Thông qua thu thập và phân tích các thông tin, số liệu, luận văn so sánh diễn biến các thời điểm để thấy được những ưu điểm cũng như những tồn tại của quản lý thu tài chính tại Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam, đề ra các giải pháp hoàn thiện và hướng đi phù hợp cho quàn lý thu tài chính tại Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam.
Việc sử dụng bảng biêu đê đánh giá tình hình tăng giảm các chỉ tiêu liên quan qua các năm dựa trên các thông tin được cung cấp từ Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam, để so sánh , từ đó thấy được những ưu, nhược điểm.
Phương pháp so sánh được tác giả sử dụng chủ yếu ở chương 3 của luận văn khi nghiên cứu về thực trạng quản lý thu tài chính tại Học viện Ầm nhạc quốc gia Việt Nam. So sánh các số liệu về quản lý thu tài chính thu thập được, so sánh số liệu trong giai đoạn từ năm 2018 - năm 2020. Các chỉ tiêu được đưa vào nghiên cứu trong luận văn là kết quả thu tài chính và một
số chỉ tiêu so sánh khác...So sánh các thời điếm khác nhau đế chỉ ra các mặt ổn định hay không ốn định, hiệu quả hay không hiệu quả trong hoạt động quản lý thu tài chính tại Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam để tìm ra giải pháp tối ưu.
CHƯƠNG 3
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THƯ TÀI CHÍNH
TẠI HỌC VIỆN ÂM NHẠC QUỐC GIA VIỆT NAM
3.1. Khái quát về học viện âm nhạc quốc gia việt nam
3.1.1. Tong quan về Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam
a) Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam tiền thân là Trường Âm nhạc Việt Nam và Nhạc viện Hà Nội. Năm 1956, sau 2 năm hòa bình lập lại ở miền• • • • 7 • X •
Bắc, Bộ Văn hoá đã ký quyết định thành lập Trường Âm nhạc Việt Nam, là cơ sở đào tạo âm nhạc chuyên nghiệp đầu tiên của cả nước, đánh dấu mốc quan trọng trong lịch sử phát triển của nền âm nhạc Việt Nam.
Cũng trong những năm chiến tranh ác liệt chống đế quốc Mỹ, tại nơi sơ tán, Trường Âm nhạc Việt Nam tiếp tục đào tạo các lớp trung cấp dài hạn 11 năm, trung cấp ngắn hạn 4 năm, đại học chính quy 4, 5 năm. Năm 1972, trường Âm nhạc Việt Nam là cơ sở đầu tiên và duy nhất trong cả nước đào tạo bậc đại học âm nhạc.• • • •
Trường Âm nhạc Việt Nam đã sớm bồi dưỡng các tài năng trẻ cho đất nước, chuẩn bị cho những thí sinh đầu tiên thi quốc tế từ 1974. Trường đã gửi những học sinh ưu tú đi học tại Liên xô cũ và các nước xã hội chủ nghĩa đế chuẩn bị đội ngũ CB, GV âm nhạc. Trường cũng góp phàn đào tạo nhiều CB âm nhạc cho nước bạn Lào và Campuchia.
Năm 1975, sau khi miền Nam được giải phóng, đất nước hoàn toàn thống nhất, Trường Âm nhạc Việt Nam đã chi viện nhiều CB, GV cho toàn quốc, đặc biệt là Nhạc viện thành phố Hồ Chí Minh và Trường Quốc gia Âm nhạc Kịch nghệ Huế (nay là Học viện Âm nhạc Huế).
Năm 1980, nghệ sĩ nhân dân Đặng Thái Sơn là người Việt Nam và là người châu Á đầu tiên giành giải Nhất cuộc thi Piano Quốc tế mang tên Chopin tại Ba Lan.
Năm 1982, Bộ Văn hóa đã ký quyết định đổi tên từ Trường Âm nhạc Việt Nam thành Nhạc viện Hà Nội.
Trong giai đoạn đất nước chuyển đổi từ cơ chế bao cấp sang cơ chế thị trường, mở cửa để hội nhập với khu vực và quốc tế, Nhạc viện Hà Nội tổ chức tuyển sinh ở các địa phương, thành lập các Trung tâm, DN Giao hưởng, DN Thính phòng... Đã thực hiện tốt công tác đổi mới đào tạo, bảo tồn và phát huy vốn cổ dân tộc và xã hội hóa đào tạo. Đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học với nhiều đề tài cấp Bộ và cấp cơ sở. Mở rộng quan hệ đối ngoại thông qua nhiều dự án với Nga, Nhật Bản, Pháp, Áo, Thụy Điển, Đức...
Năm 1994, Nhạc viện Hà Nội bắt đầu đào tạo thạc sĩ, năm 2000 bắt đầu đào tạo tiến sĩ.
Ngày 04/02/2008, theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 148- QĐ/TTg đã cho phép Nhạc viện Hà Nội nâng cấp thành Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam. Đây là thời điểm quan trọng trong quá trình phát triển của Học viện, đánh dấu sự trưởng thành cả về quy mô, tổ chức bộ máy quản lý và chất lượng đào tạo.
Đen nay, gần 65 năm hình thành và phát triển, Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam luôn là trung tâm đào tạo âm nhạc chuyên nghiệp hàng đầu của cả nước với ba chức năng chính: đào tạo, nghiên cứu khoa học và biểu diễn. Học viện đã đào tạo hơn 10.000 CB âm nhạc cho hệ thống các nhạc viện, các• • • • • • • X trường, các đơn vị văn hoá nghệ thuật của Việt Nam; hàng trăm CB âm nhạc cho nước bạn Lào và Campuchia; mở lớp dạy nhạc cụ cổ truyền và phương Tây cho một số sv nước ngoài như: Pháp, Đức, Thụy Điển, Hàn Quốc, Nhật Bàn, Đan Mạch .... Trong những năm qua, nhiều GV, HS, sv của Học viện
Am nhạc quôc gia Việt Nam đã đạt được giải thưởng cao trong các cuộc thi trong nước và quốc tế.
b) Đặc điểm của Học viện Ầm nhạc Quốc gia Việt Nam là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Học viện đào tạo âm nhạc hàng đầu cả nước trong khối các trường đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao về âm nhạc và đào tạo tài năng âm nhạc ở các trình độ: trung cấp, đại học và sau đại học, gắn liền đào tạo với phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tể.
Biểu diễn, quảng bá tinh hoa âm nhạc Việt Nam và quốc tế, bao gồm các thể loại âm nhạc truyền thống, các thể loại âm nhạc hàn lâm và đương đại của Việt Nam và thế giới.
Nghiên cứu khoa học về âm nhạc, bảo tồn và phát huy các giá trị âm nhạc truyền thống Việt Nam và tinh hoa âm nhạc quổc tế.
Ngoài các đặc điềm đặc thù trên Học viện còn là đơn vị dự toán cấp 2 trực thuộc đơn vị dự toán cap 1, chính bởi vậy ảnh hưởng đến quản lý thu tài
chính tại Học viên,
3.1.2 Chức năng nhiệm vụ quyền hạn của Học viên Âm nhạc Quốc gia ViệtO • • 1 • •• • -2^ O •
Nam
Thử nhất là đào tạo, hồi dưỡng :
Đã đào tạo được hơn 21.000 học sinh, sinh viên thuộc cả hệ Trung cấp, Đại học và sau Đại học, các giảng viên, nghệ sỹ từ các trường nghệ thuật, các đoàn nghệ thuật trong nước và Quốc tế như Đại học sư phạm nghệ thuật Trung ương, Đại học nghệ thuật Tây Bắc, Việt Bắc, Nhạc viện Thành phố Hồ Chí Minh, Nhạc viện Huế...Nhũng nghệ sỹ, cán bộ nghiên cứu âm nhạc này đã và đang hoạt động trong nhiều lĩnh vực của hoạt động nghệ thuật: Biểu diễn, sáng tác, nghiên cứu lý luận và phê bình Âm nhạc. Hàng trăm nghệ sỳ của các nước bạn Lào, Cămpuchia cũng như một số nước khác như : Nga,
Pháp, Đức, Nhật, Trung Quôc cũng đã được học tập, và đào tạo tại Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam
Mồi năm, Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam có quy mô đào tạo là 1246 học sinh, sinh viên, chưa kể 150 học sinh, sinh viên hệ Tại chức và các loại hình đào tạo khác, nâng cao đào tạo trình độ cho giảng viên, nghiên cứu viên và các đối tượng khác về các chuyên ngành lý luận và phê bình âm nhạc, lý luận về nghệ thuật biểu diễn, lý luận sư phạm, giáo dục âm nhạc, tâm lý học âm nhạc, mỳ học âm nhạc, xã hội học âm nhạc, các giảng viên môn kiến thức âm nhạc: Giảng viên môn lịch sử âm nhạc phương Đông, Tây, âm nhạc truyền thống, dân ca, phân tích tác phẩm, ký xướng âm, lý thuyết âm nhạc, hòa âm, phức điệu, phối khí, tính năng nhạc cụ, công nghệ âm nhạc,săn xuất nhạc cụ chất lượng cao, cán bộ in ấn, xuất bản âm nhạc ( sách, đĩa). Đào tạo sáng tác âm nhạc, biểu diễn và giảng dạy âm nhạc đến nghiên cứu âm nhạc, đạo diễn âm thanh, đạo diễn hình ảnh...
- Liên kết với một số Nhạc viện Thế giới đe đào tạo sau đại học (trước mắt là đào tạo Thạc sỹ ) nhằm giảm bớt kinh phí. Mời một số Giáo sư nước ngoài có trình độ cao giúp cho việc tiếp cận những phương pháp giáo dục mới, hiện đại và tận dụng một số đề án, dự án hợp tác Quốc tế, tạo điều kiện cho những giảng viên trẻ, các sinh viên xuất sắc đi du học để nâng cao trình độ, trong đó có những ngành nghề mới.
- Đào tạo, phổ cập, nâng cao dân trí cho người dân có nhu cầu về văn hóa tinh thần, mở rộng thêm kiến thức và làm giàu óc thẩm mỹ về âm nhạc. Mở rộng các cơ sở đào tạo âm nhạc trên phạm vi cà nước để tiếp cận với việc xã hội hỏa đào tạo âm nhạc.
Thú' hai là nghiên cứu khoa học:
Công tác nghiên cứu nhàm nâng cao chất lượng giáo dục âm nhạc cũng như trao đổi Giáo sư đối với các Nhạc viện nổi tiếng thế giới ( Giao lưu Quốc
tế trong biểu diễn, nghiên cứu và giảng dạy âm nhạc) góp phần quan trọng trong việc nâng cao kết quả đào tạo. Nhiều đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ
sở, cấp Bộ, cấp Nhà nước cũng được đánh giá cao và có hiệu quả trên thực tiễn, chẳng hạn như: Đồ tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở, cấp Bộ, cấp Nhà nước: Nhận diện âm thanh âm nhạc truyền thống Việt Nam của GS.NGND Trần Thu Hà cùng nhiều tác giả (ỉ 999). cấu trúc bài bản một sổ thê loại dân ca người Việt vùng châu thổ Sồng Hồng, Âm nhạc dân tộc học và vẩn đề nghiên cứu đào tạo ở Việt Nam do PGS.TS.NGƯT Lê Văn Toàn làm chủ nhiệm đề tài cùng nhiều tác giả khác(2009).
-Đã biên soạn tuyển tập phê bình âm nhạc: Công trình Lịch sử âm nhạc Việt Nam, Tuyến tập Âm nhạc Việt Nam tác giả, tác phàm của các tác giả
PGS Trọng Bằng,PGS.TS Nguyễn Thị Nhung, Vũ Tự Lân, Phạm Tú Hương, PGS.TS Lê Văn Toàn, Nhà nghiên cứu và phê bình âm nhạc Nguyễn Minh Châu.
- Nghiên cứu, xây dựng, bổ sung chương trình, nội dung, tổ chức biên soạn, chỉnh lý các giáo trình, tài liệu học tập cho các chương trình đào tạo, bồi dưỡng của Học viện.
Thứ ba là về biếu diễn:
Hàng năm, tổ chức nhiều chương trình biểu diễn âm nhạc giao hưởng, thính phòng, âm nhạc truyền thống ở trong, ngoài nước và nhiều nghệ sĩ, tốp nhạc thính phòng nổi tiếng của các nước như: Nga, Pháp, Thụy Sỳ, Na Uy, Thụy Điển, úc, Nhật, Mỹ... đã có các buổi biểu diễn phối hợp cùng các dàn nhạc, nghệ sỹ, giảng viên của Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam. Các tốp ca của Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam đã nhiều lần được mời đi biểu diễn ở các nước châu Âu, châu Á, Bắc Mỹ, Hàn Quốc, biếu diễn phục vụ cho các hoạt động đào tạo như: Tổ chức hòa tấu, tổ chức thi tốt nghiệp, dựng bài
lớn, cũng như biểu diễn hòa nhạc thính phòng, nhạc cổ truyền, ca kịch, đẩy mạnh hoạt động biểu diễn phục vụ đời sống văn hóa tinh thần cho nhân dân.
Thứ tư là công tảc sưu tầm điền dã, hảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa, các di sản Âm nhạc dân gian, lập Hồ sơ Quấc gia về các giá trị
của Di sản này đệ trình tô chức UNESCO đê được xét duyệt và công nhận là Di sản phi vật thể của nhãn loại, Di sản Tư liệu và Di sản cần được bảo vệ khẩn cap như:
- Nghiên cứu, sưu tầm, bảo tồn và phát huy các giá trị của các di sản âm nhạc dân gian truyền thống : Nhã nhạc Cung Đình Huế, cồng chiêng Tây Nguyên, Hát Ca Trù, Hát Xoan, và gần đây nhất là Đơn Ca Tài Tử đã được UNESCO công nhận là Di sản phi vật thể của nhân loại.
___ \ r r __
Thứ năm là tham mưu, đê xuât, tư vân cho Đảng và Nhà nước, Bộ Văn hóa, Thê thao và Du lịch :
- Hoạch định đường lôi, xây dựng chính sách, chiên lược phát triên nguồn nhân lực trong ngành nghệ thuật đổi mới tổ chức và hoạt động của Ngành nghệ thuật Âm nhạc Việt Nam giai đoạn 2016 - 2020 và tầm nhìn
2025.
Thứ sáu là hướng dần và thống nhất quán lý:
- Thực hiện chương trình về nội dung đào tạo, bồi dưỡng, phương pháp giảng dạy, học tập và nghiên cứu khoa học của các trường âm nhạc tình, thành phố trực thuộc Trung ương và các trường đào tạo, bồi dưỡng cán bộ của các trường, các đoàn nghệ thuật trên lĩnh vực âm nhạc dân gian và âm nhạc đương đại.
Thứ bảy là hướng dẫn nghiên cứu, biên soạn và hoàn thiện toàn bộ hệ thống Chương trình, giáo trình'.
- Cho tất cả các chuyên ngành từ Trung cấp, Đại học đến Cao học.
- Hoàn thành các công trình nghiên cứu Âm nhạc dân tộc và cải tiến nhạc cụ cổ truyền.
Thứ tám là mở rộng các quan hệ hợp tác quôc tê :
- Trong đào tạo, biểu diễn và nghiên cứu với một số Nhạc viện: Traicốpxky, Nhạc viện Quốc gia Pari, các trường Nhạc và Tổ chức âm nhạc của các nước: úc, Nhật Bản, Đức....
Thứ chín là thực hiện nhiệm vụ được Bộ giáo dục- Đào tạo và Bộ Vãn• • • • • • • • •
hóa, Thê thao, Du lịch giao:
- Đào tạo đại học và sau đại học thuộc lĩnh vực đào tạo của Học viện• •• • • • • • • • theo quy định của Nhà nước. Quàn lý, cấp các loại văn bằng chứng chỉ thuộc
lĩnh vực đào tạo, bồi dưỡng theo quy định của Bộ Giáo dục - Đào tạo.
- Phối hợp tổ chức khảo thí, sát hạch, kiếm tra, đánh giá trình độ viên chức theo tiêu chuẩn ngạch, chức danh viên chức hành chính các cấp để tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch viên chức.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Bộ VHTT& DL giao.
3.1.3 Cơ cẩu bộ máy hoạt động của Học viện Ẩm nhạc Quốc gia Việt Nam• w' • • o • • • o •
Học viện là đơn vị sự nghiệp có thu, tự đảm bảo một phần kinh phí chi thường xuyên. Tổ chức bộ máy của Học viện: Học viện có cơ cấu tổ chức: Giám đốc, 03 Phó giám đốc, phòng chuyên môn nghiệp vụ, khoa chuyên môn và các trung tâm tổ chức trực thuộc (Theo Quyết định /QĐ-BVHTTDL
ngày 27/05/2008 về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Học viện)
- về biên chế:
Tổng số cán bộ biên chế : 246 người Tổng số cộng tác viên: 178 người
Biên chế hiện có: 246 người
+ Chuyên môn nghiệp vụ: 221 người
+ Hợp đồng 68: 25 người. - Bảng trình độ, học hàm học vị, NSND, NSƯT Bảng 3.0. Trình độ, học hàm học vị, NSND, NSƯT Chức Danh Số lượng Phó Giáo sư 10 7 Tiên sỹ 20 Thạc sỹ 136 Đai hoc• • 56 Cao đẳng, Trung cấp 24 Nghệ sỳ Nhân dân 02 Nghệ sỳ ưu tú 27 \---7---7---7