Cơ hội và thách thức đối với ngành dệt may Việt Nam trong thời gian tới.

Một phần của tài liệu Thực trạng, định hướng và giải pháp phát triển ngành dệt may xuất khẩu việt nam (Trang 62 - 67)

II. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY VIỆT NAM 1 Năng lực cạnh tranh của hàng dệt may xuất khẩu Việt Nam

2. Cơ hội và thách thức đối với ngành dệt may Việt Nam trong thời gian tới.

tới.

a. Cơ hội

Hiệp định thương mại Việt Mỹ (BTA) ký kết ngày 13.7.2000 được

- 62 -

Quốc Hội 2 nước phê chuẩn và có hiệu lực ngày 10.12.2001 là cơ hội vàng cho ngành dệt may Việt Nam. Hiệp định BTA có hiệu lực và thị trường được mở rộng sẽ cho phép hàng dệt may Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ được hưởng quy chế tối huệ quốc huệ quốc (MFN hoặc NTR) và có khả năng phía Mỹ sẽ dành cho Việt Nam quy chế thuế quan ưu đãi phổ cập - GSP và thuế suất 0%. Đây là cơ hội tiên quyết để hàng dệt may Việt Nam xuất khẩu vào thị trường Mỹ mà không bị hạn chế bởi hạn ngạch hoặc giấy phép nhập khẩu của chính phủ Mỹ áp dụng với các nước khác, lợi thế này chỉ có thể kéo dài trong vòng 1 năm kể từ khi Hiệp định thương mại có hiệu lực. Song doanh nghiệp Việt Nam đã tận dụng cơ hội này để đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may, điều này thể hiện rõ trong kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường Mỹ trong năm 2002, tăng gấp 20 lần so với kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may vào thị trường Mỹ năm 2001.

Ngành dệt may nước ta, đặc biệt là ngành may xuất khẩu đang có nhiều lợi thế nên cần phải nhanh chóng tận dụng để khai thác một cách hiệu quả. Thực tế cho thấy các doanh nghiệp dệt may Việt Nam có khả năng tạo ra yếu tố cạnh tranh cao cho hàng của mình.

Cơ hội quý báu để hàng dệt may Việt Nam thâm nhập vào thị trường Mỹ kể từ sau sự kiện 11.9.2001, nhiều đơn hàng dệt may của Mỹ và những nước có đơn hàng lớn đang dần chuyển dịch sang những nước có tình hình chính trị ổn định nhất như Trung Quốc và Việt Nam. Các tập đoàn lớn của Mỹ như: JC Penny, NIKE đã chính thức đặt quan hệ với các doanh nghiệp dệt may Việt Nam may quần áo thể thao xuất khẩu sang Mỹ. Đồng thời các nhà đầu tư nước ngoài sẽ tập trung triển khai nhanh các dự án dệt may tại Việt Nam. Hơn nữa đối với thị trường EU, một thị trường truyền thống của Việt Nam từ lâu đã tăng 25% hạn ngạch dệt may cho Việt Nam làm cho kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này tăng lên đáng kể trong năm 2002.

Có thể nói đây là những tín hiệu đáng mừng cho ngành dệt may Việt Nam. Hiện tại ngày càng có nhiều nhà sản xuất và cung cấp vải cũng như đồ phụ kiện được thành lập trong nước tạo điều kiện cho ngành may mặc có thêm cơ

- 63 -

hội nâng cao giá trị nội địa lên trong sản phẩm của mình. Do đó các doanh nghiệp dệt may Việt Nam cũng có nhiều cơ hội hơn để sản xuất sản phẩm theo phương thức FOB cho thị trường nội địa, nâng cao hiệu quả hoạt động theo phương thức CMT.

b. Thách thức

Bên cạnh những cơ hội, ngành dệt may Việt Nam đang phải đối mặt với những thách thức lớn cần đặc biệt quan tâm đó là:

Khả năng cạnh tranh của hàng dệt may còn thấp khi tiến hành hội nhập thị trường khu vực và thế giới. Một trong những nguyên nhân dẫn tới hiện tượng trên là hầu hết các loại chi phí cho 1 đơn vị sản phẩm đều cao hơn Trung Quốc, Banglades, Pakistan…từ 15 - 20% nên giá thành của sản phẩm dệt may chưa cạnh tranh được. Năng suất lao động của ngành dệt may Việt Nam nhìn chung chỉ bằng 2/3 so với mức bình quân của các nước ASEAN. Nguyên nhân của hiện tượng này là do tay nghề của người lao động không đồng đều nên dẫn đến năng suất lao động thấp. Các chi phí nguyên phụ liệu cao do công nghệ lạc hậu, mức tiêu hao lớn, hệ thống cung cấp đầu vào chưa kiểm soát chặt chẽ. Hơn nữa, do phải trả chi phí trung gian nên giá thành sản phẩm xuất khẩu khá cao làm giảm khả năng cạnh tranh của hàng dệt may Việt Nam.

Mặt khác, việc Trung Quốc ra nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO) đã làm tăng lợi thế của Trung Quốc so với Việt Nam. Hiện tại kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Trung Quốc vào các thị trường Mỹ, Nhật, EU là rất lớn. Đồng thời chất lượng hàng của Trung Quốc lại chiếm ưu thế so với chất lượng hàng của ta, hầu hết các sản phẩm nguyên phụ liệu để phục vụ cho việc sản xuất hàng xuất khẩu Trung Quốc đều đáp ứng đủ nhu cầu trong nước và còn

- 64 -

xuất khẩu sang nước ngoài. Chính vì vậy giá cả mặt hàng dệt may của Trung Quốc tương đối thấp. Nói chung tất cả các khâu từ quá trình sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm thì các doanh nghiệp dệt may của Trung Quốc đều thực hiện một cách hoàn chỉnh, đáp ứng tốt những yêu cầu và đòi hỏi của khách hàng ở mọi thị trường cả trong nước lẫn nước ngoài. Không chỉ thế, ngay cả tại Việt Nam thì hàng dệt may Trung Quốc đang chiếm tới 60% thị phần, đây là một tỷ lệ đáng lo ngại cho các doanh nghiệp dệt may Việt Nam. Sau khi gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO thì Trung Quốc đã được dỡ bỏ hạn ngạch hạn chế xuất khẩu vào các thị trường lớn trên thế giới do đó hàng dệt may Việt Nam đã khó có thể cạnh tranh với hàng của Trung Quốc thì nay lại càng khó khăn hơn.

Theo lộ trình cắt giảm thuế quan của Hiệp định về ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung (CEPT) cho khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) nhiều mặt hàng hiện đang được hưởng bảo hộ bằng thuế suất cao như: sợi 20%, vải 40%, may 50% sẽ có sự cắt giảm liên tục và tương đối nhanh còn 5% vào năm 2006. Thách thức lớn nhất và cũng là mối quan tâm lớn nhất hiện nay của cả Chính Phủ lẫn các doanh nghiệp dệt may Việt Nam là phải đối mặt không chỉ với sự cạnh tranh của các doanh nghiệp xuất khẩu sang các nước ASEAN mà ngay cả trên thị trường nội địa khi bắt đầu từ năm 2003 Việt Nam phải bỏ dần các hạn ngạch nhập khẩu và từ 1.6.2006 phải xoá bỏ toàn bộ các biện pháp bảo hộ bằng hàng rào phi thuế quan.

Theo Hiệp định về hàng dệt may ATC, các nước công nghiệp phát triển như Mỹ, EU, Canada, dỡ bỏ dần hạn ngạch nhập khẩu hàng dệt may từ các nước là thành viên của Tổ chức thương mại thế giới (WTO) theo lộ trình vạch sẵn: giai đoạn 2002 - 2004 bỏ tiếp đợt 3: 18% ( đợt 1: 16%, đợt 2:17%) hạn ngạch so với năm 1990 và đến 31.12.2004 sẽ bỏ hết số hạn ngạch còn lại. Do đó hầu hết các đối thủ cạnh tranh của Việt Nam như Trung Quốc khi gia nhập WTO sẽ có nhiều lợi thế hơn nước ta.

Năm 2002, EU đã tăng 25% hạn ngạch cho hàng dệt may Việt Nam xuất khẩu vào thị trường này nhờ có Hiệp định về buôn bán hàng dệt may giữa

- 65 -

Việt Nam và EU trong thời gian 3 năm 2000 - 2002. Nhưng đổi lại Việt Nam cũng phải mở cửa thị trường và giảm thuế nhập khẩu để tạo điều kiện cho hàng dệt may sản xuất ở các quốc gia thuộc EU xuất khẩu vào thị trường Việt Nam và co những ưu đãi giống như những ưu đãi dành cho các doanh nghiệp Mỹ theo quy định của Hiệp định thương mại Việt-Mỹ.Trong khi hàng dệt may của các nước Đông Âu, Campuchia, Banglades, Srilanka, Bắc Phi, xuất khẩu vào thị trường EU được miễn thuế và không có hạn ngạch thì hàng của Việt Nam vẫn bị khống chế bằng hạn ngạch và bị đánh thuế nhập khẩu trung bình tới 14%. Các công ty của EU đang có xu hướng đầu tư và chuyển đơn đặt hàng vào các nước Đông Âu để được hưởng ưu đãi về thương mại, thuế quan và các chi phí vận chuyển, chi phí liên lạc rất rẻ. Hàng dệt may đang được bảo hộ ở mức cao sẽ giảm dần xuống mức tối đa 5% vào năm 2006 theo lộ trình hội nhập khu vực ASEAN. Còn theo Hiệp định ATC/WTO, đến cuối năm 2005, các nước phát triển sẽ bỏ hạn ngạch nhập khẩu hàng dệt may từ các thành viên. Như vậy, hầu hết các đối thủ cạnh tranh xuất khẩu dệt may sẽ có lợi thế hơn Việt Nam. Đến lúc đó mọi hàng rào thương mại đã dỡ bỏ, tự do hoá thương mại đã diễn ra hầu như trên khắp các nước trên thế giới thì không chỉ ngành dệt may mà tất cả các ngành của Việt Nam đang trong tình trạng nền sản xuất còn non yếu sẽ khó tránh khỏi những ảnh hưởng xấu.

Vừa qua, Hiệp hội dệt may Việt Nam đã tổ chức hội thảo với chủ đề “Hợp tác đẩy mạnh đầu tư và xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam”. Hội thảo đã đưa ra hai giải pháp chủ yếu mà các doanh nghiệp Việt Nam quyết tâm thực hiện để đẩy mạnh xuất khẩu trong tình hình hiện nay là: tăng sức cạnh tranh của sản phẩm và chủ động tham gia vào thị trường xuất khẩu. Mỗi doanh nghiệp cần xác định rõ sản phẩm mũi nhọn và thị trường trọng tâm của mình để có chiến lược đầu tư và tiếp thị phù hợp. Trên cơ sở đó tích cực đầu tư đổi mới công nghệ thiết bị, củng cố quản lý và đẩy mạnh sản xuất; thực hiện phối hợp và chuyên môn hoá cao giữa các doanh nghiệp trong Hội, tìm mọi cách để nâng cao năng suất lao động, giảm giá thành một cách đáng kể so với hiện nay là giải pháp chủ yếu

- 66 -

để tăng sức cạnh tranh sản phẩm, đặc biệt quan trọng đối với các doanh nghiệp sản xuất hàng dệt may. Các doanh nghiệp nên xây dựng thương hiệu mạnh với uy tín nhãn mác sản phẩm, tạo khả năng giao hàng nhanh, đúng thời hạn với các chứng chỉ quốc tế về các mặt quản lý theo ISO 9.000, ISO 14.000, SA 8.000…là giải pháp chính của các doanh nghiệp lớn, có đẳng cấp. Đặc biệt ngành cần tập trung khai thác và đào tạo nguồn nhân lực để thực hiện các mục tiêu đã đề ra trong thời gian ngắn nhất.

Hy vọng với những chủ trương cởi mở của Đảng và Nhà nước cùng

Một phần của tài liệu Thực trạng, định hướng và giải pháp phát triển ngành dệt may xuất khẩu việt nam (Trang 62 - 67)