Thị trường EU với số dân khoảng hơn 360 triệu người, là một thị

Một phần của tài liệu Thực trạng, định hướng và giải pháp phát triển ngành dệt may xuất khẩu việt nam (Trang 47 - 55)

trường có sức mua về hàng dệt may rất lớn, đồng thời cũng là một thị trường có nhiều yêu cầu khắt khe về chất lượng của hàng hoá. Đây chính là trung tâm thông tin về mốt của hàng may mặc với nhiều cơ sở tạo mốt thời trang nổi tiếng như: Feudi(Italia), Agnesh (Pháp), CEU of Girmer Gmbh (Đức)…Đây cũng là khu vực có kỹ thuật sản xuất những sản phẩm dệt may cao cấp truyền thống. Theo tính toán, hàng dệt may xuất khẩu vào thị trường EU phần lớn (85% - 90%) là hàng phải đạt yêu cầu về mốt thời trang. Mức nhập khẩu hàng năm tại thị trường này là 63 tỷ USD trong đó: Đức 24,8 tỷ USD, Pháp 9,8 tỷ USD, Anh 7,9 tỷ USD…Ngoài số tự sản xuất tiêu dùng 40 tỷ USD (40%) và trao đổi nội bộ khu vực 44,8 tỷ USD thì phải nhập khẩu thêm từ các nước Châu Á trên 1 tỷ USD hàng dệt may. (Nguồn: Tạp chí thương mại số 60 - năm 2003). Xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam đặc biệt phát triển mạnh từ sau Hiệp định buôn bán hàng dệt may giữa Việt Nam với EU được kí kết ngày 15 tháng 12 năm 1992 và được thực hiện từ năm 1993 với tốc độ tăng trưởng bình quân trên 23%/năm trong 5 năm 1993 - 1997.

- 47 -

Tháng 11 năm 1997, Hiệp định dệt may Việt Nam-EU đã được kí kết tại Brussel. Hiệp định này thay thế Hiệp định cũ đã hết hạn vào ngày 31 tháng 12 năm 1997 và có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 1998 đến hết năm 2000. Hiệp định mới này về cơ bản vẫn giữ nguyên những điều khoản cũ, chỉ sửa đổi một số điều. So với Hiệp định cũ, Hiệp định này đã giải phóng được 25 cat vốn là hàng “nóng” mà Việt Nam đang có thị trường như cat 27 (váy ngắn nữ). Như vậy, năm 1998 EU chỉ quản lý 29 mặt hàng bằng quota với tổng khối lượng tăng 31,4% so với năm 1997. 29 chủng loại hàng tiếp tục quản lý bằng hạn ngạch là cat 4 đến 10, 12, đến 15, 18, 20, 21, 26, 28, 29, 31, 35, 39, 41, 68, 73, 76, 78, 83, 97, 118, 161. Ngoài các cat trên thì có tới 22 chủng loại hàng không bị khống chế số lượng nhưng chịu sự quản lý qua cấp E/L khi xuất hàng là cat 1 đến 3, 16, 17, 19, 22, đến 24, 27, 32, 33, 36, 37, 90, 115, 117, 136, 156, 157, 159, 160. Các chủng loại hàng khác không chịu sự quản lý bằng hạn ngạch hoặc E/L được xuất khẩu tự do vào thị trường EU, thủ tục xuất nhập khẩu như đối với thị trường không hạn ngạch.

Kim ngạch xuất khẩu sang EU

(Đơn vị : Triệu USD )

Năm 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002

Kim ngạch XK 225 410 521 555 609 559 540

Nguồn: Thống kê năm 2002 của Vinatex

Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam vào thị trường này trong năm 2001 giảm đáng kể so với năm 2000. Năm 2001 hàng dệt may xuất khẩu sang thị trường EU vẫn còn tồn một lượng lớn hạn ngạch chưa thực hiện. Cụ thể cat 10: mặt hàng găng tay còn tồn 3.230.000 đôi, chiếm 60,7%, cat 13 quần lót còn 3.909.000 chiếc chiếm 46,5%; cat 12 bít tất còn 2.872.000 đôi chiếm 98,4%; áo Jacket còn 2.462.000 chiếc chiếm 12,8%, quần dệt kim còn 827.000 chiếc chiếm 23,3%…Mặc dù năm 2001 xuất khẩu hàng dệt may vào thị

- 48 -

trường có nhiều thuận lợi nhưng vẫn còn gặp nhiều khó khăn do giá giảm liên tục, trong khi đó giá nguyên liệu lại tăng. Các chuyên gia trong ngành cho rằng thị trường xuất khẩu hàng dệt may còn nhiều khả năng mở rộng, song cạnh tranh cũng ngày càng gay gắt, đặc biệt về giá cả, tỉ lệ xuất xứ hàng hóa, chất lượng sản phẩm và tiến độ giao hàng.

Năm 2002, EU quyết định tăng 25% (trị giá 150 triệu USD) hạn ngạch cho hàng dệt may của Việt Nam. Điều này có ý nghĩa rất quan trọng vì các doanh nghiệp Việt Nam mặc dù rất có khả năng thâm nhập thị trường EU nhưng luôn bị hạn chế bởi chế độ hạn ngạch. Từ tháng 4 xuất khẩu vào hầu hết các thị trường trong EU (trừ Áo và Ai Len) đều tăng, đến hết tháng 5 tăng 28,6% so với cùng kì năm 2001. Đặc biệt sau 8 tháng thực hiện cơ chế mới về quản lý hạn ngạch hàng dệt may xuất khẩu đi các thị trường có hạn ngạch, tạo sự bình đẳng giữa các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế tham gia xuất khẩu hàng dệt may sang EU, Canada và Thổ Nhĩ Kỳ, hầu hết các chủng loại mặt hàng xuất khẩu đều tăng mạnh. Đó là cơ chế “cấp giấy phép tự động” cho toàn bộ các mặt hàng dệt may xuất khẩu vào thị trường EU, Canada, Thổ Nhĩ Kỳ.

Việc này sẽ chấm dứt khi đạt tỷ lệ xuất khẩu 50% hạn ngạch cơ sở trong quý I, 70% trong quý II và 90% trong quý III. Xét trên toàn cục thì đây là cơ chế mới nhưng có nhiều ưu việt. Năm 2003 là năm thứ 11 chúng ta thực hiện quản lý và phân bổ hạn ngạch hàng dệt may đi EU (tính từ đầu năm 1993, khi Hiệp định buôn bán hàng dệt may với EU có hiệu lực). Nhằm ổn định sản xuất và xuất khẩu, sau khi tiếp thu ý kiến của các bộ ngành có liên quan và các thành phố lớn, ngày 12 tháng 8 năm 2002 liên Bộ Thương mại, Công nghiệp, Kế hoạch và Đầu tư đã ban hành thông tư liên tịch số 08 hướng dẫn việc giao và thực hiện hạn ngạch xuất khẩu hàng dệt may vào thị trường EU, Canada, Thổ Nhĩ Kỳ năm 2003. Quy chế này được cải tiến bổ xung, đáp ứng được các yêu cầu: công khai, minh bạch, không phân biệt đối xử; ổn định hạn ngạch để doanh nghiệp chủ động ký và thực hiện hợp đồng năm 2003 ngay trong quý 4 của năm 2002; khuyến khích các công ty xuất khẩu bằng vải sản xuất trong nước; sử

- 49 -

dụng hạn ngạch có hiệu quả và tận dụng lao động.

Đến nay chính sách cấp giấy phép xuất khẩu tự động vào thị trường EU của một số mặt hàng đã không còn có hiệu lực: ngưng cấp giấy phép xuất khẩu tự động đối với mặt hàng bộ quần áo ngủ (cat 18) và mặt hàng quần áo dệt kim (cat 83), quần áo bảo hộ lao động (cat 76), sợi tổng hợp (cat 41).

Tuy nhiên, tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang thị trường EU năm 2002 lại giảm đáng kể so với năm 2001 chỉ đạt 540 triệu USD. Trong năm 2003 Việt Nam lại có thêm một cơ hội tăng lượng hàng dệt may xuất khẩu vào EU, sau khi Liên minh Châu Âu - EU đã chấp nhận tăng 50 - 70% hạn ngạch cho các mặt hàng dệt may nhạy cảm của Việt Nam xuất khẩu vào thị trường này trong năm nay. Thoả thuận trên đạt được sau cuộc đàm phán bổ xung, sửa đổi Hiệp định buôn bán hàng dệt may giữa Việt Nam và EU, được tiến hành từ 12 đến 15 tháng 2 năm 2003 tại Hà Nội. Trưởng đoàn đàm phán, Thứ trưởng Bộ thương mại Lương Văn Tự và Trưởng đoàn phía EU, ông Lan Wilkinson, Vụ trưởng Vụ Thương mại Uỷ ban Châu Âu, đã chính thức ký tắt Hiệp định. Theo đó, một số mặt hàng dệt may khác của các doanh nghiệp Việt Nam cũng sẽ được xuất khẩu sang EU theo nhu cầu. Hai bên cũng đồng ý đây là một Hiệp định mở và có thể thảo luận để tăng cao hơn hạn ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang EU, vào bất kể thời điểm nào trong năm tới.

Đáp lại, Việt Nam cũng tạo điều kiện thuận lợi cho EU tăng đầu tư vào Việt Nam phù hợp với yêu cầu của một nước đang phát triển và theo luật pháp Việt Nam. Với Hiệp định vừa được kí kết, dự tính kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường EU trong năm 2003 có thể đạt tới 800 - 850 triệu USD, tăng khoảng 300 triệu USD so với năm 2002, đưa tổng kim ngạch xuất khẩu giữa hai bên vượt con số 6 tỷ USD.

Việt Nam và EU đã qua 4 lần sửa đổi Hiệp định buôn bán hàng dệt may ký năm 1992. Vào thời điểm đó, Việt Nam mới xuất khẩu sang EU gần 200 triệu USD hàng dệt may mỗi năm. Năm 2002 tuy tăng hơn trước nhưng có xu hướng giảm và chỉ đạt 540 triệu USD. Trong thời gian 10 năm qua, kim ngạch

- 50 -

xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang EU đạt bình quân 600 triệu USD/năm, lượng xuất khẩu hàng dệt may luôn chiếm từ 50 - 65% tổng kim ngạch hàng dệt may xuất khẩu. Chính vì thế các doanh nghiệp dệt may Việt Nam không nên để mất thị trường này.

Nguyên nhân của sự giảm sút kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam là: kể từ khi Hiệp định dệt may Việt-Mỹ có hiệu lực thi hành nhiều doanh nghiệp dệt may trong nước tỏ ra lơ là đối với thị trường EU đổ xô vào thị trường Mỹ để chiếm thị phần. Đa số doanh nghiệp dệt may trong nước cho rằng xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ dễ hơn so với xuất khẩu vào thị trường EU, vốn là thị trường kỹ tính, có nhiều đòi hỏi khắt khe hơn về chất lượng, mẫu mã…hơn nữa các đơn hàng từ thị trường Hoa Kỳ thường có số lượng nhiều hơn so với thị trường EU.

Mặt khác, theo các chuyên gia thị trường, hoạt động xuất khẩu dệt may từ Việt Nam sang EU mặc dù đã có 10 năm kinh nghiệm, nhưng chủ yếu vẫn là xuất khẩu qua các doanh nghiệp trung gian của Nhật, Hàn Quốc, Đài Loan…Và các công ty này sử dụng Việt Nam như một cơ sở gia công. Họ cung cấp toàn bộ vải, phụ kiện và mẫu mã, khách hàng cuối cùng chủ yếu là những nước trong EU và những nước Tây Âu khác. Do các nhà sản xuất hàng dệt may của Việt Nam chủ yếu vẫn làm gia công cho khách hàng truyền thống EU gọi là phương thức CTM, phương thức này phụ thuộc rất nhiều vào người mua hàng và thực tế tạo ra ít giá trị gia tăng. Các nhà xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam đến nay vẫn chưa hiểu rõ thị trường và chưa xác định được mặt hàng truyền thống ở EU.

Các nhà sản xuất Việt Nam đang cố gắng nhập khẩu vải để có thể xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường nước ngoài theo phương thức FOB để tăng hàm lượng giá trị gia tăng cho mặt hàng dệt may, tuy nhiên điều này đòi hỏi phải có mối liên hệ với người mua cuối cùng, phải có kiến thức kinh nghiệm trong việc tìm nguồn cung cấp vải, phụ kiện và nguồn vốn. Phương thức này cũng có nhiều rủi ro riêng, chất lượng hàng không đồng bộ, không đúng hợp đồng dẫn

- 51 -

đến hàng bị từ chối, giao hàng chậm dẫn đến việc huỷ các đơn đặt hàng hoặc bị phạt, những hậu quả đó có thể rất tốn kém. Hơn nữa, hàng dệt may Việt Nam đang phải cạnh tranh khá gay gắt với Trung Quốc vốn một cường quốc về xuất khẩu dệt may lại đang có lợi thế là thành thành viên chính thức của WTO và được phía EU bãi bỏ hạn ngạch. Giá cả hàng dệt may Việt Nam cũng chưa có sức cạnh tranh do phải gánh các chi phí phụ trợ như vận tải, giao nhận, lưu kho trong nước quá cao so với các nước xuất khẩu hàng dệt may trong khu vực. Việc phân bổ hạn ngạch dệt may cũng gây nhiều trở ngại đối với các doanh nghiệp dệt may, hạn ngạch thường không được báo sớm, làm cho doanh nghiệp bị thụ động, luôn phải do dự không dám ký đơn hàng lớn, mà chỉ dám nhận những đơn hàng nhỏ.

Nhiều chuyên gia cảnh báo rằng, nếu không chặn đứng và đảo ngược xu hướng giảm kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường EU, việc thực thi các chỉ tiêu tăng kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng này của Việt Nam trong mấy năm tới sẽ gặp nhiều khó khăn vì EU sắp tăng hạn ngạch cho Việt Nam để tiến tới xoá bỏ hoàn toàn hạn ngạch vào năm 2005. Đặc biệt từ đầu năm 2004, khi EU sẽ bao gồm 25 nền kinh tế thành viên, nếu doanh nghiệp dệt may Việt Nam không có sự chuẩn bị bây giờ, rất có thể sẽ bị tuột mất thị phần và khách hàng. Để đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng dệt may vào thị trường EU, các doanh nghiệp cần tìm hiểu kỹ hơn thị hiếu tập quán tiêu thụ của các thị trường cụ thể ở EU, tăng cường đầu tư để đảm bảo các tiêu chuẩn về xã hội, cải thiện chất lượng mẫu mã sản phẩm…Đồng thời muốn thâm nhập vào thị trường EU có hiệu quả, doanh nghiệp dệt may Việt Nam cần sớm sưu tập đủ các chứng chỉ về quản lý chất lượng như: ISO 14.000, ISO 9.000, SA 8.000, BS 7750…bởi vì thị trường EU yêu cầu về chất lượng còn khắt khe hơn cả thị trường Hoa Kỳ.

- Thị trường Nhật Bản vốn là một cường quốc về dệt may. Ngay từ buổi đầu, thực hiện công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước, Nhật Bản đã chọn ngành dệt may như là một ngành công nghiệp mũi nhọn. Nhà nước Nhật Bản đầu tư rất nhiều vào ngành này và đã đạt được mức tăng trưởng đáng kể, sản

- 52 -

phẩm đã đáp ứng được nhu cầu của thị trường trong nước. Tuy nhiên, những năm gần đây, do giá nguyên liệu trên thị trường thế giới cao, đồng yên tăng giá kết hợp với chi phí lao động khá cao nên việc sản xuất các sản phẩm dệt may kém hiệu quả và lợi nhuận thấp. Tình trạng này đã dẫn đến việc các nhà sản xuất chuyển dịch cơ cấu sản phẩm ra nước ngoài và tăng cường nhập khẩu hàng dệt may.

Kim ngạch nhập khẩu mặt hàng này của Nhật Bản khá cao, không ngừng tăng lên trong thời gian gần đây. Năm 2000 tổng nhập khẩu hàng dệt may của Nhật Bản là 40.938 tỷ yên tăng 16% so với năm 1999. Trong đó sản phẩm dệt may nhập khẩu có tổng giá trị là 2.624 tỷ yên chiếm 6,5% tổng kim ngạch nhập khẩu dệt may của Nhật Bản và tăng 11,6% so với năm 1999. Vải và phụ liệu ngành may mặc giá trị nhập khẩu là 2.115 tỷ yên chiếm 5,2% trong tổng kim ngạch nhập khẩu dệt may, tăng 14% so với năm 1999. Năm 2001, kim ngạch nhập khẩu hàng dệt của Nhật Bản là 4,7 tỷ USD giảm 4% so với lượng nhập khẩu năm 2000, kim ngạch nhập khẩu hàng may mặc vào thị trường này là 19,15 tỷ USD là một con số khá lớn.

Hiện nay, Việt Nam xuất khẩu hàng dệt may vào thị trường Nhật Bản với kim ngạch khoảng 400 - 500 triệu USD/năm nhưng thị phần của ta tại Nhật còn rất nhỏ bé. (Nguồn: Niên giám thống kê năm 2001*). Nhật Bản mỗi năm nhập khẩu khoảng 23 tỷ USD thì kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam chỉ chiếm khoảng 2,5%, so với Trung Quốc 65%, Hàn Quốc 6%.

Ghi chú: * Website: http://www.itcp.hochiminhcity.gov.vn/ttdnvn/ncnn /nhatban/ Để xuất khẩu hàng dệt may vào thị trường này các doanh nghiệp Việt Nam cần chú trọng hơn nữa đến sản xuất dệt kim bởi khoảng 70% lượng nhập khẩu dệt may của Nhật Bản là hàng dệt kim. Mục tiêu sẽ là thị trường đại chúng, chưa phải là thị trường quần áo cao cấp bởi năng lực sáng chế mẫu mã của ta chưa thể có biến chuyển mạnh mẽ trong thời gian tới.

Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may vào thị trường Nhật Bản

- 53 -

(Đơn vị : triệu USD )

Năm 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003

Kim ngạch

xuất khẩu 248 325 321 417 620 558 500

Nguồn: Tổng cục thống kê năm 2002

Mặt hàng dệt may xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản đã từ lâu kim ngạch rất cao. Nhật Bản vốn là thị trường truyền thống của các doanh nghiệp xuất khẩu hàng dệt may củaViệt Nam, đồng thời thị trường này lại là thị trường phi hạn ngạch nên thuận lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam thâm nhập thị trường dễ dàng hơn đối với việc thâm nhập vào thị trường có hạn ngạch như thị trường EU, Mỹ…Hơn nữa, đối với hàng dệt may củaViệt Nam và hàng dệt may của Trung Quốc đều được Nhật Bản cho hưởng quy chế MFN.

Một phần của tài liệu Thực trạng, định hướng và giải pháp phát triển ngành dệt may xuất khẩu việt nam (Trang 47 - 55)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(95 trang)
w