2.3.2 .Tình hình xuất khẩu của Seaprodex Hà Nội vào thị trường Mỹ
3.4.2. Các biện pháp điều tiết giá xuất khẩu vào thị trường Mỹ trong điều kiện bị áp
điều kiện bị áp thuế chống bán phá giá
Hiện nay, các sản phẩm của công ty Seaprodex Hà Nội khi xuất khẩu vào Mỹ vẫn phải chịu mức thuế chống bán phá giá là từ 3,5% đến 5,5%. Nó đã làm tăng giá bán sản phẩm của cơng ty do đó làm giảm khả năng cạnh tranh của công ty trên thị trường này. Đây là rào cản thương mại mang tính chất áp đặt chủ quan của Mỹ, cơng ty hầu như khơng có khả năng thay thổi được quyết định đó trong tương lai gần. Vì vậy, việc làm cần thiết của cơng ty ngay bây giờ là tìm mọi cách nhằm cân đối chi phí sản xuất, giảm thiểu chi phí sản xuất một cách tối đa, nhờ đó sẽ làm giảm giá thành sản phẩm và giá xuất khẩu, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường. Tuy nhiên cũng cần phải chú ý là cắt giảm chi phí phải hợp lý, phải đi đơi với việc minh bạch hố chi phí để tránh trường hợp bị kiện lại về việc bán phá giá sau này. Việc giảm giá bán để cạnh tranh phải đi đôi với việc đảm bảo chất lượng sản phẩm và các tiêu chuẩn khác của thị trường Mỹ đối với mặt hàng thuỷ sản nhập khẩu.
3.5. Chiến lược phân phối tại thị trường Mỹ
Hiện nay, khi thâm nhập vào thị trường Mỹ thì sản phẩm của cơng ty Seaprodex Hà Nội cũng như của các công ty xuất khẩu thuỷ sản khác của Việt Nam đều tiếp cận theo hình thức xuất khẩu trực tiếp thơng qua người nhập khẩu ở thị trường nước ngồi. Người nhập khẩu này có thể là các cơng ty thương mại thuần tuý, các nhà phân phối lớn hoặc cũng có thể là các nhà sản xuất nhập nguyên liệu thô về để chế biến tiếp. Các công ty này là của Mỹ hoặc có thể là các cơng ty của một nước thứ 3 chỉ đóng vai trị trung gian xuất khẩu sản phẩm như: Singapo, Hồng Kông...Phương thức xuất khẩu này tỏ ra phù hợp với điều kiện tình hình hiện nay của cơng ty nói riêng cũng như của tất cả các cơng ty xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam vào Mỹ nói chung. Điều này là do một số nguyên nhân chủ quan sau:
- Do điều kiện nguồn lực hạn hẹp, thiếu thông tin về thị trường nên hầu hết các doanh nghiệp của chúng ta chưa có khả năng tự thiết lập và phát triển một hệ thống phân phối sản phẩm riêng trên đất Mỹ. Hiện tại chỉ có sản phẩm của Trung Quốc và Thái Lan là thiết lập được kênh phân phối riêng tại thị trường này.
- Quy mô sản xuất nhỏ, chất lượng chưa ổn định, nên khơng có khả năng một mình đáp ứng các đơn hàng lớn có tính chất dài hạn hoặc khơng tự tìm được đối tác nhập khẩu tại Mỹ. Đặc biệt với mặt hàng thuỷ sản nếu chưa giải quyêt được vấn đề dư lượng chất kháng sinh bị cấm hoặc quá mức cho phép thì chưa thể xây dựng thương hiệu riêng và tín nhiệm với khách hàng Mỹ.
Vì vậy, việc làm quan trọng và cần thiết hiện nay để cơng ty có thể quay trở lại xâm nhập thị trường Mỹ một cách nhanh chóng nhất đó là: tổ chức lại sản xuất để có thể cạnh tranh trở thành nhà sản xuất theo hợp đồng cho các cơng ty nước ngồi trong đó có các cơng ty của Mỹ. Hiện nay, tại Mỹ có rất
Hệ thống kênh phân phối tại Mỹ Các cơng ty nhập khẩu nước ngồi hoặc Mỹ
Cơng ty Seaprodex Hà Nội
nhiều công ty bán buôn, bán lẻ, phân phối, kinh doanh thương mại chuyên bán các sản phẩm do các công ty khác sản xuất. Như vậy, cách tổ chức kênh quốc tế này của cơng ty cũng có những điểm tương đồng với kênh phân phối trong Marketing Cơng nghiệp vì khách hàng chính của cơng ty lúc này chính là các cơng ty nhập khẩu. Sơ đồ hệ thống phân phối có thể được tổ chức như sau:
Chức năng của mỗi bên khi tham gia vào kênh phân phối:
Cơng ty Seaprodex Hà Nội có nhiệm vụ như:
- Sản xuất, chế biến sản phẩm theo đúng mẫu mã, kiểu dáng, kích thước mà nhà nhập khẩu yêu cầu.
- Giao hàng đúng theo thời gian, địa điểm và cách thức nhà nhập khẩu quy định.
Các cơng ty nhập khẩu có nhiệm vụ:
- Thiết kế sản phẩm
- Được dán nhãn mác, thương hiệu của mình lên sản phẩm nhập khẩu.
- Có thể góp phần làm tăng giá trị sản phẩm nhập khẩu bằng cách gia công thêm.
- Thiết lập hệ thống phân phối tại thị trường Mỹ qua đó cung cấp sản phẩm trực tiếp đến tay người tiêu dùng Mỹ.
Hình thức phân phối này hiện nay đang được rất nhiều công ty và nhiều quốc gia trên thế giới áp dụng và đã đạt được hiệu quả rất lớn, điển hình như Trung Quốc. Trong năm 2005, Trung Quốc xuất khẩu sang Mỹ đạt 250 tỷ USD nhưng khơng có hàng hố nào mang thương hiệu của Trung Quốc cả.
Hình thức này có cả những lợi ích nhất định đồng thời cũng có một số hạn chế.
Lợi ích
- Đạt được mục tiêu xuất khẩu với sản lượng xuất cao, giá trị lớn.
- Độ an toàn cao vì tránh được những rủi ro có thể xảy ra trong qua trình phân phối sản phẩm đến tay người tiêu dùng.
- Khơng phải mất chi phí xây dựng thương hiệu, chi phí thiết lập và duy trì kênh phân phối, mà đây là khoản chi phí rất lơn đối với các cơng ty xuất khẩu nói chung.
Hạn chế
- Khơng tiếp cận trực tiếp được với người tiêu dùng cuối cùng.
- Xuất khẩu sản phẩm dưới nhãn mác, thương hiệu của người khác nên giá trị gia tăng trên mỗi đơn vị sản phẩm là không cao.
- Không chủ động được thị trường của mình vì phải phụ thuộc vào đơn đặt hàng của công ty nhập khẩu.
Tuy nhiên đây chỉ là cách tổ chức phân phối sản phẩm ở giai đoạn đầu khi mới xâm nhập thị trường Mỹ mà thôi. Bước tiếp theo cơng ty sẽ tự thíêt kế và sản xuất sản phẩm để chào hàng với các công ty nhập khẩu nước ngồi chứ khơng chỉ phụ thuộc vào mẫu mã đặt hàng của họ. Khi sản xuất đã ổn định với quy mơ lớn và có tích luỹ tài chính thì có thể tính đến việc xây dựng thương hiệu và thiết kế, duy trì một kênh phân phối riêng cho mình.
3.6. Chiến lược xúc tiến vào thị trường Mỹ