Phương pháp thống kê mô tả là phương pháp dùng cácchỉ số mô tả ngắn gọn một tập hợp dữ liệu nhất định, có thể đại diện cho một mầu hoặc toàn bộ của một tổng thể.
Phương pháp thống kê mô tả được sử dụng ở Chương 3 để phân tích và tính toán tinh hình huy động các nguồn lực xây dựng nông thôn mới như: tính toán các giá trị bình quân; tốc độ phát triển kinh tế, dân cư; tỷ trọng cơ cấu; xu hướng biến động... của kết quả huy động các nguồn lực cho xây dựng NTM.
2.2.2. Phương pháp phân tích, tổng hợp
Phân tích theo nghĩa chung nhất được hiểu là phương pháp nghiên cứu, là sự phân chia cái chung thành các phần nhỏ khác nhau nhằm nghiên cứu sâu sắc các hiện tượng, quá trình, sự vật. Phân tích cũng có nghĩa là chia nhỏ vấn đề, để hiểu được cụ thể chi tiết từng phần, từng khía cạnh nhỏ, hiểu được vấn đề từ trong ra ngoài.
Tổng hợp là phương pháp liên kết, thống nhất các phầnđã được phân tích lai nhằm nhân thức cái toàn bô.
Phân tích và tổng hợp là hai phương pháp nhận thức khác nhau nhưng lại có tính thống nhất biện chứng với nhau.
ơ chương 1, luận văn đã sử dụng phương pháp phân tích đê làm rõ nội dung cơ bán của mồi công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài. Bằng phương pháp tổng hợp, tác giả đưa ra những nhận xét chung về những kết quả chủ yếu và khoảng trống nghiên cứu của các công trình đã được tổng quan.
Trên cơ sở phân tích những vân đê lý luận chung vê huy động các nguôn lực xây dựng nông thôn mới trên địa bàn cấp huyện, tổng họp lại thì đó chính là khung phân tích của luận văn. Trên cơ sở phân tích kinh nghiệm về huy động các nguồn lực xây dựng nông thôn mới tại một số huyện, luận văn dùng phương pháp tổng họp để rút ra những bài học kinh nghiệm có thể áp dụng đối với huyện Tiên Lừ, tỉnh Hưng Yên.
Ở chương 3, trên cơ sở phân tích thực trạng huy động các nguồn lực xây dựng nông thôn mới theo các nội dung chủ yếu của công tác này, tác giả luận văn sử dụng phương pháp tổng hợp để đưa ra những nhận xét, đánh giá chung về huy động các nguồn lực xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Tiên Lữ.
ớ chương 4, trên cơ sở phân tích cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực tiễn (chương 1); phân tích, đánh giá thực trạng (chương 3), tác giả sử dụng phương pháp tổng hợp để đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác huy động các nguồn lực xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Tiên Lữ.
2.2.3. Phươngpháp so sánh
Phương pháp so sánh được sử dụng để làm sáng tỏ các thông tin về tình hình huy động các nguồn lực xây dựng NTM tại địa bàn nghiên cứu (chương 3). Việc so sánh số liệu, thông tin giữa số thực hiện với số kế hoạch, giữa các địa phương khác nhau, giữa các mốc thời gian khác nhau giúp đánh giá được mức độ hiệu quả của quá trình huy động các nguồn lực xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Tiên Lữ.
2.2.4. Phương pháp trừu tượng hóa khoa học
Phương pháp trừu tượng hóa khoa học là phương pháp nghiên cứu gạt bỏ những cái không quan trọng, tạm thời, không phổ biến ra khỏi quá trình kinh tế được nghiên cứu, hoặc tạm gác lại một số nhân tố nào đó nhằm tách ra
những cái điển hình, ổn định, phổ biến, nhờ đó giúp nắm bắt được bản chất của quá trình kinh tê đó. ơ chương 3, tác giả sử dụng phương pháp trừu tượng hóa khoa học để lược bỏ một số nhân tố không phồ biến ra ngoài quá trình
nghiên cứu.
CHƯƠNG 3
THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG CÁC NGUỒN Lực XÂY DựNG NÔNG THÔN MỚI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TIÊN LŨ, TỈNH HUNG YÊN
3.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kỉnh tế-xã hội và xây dụng nông thôn mới tại huyện Tiên Lũ'
3.1.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội của huyện Tiên Lữ
Vị trí địa lý: huyện Tiên Lữ về phía tây tiếp giáp với thành phố Hưng yên, phía tây bắc giáp huyện Kim Động, phía bắc giáp huyện Ân Thi, phía đông và đông bắc giáp huyện Phù Cừ, đều của tỉnh Hưng Yên. Phía đông nam giáp huyện Hưng Hà tỉnh Thái Bình, ranh giới là sông Luộc.
Đặc điểm địa hình: Huyện Tiên Lữ nằm ở trung tâm đồng bằng Bắc Bộ và là vùng trũng của tỉnh, có địa hình thấp dần từ Bắc xuống Nam, từ Tây sang Đông. Độ cao của đất xen nhau, đây là một trong những yếu tố gây không ít khó khăn cho công tác thủy lợi phục vụ phát triển sản xuất nông nghiệp.
Ngày 24 tháng 2 năm 1997, huyện Phù Tiên được tách ra thành 2 huyện Tiên Lữ và Phù Cừ. Hiện nay, sau hơn 20 năm tái lập huyện, Tiên Lừ có 1 thị trấn Vương và 14 xã gồm: An Viên, Cương Chính, Dị Chế, Đức Thắng, Hải Triều, Hưng Đạo, Lệ Xá, Minh Phương, Ngô Quyền, Nhật Tân, Thiện Phiến, Thủ Sỹ, Thụy Lôi, Trung Dũng [1].
Huyện Tiên Lừ có diện tích là 115.1 km2, chủ yếu là đất nông nghiệp với diện tích 6,293.68 ha. Tính đến ngày 1 tháng 4 năm 2020, dân số huyện Tiên Lữ là 93,544 người vói 87,836 người sống ở nông thôn, chiếm 93.90% [5].
Bảng 3.1. Dân số huyện Tiên Lữ tính đến 1/4/2020
Đơn vị tỉnh: Người
STT Tên Chung
Phân theo thành thị, nông
thôn Phân theo giói tính
Thành thi• Nông thôn Nam Nữ
Huyện Tiên Lũ’ 93,544 5,282 87,836 46,170 47,374 1 Thị trấn Vương 5,708 5,708 0 2,837 2,871 2 Xã Hưng Đạo 6,073 0 6,073 2,961 3,112 3 Xã Ngô Quyền 5,122 0 5,122 2,475 2,647 4 Xã Nhát Tân• 7,303 0 7,303 3,675 3,628 5 Xă Di Chế• 8,377 0 8,377 4,136 4,241 6 Xă Lê Xá• 5,752 0 5,752 2,842 2,910 7 Xã An Viên 8,179 0 8,179 4,087 4,092 8 Xã Đức Thắng 4,311 0 4,311 2,148 2,163 9 Xã Trung Dũng 4,888 0 4,888 2,434 2,454 10 Xã Hải Triều 5,571 0 5,571 2,703 2,868 11 Xã Thủ Sỹ 8,522 0 8,522 4,180 4,342 12 Xã Thiên Phiến• 6,879 0 6,879 3,379 3,500 13 Xã Thụy Lôi 6,058 0 6,058 2,947 3,111 14 Xă Cương Chính 6,569 0 6,569 3,248 3,321 15 Xã Minh Phượng 4,232 0 4,232 2,118 2,114
Nguồn: Chi cục Thống kê huyện Tiên Lừ,2020 [5],
Huyện Tiên Lừ có diện tích đât tự nhiên 115,10km2, trong đó diện tích đất nông nghiệp là 6,293.68 ha;
Huyện nằm kề hai con sông Hồng và sông Luộc, hợp lưu giữa sông Hồng - sông Luộc - sông Thái Bình tạo nên ngã ba Tuần Vường. Ngoài ra còn các sông cổ được hình thành từ xa xưa là sông Càn Đà nối tiếp với sông Cửu An đố ra Cừa Gàn,... cùng hệ thống sông đào làm thành hệ thống thủy lợi đảm bảo nguồn nước cung cấp cho sản xuất nông nghiệp và công nghiệp.
Cơ cẩu kinh tế:
Trong giai đoạn 2016-2020, cơ cấu các ngành kinh kế trên địa bàn huyện Tiên Lừ dần dịch chuyển sang công nghiệp, xây dựng và thương mại, dịch vụ, tỷ trọng nông nghiệp giảm dần do xu hướng phát triển chuyển dịch kinh tế.
0% 20% 40% 60% 80% 100%
■ Thương mại, dịch vụ
■ Công nghiệp, xây dựng
■ Nông nghiệp
Cơ cấu kinh tế trên địa bàn huyện Tiên Lữ năm 2020
■ Nông nghiệp
■ Công nghiệp, xây dựng
■ Thương mại, dịch vụ và ngành khác
Biểuđồ 3.1. Cơ cẩu các ngành kinh tể trên địa bàn huyện Tiên Lũ' các năm từ 2016 đến 2020
Nguồn: Báo cáo Ket quả thực hiện kế hoạch phát triền kinh tế - xã hội năm 2020 và mục tiêu, nhiệm vụ giải pháp năm 202 ỉ[3ÌJ.
Cơ cấu kinh tế huyện Tiên Lừ trong những năm gần đây chuyển dịch
nhanh theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ, giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp, tạo điều kiện thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Năm 2020, tỷ trọng ngành nông nghiệp chỉ còn chiếm 14%, công nghiệp và xây dựng chiếm 41.08%, ngành thương mại và dịch vụ chiếm tỷ trọng cao nhất với 44.92%.
Số liệu thống kê vào năm 2020 cho biết tỷ lệ % người tốt nghiệp đại học, cao đẳng và trung cấp nghề chuyên nghiệp chiếm 28,65 - 36,56%. Toàn huyện có tổng cộng 03 trường PTTH và 1 trung tâm Giáo dục thường xuyên đó là: Trường PTTH Tiên Lữ, Trường PTTH Trần Hưng Đạo, Trường PTTH Hoàng Hoa Thám và trường GDTX và GDNN. Toàn bộ các xã trong huyện đều có hệ thống mầm non, TH, THCS khang trang, trong đó: có 27/47 trường đã đạt chuẩn quốc gia. Trên địa bàn huyện có 10/15 trạm y tế đã đạt chuẩn quốc gia về y tế, trung bình mỗi trạm y tế có từ 1 - 2 bác sỹ, 4 - 5 y sỹ; cả huyện có 1 Trung tâm y tế với nòng cốt một đội ngũ bác sỳ, y sỹ, y tá,.. .có đủ năng lực, trinh độ, chuyên môn, phẩm chất nghề nghiệp cao nhằm chăm sóc
sức khỏe cho người dân trong huyện.
Tài liệu, số liệu thống kê kiểm tính đến ngày 31/12/2019, số người trong độ tuổi lao động trên địa bàn huyện Tiên Lữ đạt tỉ lệ 56.65% trong tổng
số dân cư toàn huyện. Cùng với đó tỷ lệ nam giới chiếm 48.64% dân số, điều đáng quan ngại là tỷ lệ chênh lệch nam-nữ ở độ tuối 12 tuổi trở xuống chiếm là 116/100 (con số chênh lệchnày ở toàn tỉnh Hưng Yên là 113/100); cho thấysự mất cân bằng về mặt giới tính đang có nguy cơ bị phá vỡ. Sựmất cân bằng về giới tính đã đang diễn ra ở nhiều tinh thành tại Việt Nam nói chung, tỉnh Hưng Yên và huyện Tiên Lữ nói riêng là cả một vấn đề nhức nhối cho xã hội, ảnh hưởng trực tiếp đến nhiều lĩnh vực trong cuộc sống, cần sớm phải có biện pháp giải quyết [31].
Đe có thể kế thừa và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của thế hệ trước, với tinh thần đoàn kết, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm vốn có, tất cả
cán bộ đảng viên và người dân Tiên Lữ đã và đang vượt qua nhiêu khó khăn thách thức, từng bước tiếp tục xây dựng quê hương ngày càng văn minh, giàu đẹp. Một trong những nhiệm vụ quan trọng đỏ là phấn đấu hoàn thành chương trình mục tiêu quốc gia về thực hiện xây dựng nông thôn mới ở 15 xã, thị trấn trên toàn huyện, đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của toàn thể cán
bộ, đảng viên và người dân huyện Tiên Lữ.
3.1.2. Tống quan về quá trình xây dụng nông thôn mới tại huyện Tiên Lữ
3.1.2.1. Thực trạng nông thôn tại huyện Tiên Lữ trước khi triền khai Chương trĩnh MTQG xây dựng nông thôn mới
Theo Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 16 tháng 04 năm 2009 của Thủ tướng chính phủ ban hành bộ tiêu chí quốc giavề nông thôn mới, tại thời điềm tháng 8 năm 2009, huyện Tiên Lữ không có xã nào đạt chuẩn nông thôn mới
[1].
Bảng 3.2. Hiện trạng nông thôn huyện Tiên Lữ năm 2009 theo bộ tiêu chí NTM
TT Tên xã
rp Ấ Ấ J • A.
Tông sô tiêu
chí đat• (trong 19 tiêu chí) Nhóm tiêu chí Quy hoach (1) Hạ tầngKT- XH (8) Kinh tế và tổ chức SX(4) Văn hóa, xã hôi và môi• trường (4) Hệ thống chính trị(2) 1 Nhât Tân• 14 1 5 3 3 2 2 Trung Dũng 10 0 5 2 2 1 3 Thụy Lôi 8 0 3 2 2 1 4 Lê Xá• 9 0 3 3 2 1 5 Minh Phượng 8 0 3 2 2 1 6 Cương Chính 8 0 3 2 2 1 7 Thiên Phiến• 11 0 5 2 3 1 8 Hải Triều 12 1 4 3 3 1 9 Đức Thắng 9 0 3 3 2 1 10 Thủ Sỹ 9 0 4 2 2 1 11 Hưng Đạo 10 4 3 2 1 12 Ngô Quyền 11 0 5 2 3 1 13 An Viên 12 1 4 3 3 1 14 Dỵ Chế 13 1 5 3 3 1 X--- ---X--- r
Nguôn: Văn phòng điêu phôi CTMTQG XD NTM Hưng Yên
3.1.2.2. Kêt quả xây dụng nông thôn mới trên địa bàn huyện Tiên Lữgiai đoạn2016-2020
Sau giai đoạn 5 năm thực hiện xây dựng nông thôn mới từ 2016-2020, huyện Tiên Lữ đã đạt được nhiều kết quả vượt bậc trong xây dựng nông thôn mới. Năm 2019, huyện được công nhận là huyện đạt chuẩn NTM. 14/14 xã trên địa bàn huyện đã được UBND tỉnh Quyết định công nhận đạt chuẩn NTM.
Bảng 3.3. Kết quả XD NTM huyện Tiên Lữ giai đoạn 2016-2020 theo bộ tiêu chí NTM
TT Tên xã
Tông sô tiêu
chí đat• (trong 19 tiêu chí) Nhóm tiêu chí Quy hoạch (1) Hạ tầng KT-XH (8) Kinh tế và tổ chức sx (4) Vãn hóa, xã hôi và môi• Hệ thống chính tri (2) trường (4) 1 Nhât Tân• 19 1 8 4 4 2 2 Trung Dũng 19 1 8 4 4 2 3 Thụy Lôi 19 1 8 4 4 2 4 Lê Xá• 19 1 8 4 4 2 5 Minh Phượng 19 1 8 4 4 2 6 Cương Chính 19 1 8 4 4 2 7 Thiên Phiến• 19 1 8 4 4 2 8 T T • rTF’ * A Hai Tnêu 19 1 8 4 4 2 9 Đức Thắng 19 1 8 4 4 2 10 Thủ Sỹ 19 1 8 4 4 2 11 Hưng Đạo 19 1 8 4 4 2 12 Ngô Quyền 19 1 8 4 4 2 13 An Viên 19 1 8 4 4 2 14 Dỵ Chế 19 1 8 4 4 2
Nguôn: Văn phòng điêu phôi CTMTQG XD NTMHưng Yên
• Công tác quy hoạch và tô chức thực hiện quy hoạch:
Trong giai đoạn 2016-2020, toàn huyện có 14/14 xã (đạt 100%) đã có quy hoạch nông thôn mới được UBND huyện phê duyệt. Trên cơ sờ Quy hoạch được phê duyệt, UBND các xã đã niêm yết công khai quy hoạch, ban hành quy chế, công khai quy chế và thực hiện việc quản lý theo quy hoạch được phê duyệt. Hiện nay, các xã đang tiếp tục thực hiện cắm mốc quy hoạch
trên cơ sở quy hoạch điêu chỉnh bô sung đê quản lý. Nhìn chung, công tác lập, thấm định, phê duyệt, quản lý và rà soát, điều chỉnh, bố sung quy hoạch của các xã được triển khai, thực hiện nghiêm túc, đảm bảo chất lượng, đúng theo quy định.
• Xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu
Quá trình xây dựng NTM đã cải thiện rõ rệt bộ mặt hạ tầng kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện. Toàn huyện có hơn 593.52 km đường giao thông, trong đó đường bộ nối đường cao tốc cầu Giẽ - Ninh Bình dài 5.14 km, chiếm 0.87%; đường tỉnh dài 24.5 km, chiếm 4.13% đường; đường huyện dài 79.84 km, chiếm 13.45%; đường trục xã và đường từ trung tâm xã đến đường huyện dài 72.84 km, chiếm 12.23%; đường trục thôn, đường liên thôn dài 136.66 km, chiếm 23.02%; đường ngõ xóm dài 78.4 km, chiếm 13.21%; đường trục chính nội đồng dài 187.265 km, chiếm 31.65%.
• Kinh te và tô chức sản xuất
Xác định đây là bước đột phá nhằm đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu, phát triển kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, trong khoảng thời gian từ 2016- 2020, huyện Tiên Lừ luôn quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo các ngành và cơ sở tích cực thực hiện có hiệu quả các chính sách ưu đãi, thu hút đầu tư và tạo mọi• • • • JL ' • • điều kiện thuận lợi nhất để phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và thương mại dịch vụ, nhất là đối với công nghiệp chế biến sử dụng công nghệ cao, bảo vệ môi trường và đa dạng các loại hình kinh doanh, dịch vụ
Đến 2020, trên địa bàn huyện có 250 đơn vị đang hoạt động (bao gồm 238 doanh nghiệp và 12 chi nhánh văn phòng đại diện), tạo công ăn việc làm cho trên 17,000 lao động, giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp năm 2020 đạt trên 2,000 tỷ đồng. Một số doanh nghiệp tăng trưởng mạnh, đóng góp đáng kể vào thu ngân sách địa phương như: Công ty cổ phần may Tiên Hưng, Công ty Sản xuất VLXD Đông Anh 8, Công ty TNHH Thiên Sơn...