• Huyện Đan Phượng, thành pho Hà Nội
Huyện Đan Phượng, trước thuộc tỉnh Hà Tây, nay thuộc thành phố Hà Nội, là một huyện nông nghiệp, sản xuất tiểu thủ công nghiệp manh mún, cơ sở hạ tầng nông thôn lạc hậu, xuống cấp. Người dân chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, mà nông nghiệp thì hiệu quả không cao nên thu nhập bình quân đầu người thấp, đời sổng vật chất vô cùng khó khăn. Khi triển khai thực hiện chương trình xây dựng NTM, Đan Phượng xác định công tác tuyên truyền đến tất cà các người dân trong huyện là bước đầu tiên.
Huyện Đan Phượng tích cực huy động nguồn lực từ cộng đồng dân cư bằng cách đấy mạnh tuyên truyền phương châm: “Nhà nước và nhân dân cùng làm, cùng xây dựng”, làm cho người dân hiểu được họ chính là người đầu tiên được hưởng lợi, đặt mục tiêu nguồn lực huy động từ người dân và xã hội là
nhân tô tiên quyêt đê thự hiện. Tại thời điêm ban đâu khi chương trình MTQG xây dựng NTM được triển khai, khi mà nguồn tài chính từ thành phố Hà Nội chưa có để hồ trợ các địa phương, Đan Phượng đã mạnh dạn hồ trợ gần 1/3 chi phí nguyên vật liệu, người dân đứng ra cùng đóng góp và thực hiện làm hàng loạt con đường làng, đường thôn, xóm, đường xã. Chương trình này đã mang lại hiệu quả rõ rệt. Những xã phát triền tỉ lệ thuận với mức đóng góp và tiến độ thực hiện [40],
• Huyện Kim Bảng, tinh Hà Nam
Đến tháng 12 năm 2018, sau bảy năm thực hiện xây dựng NTM, huyện Kim Bảng đã có nhưng bước đi vững chắc để hoàn thành mục tiêu: huyện nông thôn mới. Trong quá trình thực hiện về đích xây dựng NTM, huyện Kim Bảng đã huy động gần 2,000 tỷ đồng cho xây dựng các tiêu chí từ xã đến huyện, đồng thời không để phát sinh nợ đọng xây dựng cơ bản [38].
Một số kinh nghiệm rút ra từ quá trình thực hiện NTM của huyện Kim Bảng như sau:
- Cần làm tốt công tác tư tưởng, tuyên truyền vận động đội ngủ đảng viên và người dân, làm rõ nhận thức được tầm quan trọng của chương trình MTQG xây dựng NTM, từ đó hiểu được rõ ràng nội dung, cách thực hiện và trách nhiệm của từng bộ phận, từng cá nhân trong xây dựng NTM. Tuyên truyền để người dân hiểu công cuộc xây dựng NTM không phải là việc của Nhà nước, mà cần sự chung tay của toàn xã hội.
- Cách huy động các nguồn lực từ cộng đồng dân cư có nhiều sang tạo. Trước khi bắt tay thực hiện, huyện Kim Bảng tiến hành họp dân ở các địa bàn thôn xóm đế giải thích, phổ biến cho người dân hiểu rõ mục tiêu, lợi ích của việc xây dựng các công trình tại địa phương, sau đó để chính người dân tự bàn bạc, tự quyết định cách thức xây dựng cho phù hợp. Từ đó tính toán cụ thể chi phí xây dựng và các khoán đóng góp sẽ được chia đều theo suất đinh.
Những người đóng góp sẽ được ghi tên lại sau khi công trình hoàn thiện. Đã có rất nhiều đóng góp về tài chính, đất đai, ngày công... từ đó góp phần đẩy nhanh quá trình thực hiện chương trình NTM tại Kim Bảng.
• Huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh
Quế Võ là một huyện nằm ở phía Đông tỉnh Bắc Ninh, cách thành phố Bắc Ninh 12 km về phía Đông, cách trung tâm thành phố Hà Nội 50 km về phía Bắc. Đến cuối năm 2018, huyện Quế Võ có 20/20 xã đạt chuẩn nông thôn mới, huyện đạt 9/9 tiêu chí nông thôn mới cấp huyện. Trong 8 năm thực hiện chương trình xây dựng NTM, huyện Quế Võ đã huy động được hơn 2,300 tỷ đồng [39]. Trên địa bàn huyện hình thành hơn 74 vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung quy mô từ 5 ha trở lên, kiên cố hóa hơn 161 km kênh tưới tiêu, 128 trường học... Đe đạt được thành công này, huyện Quế Võ đã huy động tối đa các nguồn lực từ vốn NSNN, vốn tín dụng, huy động đóng
góp của các doanh nghiệp về đầu tư trên địa bàn...
Huyện Quế Võ đã cho thấy vai trò của nguồn lực từ doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn.