Thứ nhất: Đa dạng hóa các nguồn tài chính của Học viện bằng cách mở
rộng quy mô và nâng cao chất lượng đào tạo, trung cấp, đại học và sau đại học, tạo điều kiện đế tăng cường công tác nghiên cứu khoa học và hợp tác kinh tế, công tác biếu diễn. Tích cực thực hiện hoặc tham gia thực hiện dự án đầu tư trong nước, trong đó có những dự án lớn như dự án giáo dục đại học, dự án đào tạo nguồn nhân lực công nghệ thông tin, dự án đào tạo nguồn nhân lực... từ các nguồn tài trợ,viện trợ, vay của các tổ chức, đơn vị hoặc cá nhân trong nước và nước ngoài... (cần chuẩn bị đội ngũ cán bộ đủ năng lực để thực
hiện dự án hiệu quả, tranh thủ vôn, trang bị, cán bộ giảng dạy của nước ngoài). Mục tiêu là không ngừng mờ rộng quy mô, phạm vi, chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học bậc cao, khẳng định vị trí của Học viện trong hoạt động giáo dục - đào tạo - nghiên cứu khoa học - biểu diễn ở trong nước và trên thế giới. Cụ thể:
- Mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng đào tạo đại học và sau đại học nhằm cung cấp cán bộ có trình độ cao cho Học viện và cho cả nước.
- Liên kết, liên thông trong đào tạo, nghiên cứu trong và ngoài nước. Phối hợp chặt chẽ với các trường đại học khác, với các trung tâm đào tạo...ở các tỉnh và thành phố khác để thực hiện các chương trình đào tạo. Tố chức các hoạt động hội thảo, hội nghị khoa học với các quy mô khác nhau nhằm trao đối, khai thác thông tin và hợp tác trong nghiên cứu,
- Hoàn thiện cơ chế hoạt động quản lý các trung tâm, thu hút nguồn thu cho trung tâm.
- Tăng cường các hoạt động biểu diễn các dàn nhạc trong và ngoài nước.
Thứ hai: Huy động nguồn thu từ học phí, đóng góp của cộng đồng, của
các cơ sở liên kết đào tạo với trường. Trên cơ sở thực hiện chế độ thu và sử dụng học phí mới, Nhà nước sẽ điều chỉnh mức học phí nhằm tăng khả năng thu hồi chi phí phù hợp với mỗi cấp/ bậc giáo dục. Tăng tỷ lệ thu hồi chi phí bằng việc mở rộng diện phải đóng học phí và nâng mức học phí, sẽ là tin hiệu tốt cho các cơ sở giáo dục hướng đến việc đáp ứng nhu cầu giáo dục tốt hơn. Muốn vậy, nhà trường cần thể chế hoá quy chế về các khoản đóng góp khác ngoài học phí. Công khai hoá các mức thu học phí và các đóng góp khác vào đầu năm học và điều chỉnh mức thu có tính đến yếu tố trượt giá, yếu tố chất lượng, cho phí đơn vị, khả năng đảm bảo ngân sách so với chi phí. Xây dựng khung học phí theo chương trình đào tạo, cơ cấu ngành đào tạo. Mức thu học phí trước đây chưa có sự phân biệt theo chương trình, ngành đào tạo, vì vậy
chưa chưa đáp ứng được yêu câu đặc thù riêng của từng chương trình, ngành đào tạo. Khung phí mới cần được phân biệt:
- Học phí theo chương trình đào tạo như đào tạo đại trà, đào tạo chất lượng cao, đào tạo liên kết quốc tế...
- Học phí theo ngành nghề đào tạo: chi phí đào tạo là cơ sở quan trọng để xác định mức học phí mà học sinh phải đóng góp. Đối với từng nhóm ngành, chuyên ngành đào tạo khác nhau sẽ có mức chi phí khác nhau do đó mức thu học phí cũng khác nhau. Khung học phí mới phải phù hợp theo ngành.
- Học phí theo khu vực nhằm đảm bảo thực hiện tốt chính sách xã hội.• X • • • • Một mặt xây dựng khung học phí mới, đồng thời vẫn đảm bảo công bằng xã hội và thực hiện tốt chính sách xã hội của Nhà nước. Khung học phí sẽ có chế độ miễn giảm đối với sinh viên nghèo, sinh viên dân tộc thiểu số, sinh viên vùng sâu, vùng xa, sinh viên là con em gia đình thương binh, liệt sỳ, gia đình có công với cách mạng.
Bên cạnh việc tăng mức thu học phí, cần gắn liền với chương trình cho vay và quỳ học bổng. Ngân sách tập trung đầu tư chiều sâu, đảm bảo thiết bị, giáo trình tương đối hiện đại cho một số cơ sở để tăng nhanh khả năng đào tạo chất lượng cao, nhằm hướng tới mục đích là tỷ lệ thu nhập của trường từ các khoản thu ngoài ngân sách Nhà nước trong tổng thu của Học viện tăng dần lên.
Thứ ba: tăng nguồn thu từ các dịch vụ đào tạo, các hợp đồng nghiên
cứu khoa học, từ các dự án, các hoạt động hợp tác quốc tế, các hình thức liên kết, liên doanh với các tổ chức trong nước và quốc tế thông qua hệ thống các quy chế cùng đào tạo, nghiên cứu khoa học nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, đồng thời có nguồn vốn đầu tư bổ sung cho đào tạo đại học của Học viện.
Thứ tư: tranh thủ nguôn thu từ ngân sách Nhà nước. Đây là nguôn thu chủ yếu, chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng nguồn thu hàng năm của Học viện. Tranh thủ sự giúp đỡ ủng hộ của các Bộ, Ngành và lãnh đạo tạo điều kiện để Học viện khai thác tối đa nguồn tài chính cho đào tạo đại học trên cơ sờ tận• • • • • • dụng đội ngũ cán bộ, cơ sở vật chất. Mục tiêu là nhằm huy động sức mạnh tổng hợp, thực hiện xã hội hoá giáo dục, đa phương hoá nguồn lực trong quá
trình xây dựng Học viện.
4.2.5. Tăng cường kiểm tra, kiểm soát tài chỉnh
Bất kỳ hoạt động nào muốn đạt hiệu quả phải thực hiện kiểm tra, kiểm soát nhằm phát hiện những điểm không phù hợp đề kịp thời điều chỉnh, kịp thời cải thiện hiện trạng, kịp thời giải quyết hậu quả. Do đó đế hoàn thiện quản lý tài chính phải tăng cường kiểm tra, kiểm soát từ lúc lập kế hoạch tài chính, lúc thực hiện tài chính và lúc báo cáo tài chính nhằm hạn chế tối đa sự thiệt hại về tài chính và thực hiện không đúng chế độ tài chính do Nhà nước
quy định, cần thực hiện thường xuyên kiếm tra việc quãn lý tài sản để kịp thời thay thế hoặc bố trí sử dụng tài sản họp lý.
Hơn nữa, khi thực hiện tự chủ về tài chính nếu không thực hiện kiểm tra, kiểm soát nghiêm túc sẽ dễ dẫn đến tình trạng sử dụng kinh phí sai mục đích hoặc thâm hụt kinh phí, tệ hại hơn sẽ xuất hiện tình trạng lợi dụng chức vụ đế trục lợi dẫn đến thiệt hại uy tín đào tạo của Học viện. Bởi Học viện là nơi đào• • • • • •• tạo người có đức, có tài cho xã hội.
Học viện cần có bộ phận kiểm soát hoạt động tài chính độc lập và để hoạt động kiểm tra, kiểm soát thực sự hiệu quả thì cán bộ đảm trách kiểm tra, kiếm soát phải cập nhật thường xuyên các vãn bản quy phạm pháp luật liên quan đến hoạt động tài chính, kế toán độc lập với bộ phận thực hiện quản lý tài chính (Phòng Tài vụ). Định kỳ thay thế nhân sự kiểm soát hoặc đột xuất kiểm toán độc lập để tránh tình trạng lợi dụng chức vụ hoặc thực hiện không đúng chức trách.
4.2.6. Hoàn thiện quy chê chi tiêu nội bộ
Việc thực hiện quy chế chi tiêu nội bộ có ảnh hưởng đến toàn bộ hoạt động của đơn vị nên các đơn vị cần phải thường xuyên rà soát, bổ sung,
chỉnh sửa quy chế chi tiêu nội bộ khi có sự thay đổi chính sách của nhà nước hay khi các định mức chi tiêu không còn phù hợp. Đồng thời, có những phương án cụ thể về xây dựng chi trả tiền lương, thu nhập theo hướng tăng thu nhập, đảm bảo đời sống của cán bộ viên chức và phù hợp với tình hình thực tiễn của đơn vị. Thực hiện xây dựng quy chế khoán thu, khoán chi cho các trung tâm dịch vụ trực thuộc theo hướng tạo điều kiện cho các trung tâm mở rộng hoạt động tăng nguồn thu. Việc hoàn thiện quy chế chi tiêu nội bộ cần tuân thủ các nguyên tắc
- Quy chế chi tiêu nội bộ thảo luận rộng rãi dân chủ, công khai trong đơn vị và có ý kiến thống nhất của tố chức công đoàn đơn vị.
- Quy chế chi tiêu nội bộ phải gửi cơ quan quản lý cấp trên, cơ quan tài chính cùng cấp đế theo dõi, giám sát thực hiện; gửi Kho bạc Nhà nước nơi đơn vị mở tài khoản giao dịch để làm căn cứ kiểm soát chi.
- Nội dung quy chế chi tiêu nội bộ bao gồm các quy định về chế độ, tiêu chuẩn, định mức, mức chi thống nhất trong đơn vị, đảm bảo hoàn thành
nhiệm vụ được giao, phù hợp với hoạt động đặc thù của đơn vị, sử dụng kinh phí tiết kiệm có hiệu quả và tăng cường công tác quản lý.
- Đối với nội dung chi thuộc phạm vi xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ (chi quản lý, chi nghiệp vụ thường xuyên) đã có chế độ tiêu chuẩn, định mức do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định, đơn vị có thể xây dựng bằng hoặc cao hơn định mức của Nhà nước, đảm bảo phù hợp với tình hình thực
tiễn hoạt động tại đơn vị.
- Đối với những nội dung chi, mức chi cần thiết cho hoạt động của đơn vị, trong phạm vi xây dụng quy chế chi tiêu nội bộ, nhưng cơ quan nhà nước có thẩm quyền chưa ban hành, thì thủ trưởng đơn vị có thế xây dựng mức chi cho từng nhiệm vụ, nội dung công việc trong phạm vi nguồn tài chính của đơn vị.
- Đôi với một sô tiêu chuân, định mức và mức chi đơn vị sự nghiệp phải thực hiện đúng các quy định cùa nhà nước:
+ Tiêu chuẩn, định mức sử dụng xe ô tô. + Tiêu chuẩn, định mức về nhà làm việc.
+ Tiêu chuẩn, định mức trang bị điện thoại công vụ tại nhà riêng và điện thoại di động.
+ Chế độ công tác phí nước ngoài.
+ Chế độ tiếp khách nước ngoài và hội thảo quốc tế ờ Việt Nam.
+ Chế độ quản lý, sử dụng kinh phí các chương trình mục tiêu quốc gia. + Chế độ sử dụng kinh phí thực hiện nhiệm vụ đột xuất được giao.
+ Chế độ chính sách thực hiện tinh giản biên chế (nếu có).
+ Chế độ quản lý, sử dụng vốn đối ứng dự án, vốn viện trợ thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước.
+ Chế độ quản lý, sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản, kinh phí mua sắm, sửa chữa lớn tài sản cố định phục vụ hoạt động sự nghiệp theo dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Thủ trưởng đơn vị căn cứ tính chất công việc, khối lượng sử dụng, tình hình thực hiện năm trước, quyết định phương thức khoán chi phí cho từng cá nhân, bộ phận, đơn vị trực thuộc hạch toán phụ thuộc sử dụng như: sử dụng văn phòng phẩm, điện thoại, xăng xe, điện, nước, công tác phí; kinh phí tiết kiệm do thực hiện khoán được xác định chênh lệch thu, chi và được phân• • • • • • 7 • 1 phối, sử dụng theo chế độ quy định.
- Thực hiện quy chế chi tiêu nội bộ, đơn vị phải bào đàm có chứng từ, hoá đơn hợp pháp, hợp lệ theo quy định, trừ các khoản thanh toán văn phòng phẩm, công tác phí được thực hiện chế độ khoán theo quy chế chi tiêu nội bộ.
Việc hoàn thiện quy chế chi tiêu nội bộ của các trường cần được thực hiện thường xuyên, sửa đối, bổ xung quy chế cho phù hợp với quy định của pháp luật và đặc thù hoạt động của từng đơn vị.
KÉT LUẬN
Phát triển sự nghiệp giáo dục đào tạo là cơ sở đảm bảo cho sự phát triển Kinh tế - Xã hội. Muốn phát triển giáo dục - đào tạo thì ngoài việc tăng đầu tư cho giáo dục - đào tạo thì việc hoàn thiện cơ chế quản lý thu tài chính, nâng cao hiệu quả sử dụng tài chính cho giáo dục - đào tạo rất quan trọng.
Trong những năm qua, việc thực hiện quản lý thu tài chính của Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam đã đạt được những kết quả to lớn. . Bên cạnh đó công tác quản lý tài chính của các trường còn một số tồn tại nhất định ảnh hưởng đến quá trình lập kế hoạch, giải ngân, thanh quyết toán còn một số tồn tại.
Luận văn được thực hiện nhằm đưa ra các giải pháp khắc phục các hạn chế và những bất cập trong quản lý thu tài chính của Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam.
Qua việc nghiên cứu vấn đề quản lý thu tài chính tại Học viện Âm nhạc quốc gia Việt nam, luận văn đã đạt được các kết qủa chủ yếu sau:
- Phân tích, đánh giá thực trạng quản lý thu tài chính tại Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam giai đoạn 2018 - 2020. Qua đó, đánh giá mặt đạt được, mặt hạn chế và nguyên nhân các hạn chế trong quản lý tài chính của Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam.
- Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng quăn lý thu tài chính của Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam, tác giả đề xuất một số giải pháp, kiến nghị nhằm góp phần hoàn thiện công tác quản lý thu tài chính của Học viện. Đó là các giải pháp:
1) Hoàn thiện bộ máy tố chức, quản lý thu tài chính
2) Nâng cao trình độ nguồn nhân lực cán bộ tài chính kế toán
3) Tăng cường cơ sỡ vật chất kỳ thuật, công nghệ và thông tin quản lý 4) Giải pháp tăng nguồn thu đáp ứng yêu cầu phát triển Học viện
5) Tăng cường kiểm tra, kiểm soát tài chính 6) Hoàn thiện quy chế chi tiêu nội bộ
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. 2. 3. 4. 5. 6. 7. 8. 9. 10 11
Bùi Phụ Anh, 2012.Đê xuât vê cơ chê tài chính đôi với các trường cao đẳng, đại học công lập. Tạp chí Tài chính số 11 /2012
Bộ Tài chính, 2011. Thông tư 19/2011/TT - BTC ban hàng ngày 14/02/2011 của Bộ Tài chính quy định về quyết toán dự án thuộc nguồn vốn nhà nước.
Báo cáo Tài chính năm từ năm, 2018 - 2020. Học viện Âm nhạc QGVN.
Chính Phủ,2006. Nghị định số 43/2006/NĐ-CP về giao quyền tự chủ tài chỉnh cho các đơn vị sự nghiệp công lập.
Chính Phủ, 2015. Nghị định số 86/2015/NĐ-CP ngày 12/10/2015 quy định về cơ chế thu, quản lý học phỉ đổi với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chỉnh sách miền, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập từ năm học 2015-2016 đến năm học 2020-2021.
Chính Phú, 2015. Nghị định 16 Quy định cơ chế tự chủ đơn vị sự nghiệp công lập.
Trần Thị Thùy Dung, 2015. Quản lỷ tài chỉnh tại trường Cao đẳng Giao thông Vận tải Miền Trung Luận văn thạc sĩ
Esterman, T. & Pruvot, E.B, 201. cho rằng các nhân tố ảnh hưởng đến tự chủ, TCTC.
Nguyễn Trường Giang, 2012. Giải pháp đổi mới cơ chế tài chính, nâng cao chất lượng đào tạo đại học.ĩạ/? chỉ tài chỉnh số 12/2012.
.Nguyễn Trường Giang, 2013. Đổi mới cơ chế tài chính đối với khoa học, công nghệ. Tạp chí tài chính số 01/2013.
.Nguyễn Hồng Hà, 2012. Cơ chế quản lý tài chính đối với đơn vị dự toán: Thực trạng và định hướng hoàn thiện. Tạp chỉ tài chính số
02/2012.
]2.Nguyễn Thu Hương, 2014. Hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính trong các chương trình chất lượng cao ở các trường đại học, cao đắng Việt Nam. Luận án tiến sĩ
13.Phạm Xuân Hoan, 2015. Đôi mới cơ chế tài chỉnh tại ĐHQGHN
ÌA.Arben Malaj, Fatrnir Merna, and Sybi Hida (2005) cho rằng điều kiện và giài pháp để nâng cao tự chủ, TCTC.
15. Malcolm Prowle và Eric Morgan, 2005. Quản lý và kiểm soát tài chính đối với giáo dục đại học.
16. Phùng Xuân Nhạ và các cộng sự, 2012. nghiên cứu chỉnh sách học phí trong bổi cảnh đôi mới cơ chế tài chính, hướng tới nền giáo dục đại học tiên tiến, tự chủ.