho đàn lợn thịt ăn là 240 lần và số lần phát hiện lợn ốm để cách ly 27 lần. Số công việc đã thực hiện hoàn thành theo yêu cầu đặt ra là 100% công việc.

4.2. Kết quả thực hiện các biện pháp phòng và trị bệnh cho lợn nuôi tại trại

4.2.1. Thực hiện biện pháp vệ sinh phòng bệnh

4.2.1.1. Phòng bệnh bằng phương pháp vệ sinh, sát trùng tại trại

Công tác vệ sinh trong chăn nuôi là một khâu có vai trò rất quan trọng đối với việc chăn nuôi. Vệ sinh bao gồm: vệ sinh chuồng trại, vệ sinh xung quanh chuồng trại, vệ sinh môi trường đất, nước, cỏ, cây,...

Trong quá trình thực tập, em đã thực hiện tốt quy trình vệ sinh trong chăn nuôi. Mỗi ngày em tiến hành công tác vệ sinh chuồng trại như: hót phân, quét nền, quét hành lang,... Tiến hành dọn vệ sinh đường đi giữa các chuồng, tiến hành rắc vôi đường đi. Chuồng nuôi luôn được vệ sinh sạch sẽ, được tiêu độc bằng thuốc sát trùng omnicide định kỳ, pha với tỷ lệ 1/3.200.

Dưới đây là kết quả thực hiện công việc vệ sinh trong quá trình thực tập:

Bảng 4.3. Kết quả thực hiện công tác vệ sinh sát trùng

Công việc Số lần/tuần Số tuần thực hiện Kết quả thực hiện (lần) Tỷ lệ hoàn thành (%) Phun sát trùng 4 23 92 100 Rắc vôi 1 23 23 100 Quét mạng nhện 2 23 46 100 Lau kính 1 23 23 100

Kết quả bảng 4.3 cho thấy em đã tham gia thực hiện công tác vệ sinh trong và ngoài chuồng trại như: phun sát trùng, rắc vôi, lau kính, quét mạng nhện và hoàn thành 100% theo kế hoạch mà trang trại đề ra.

4.2.2. Kết quả thực hiện công tác tiêm phòng

Từ quy trình chăm sóc và nuôi dưỡng cho đàn lợn thịt tại trại, em đã tiến hành công tiêm phòng đầy đủ các loại vắc xin cho đàn lợn thịt nuôi tại trại. Kết quả thực hiện công tác tiêm phòng cho đàn lợn được em trình bày ở bảng 4.4.

Bảng 4.4. Kết quả tiêm phòng vắc xin cho đàn lợn thịt

Vắc xin tiêm phòng Liều lượng (ml/con) Thời gian tiêm (Tuần) Số lượng tiêm phòng (con) Kết quả an toàn sau tiêm phòng Số lượng (con) Tỷ lệ (%) Dịch tả (lần 1) 1 2 630 630 100 Dịch tả (lần 2) 1 6 630 630 100 Lở mồm long móng (lần 1) 1 4 630 630 100 Lở mồm long móng (lần 2) 1 8 630 630 100

Kết quả bảng 4.4 cho thấy: trong thời gian thực tập tại trại, em đã được thực hiện và hỗ trợ tiêm vắc xin phòng bệnh dịch tả 2 lần cho 630 con, tiêm vắc xin phòng bệnh lở mồm long móng 2 lần cho 630 con (Tiến hành làm vắc xin, hỗ trợ nhau trong 1 chuồng gồm 2 dãy tổng đàn là 630 con lợn). Kết quả sau khi tiêm là 100% số lợn được tiêm phòng vắc xin đều an toàn, không có bất kỳ biểu hiện gì không an toàn sau khi tiêm. Qua đó cho thấy việc xác định lợn khỏe trước khi tiêm, liều lượng vắc xin tiêm và kỹ thuật tiêm đúng là hết sức quan trọng quyết định hiệu quả của việc tiêm phòng và mức độ bảo hộ đàn lợn sau khi tiêm phòng đối với các bệnh được tiêm phòng. Qua quá trình tiêm và hỗ trợ làm vắc xin em đã học được cách giữ lợn, tiêm lợn.

4.2.3. Kết quả thực hiện công tác chẩn đoán và điều trị bệnh cho đàn lợn nuôi tại trại

Trong chăn nuôi các yếu tố cơ sở vật chất, thức ăn, chăm sóc, nuôi dưỡng có vai trò rất quan trọng. Tuy nhiên, vấn đề môi trường tiểu khí hậu trong chuồng nuôi cũng được chú ý để tạo điều kiện sống tốt nhất cho đàn lợn, trại được trang bị dàn mát ở đầu chuồng và hệ thống quạt ở cuối chuồng gốm 6

quạt/chuồng. Vào mùa đông, để tăng nhiệt độ trại sử dụng các bóng sưởi để

Một phần của tài liệu Áp dụng quy trình chăm sóc nuôi dưỡng, phòng và trị bệnh cho lợn thịt tại trại lợn nguyễn văn khanh, thành phố hải dương, tỉnh hải dương (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)