13 Vận tải hàng không quốc tế.
Đối với vận tải hàng không nói chung và vận tải hàng không quốc tế nói riêng, ngoài việc phải tuân thủ những điều chỉnh của các Công ước, Quy tắc, Nghị định thư về vận tải hàng không thì chúng ta cần lưu ý một số điểm sau đây khi tham gia ký kết một Hợp đồng vận tải hàng không:
.13.1Trách nhiệm của người chuyên chở đường hàng không đối với hàng hoá.
.1.1.1. Thời hạn trách nhiệm
- Người chuyên chở chịu trách nhiệm đối với hàng hoá trong quá trình vận chuyển bằng máy bay. Vận chuyển hàng hoá bằng máy bay bao gồm giai đoạn mà hàng hoá nằm trong sự bảo quản của người chuyên chở ở trong cảng hàng không, trong máy bay và ở bất kỳ nơi nào, nếu hạ cánh ngoài cảng hàng không. - Vận chuyển hàng hoá bằng máy bay không bao gồm vận chuyển đường bộ, đường biển, đường sông, trừ phi nhằm thực hiện hợp đồng vận tải không có chuyển tải.
.1.1.2. Cơ sở trách nhiệm
- Người chuyên chở hàng không chịu trách nhiệm về thiệt hại khi hàng hoá bị mất mát, hao hụt hay bị chậm giao hàng (sau 7 ngày kể từ ngày lẽ ra hàng phải tới hoặc người chuyên chở tuyên bố bị mất hàng, thì người nhận hàng có quyền kiện người chuyên chở. Điều 13, Mục 3 của Công ước Vác - sa - va 1929).
- Người chuyên chở được miễn trách nhiệm nếu chứng minh được rằng anh ta và đại lý đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết hoặc không thể áp dụng được những biện pháp như vậy để tránh thiệt hại.
- Người chuyên chở cũng được miễn trách nhiệm nếu chứng minh được thiệt hại trong việc hoa tiêu, chỉ huy bay, vận hành máy bay.
.1.1.3. Giới hạn trách nhiệm
- Trách nhiệm của người chuyên chở đối với hàng hoá được giới hạn bằng số tiền là 250 Fr. vàng/1 Kg theo Công ước Vác - sa - va Và Nghị định thư Hague. Theo Hiệp định Montreal 1996 giới hạn trách nhiệm là 9,07 USD/1 Pound, tương đương với 20 USD/1Kg.
- Nếu hàng hoá đã kê khai giá trị ở nơi giao hàng vào lúc giao hàng cho người chuyên chở, thì trách nhiệm giới hạn là giá trị đã kê khai, trừ khi người chuyên chở chứng minh được rằng giá trị đã kê khai lớn hơn giá trị thực sự của hàng hoá.
- Theo Nghị định thư Guatemala, giới hạn trách nhiệm của người chuyên chở đối với hàng hoá là 250 Fr. vàng/1 Kg. Theo các Nghị định thư Montreal năm 1975 số 1, 2, 3, 4, giới hạn ttrách nhiệm của người chuyên chở đối với hàng hóa là 17 SDR/1 Kg.
.1.1.4. Khiếu nại người chuyên chở bằng đường hàng không
* Thời gian thông báo tổn thất và khiếu nại người chuyên chở
• Trường hợp thiệt hại: phải khiếu nại ngay khi phát hiện ra thiệt hại và chậm nhất trong vòng 7 ngày.
• Trường hợp chậm giao hàng: khiếu nại trong vonhg 14 ngày, kể từ ngày hàng hoá lẽ ra phải phải đặt dưới sự định đoạt của rngười nhận hàng.
* Thời gian khởi kiện
Thời hạn khởi kiện là 1 năm, kể từ ngày máy bay phải đến hoặc từ ngày việc vận chuyển chấm dứt
14 Vận đơn hàng không (Airway Bill - AWB)
.14.1Khái niệm
Vận đơn hàng không (AWB) là một chứng từ vận chuyển hàng hoá và là bằng chứng của việc ký kết hợp đồng vận chuyển hàng hoá bằng máy bay, về điều kiện của hợp đồng và việc đã tiếp nhận hàng hoá để vận chuyển (Luật dân dụng hàng không qui định)
Vận đơn hàng không là chứng từ không giao dịch được (Non Negociable) bằng cách ký hậu thông thường.
.14.2Chức năng của vận đơn hàng không. Vận đơn hàng không có các chức năng sau:
• Là bằng chứng của hợp đồng vận tải được ký kết giứ ngời chuyên chở và người gửi hàng
• Là bằng chứng chứng nhận việc nhận hàng của người chuyên chở hàng không
• Là hoá đơn thanh toán cước phí (Freight bill)
• Là giấy chứng nhận bảo hiểm (Insurance Certificate) • Là chứng từ khai hải quan
15 Cước phí vận tải đường hàng không
.15.1Khái niệm về cước phí
Cước phí (Charge): là số tiền phải trả cho việc vận chuyển lô hàng hoặc cho các dịch vụ liên quan đến chuyên chở. Mức cước hay giá cước (rate) là số tiền mà người chuyên chở thu trên một đơn vị khối lượng hàng hoá vận chuyển.
.15.2Cơ sở tính cước phí
Cước có thế tính trên cơ sở trọng lượng, nếu là lô hàng nhỏ và thuốc loại hàng nặng
Cước tính theo thể tích hay dung tích chiếm chỗ trên máy bay đối với hàng nhẹ hoặc cồng kềnh.
Cước tính theo giá trị đối với hàng hoá có giá trị cao trên một đơn vị trọng lượng hoặc đơn vị thể tích.
Tổng tiền cước được tính bằng cách: nhân số đơn vị hàng hoá chịu cước với mức cước. Tuy nhiên, tiền cước không được nhỏ hơn cước tối thiểu đã qui định. Cước vận chuyển hàng hoá bằng đương hàng không quốc tế được qui định trong các biển cước do IATA ban hành: Quyển thứ nhất "Qui tắc TACT" (The Air CArgo Tariff Rules) một năm ban hành 2 lần. Quyển thứ hai "Cước TACT" hai tháng ban hành một lần> Quyển thứ hai gồm cuốn: Cuốn 1 về cước toàn thế giới, trừ Bắc Mỹ, Cuốn 2 về cước Bắc Mỹ gồm cước đi, đến và cước nội hạt của Canada và Mỹ
16 Các loại cước phí:
.16.1Cước hàng bách hoá (General Cargo Rate - GCR):
Là cước áp dụng cho nhóm hàng bách hoá thông thường vận huyển giữa hai điểm. Số lượng hàng hoá càng lớn, mức cước càng giảm. Cước hàng bách hoá
thường được tính theo từng mức trọng lượng hàng hoá: đến 45kg, từ 45-100kg, từ 100-250kg, từ 250-500k, từ 500-1.000kg, từ 1.000-2.000kg…
.16.2Cước tối thiểu (Minimum Rate - M):
Là mức cước mà thấp hơn thế thì các hãng Hàng không coi là không kinh tế khi vận chuyển một lô hàng dù là một kiện rất nhỏ. Thực tế khi tính cước bao giờ cũng cao hơn hoặc bằng cước tối thiểu. Cước tối thiểu do IATA quy định trong TACT.
.16.3Cước đặc biệt (Special Cargo Rate - SCR):
Thường thấp hơn cước GCR và áp dụng cho hàng hoá đặc biệt trên những tuyến đường nhất định.
Mục đích là để chào giá cạnh tranh nhằm cho phép sử dụng tối ưu khả năng chuyên chở của hãng Hàng không.
Trọng lượng tối thiểu để áp dụng tính cước là 100kg.
Theo TACT thì những hàng hoá áp dụng tính cước SCR đợc chia làm 10 nhóm: 0001 đến 0009; 2.000 đến 2.999; 3.000 đến 3.999; 4.000 đến 4.999; 5.000 đến 5.999; 6.000 đến 6.999; 7.000 - 7.999; 8.000 - 8.999; 9.000 - 9.999.
.16.4Cước phân loại hàng (Class Rate/Commodity Classification Rate - CR/CCR):
Được tính trên cơ sở 0% so với cước hàng bách hoá, áp dụng đối với những mặt hàng không có cước riêng trên một số tuyến nhất định.
Cước Class Rate gồm một số loại chính là: động vật sống, hàng giá trị cao như vàng, bạc, đồ trang sức, tạp chí, sách báo, hành lý gửi như hàng hoá, hài cốt (Human Remains) bằng 50% cước GCR…
.16.5Cước cho mọi loại hàng (Freight All Kinds - FAK):
Là mức cước áp dụng chung cho mọi loại hàng hoá xếp chung trong một Container.
.16.6Cước ULD (ULD Rate):
Là cước tính cho hàng hoá chuyên chở trong các ULD. Cước này thấp hơn cước hàng rời, khi tính chỉ căn cứ vào loại và số lượng ULD, không căn cứ vào hàng hoá (số lượng và chủng loại hàng).
.16.7Cước hàng chậm:
Là cước tính cho lô hàng gửi chậm. Cước này thường thấp hơn cước hàng gửi nhanh và hàng thông thường, vì các hãng Hàng không khuyến khích loại hàng gửi chậm.
.16.8Cước thống nhất (Unified Cargo Rate):
Là cước áp dụng khi hàng hoá chuyên chở qua nhiều chặng, người chuyên chở chỉ áp dụng một loại giá cước dù giá cước chuyên chở phải áp dụng cho các chặng là khác nhau. Cước này có thể thấp hơn tổng tiền cước mà chủ hàng phải trả riêng cho từng người chuyên chở.
.16.9Cước gửi hàng nhanh (Priority Rate):
Còn gọi là cước ưu tiên, áp dụng cho lô hàng gửi gấp trong vòng 3 tiếng đồng hồ, kể từ khi người chuyên chở nhận hàng. Cước này thường bằng 130- 140% của cước GCR.
.16.10Cước hàng gộp (Group Rate):
Là cước áp dụng cho những khách hàng thường xuyên gửi hàng nguyên cả Container hay Pallet (thường là Đại lý hay người gom hàng hay người giao
nhận). Tại Hội nghị Athens năm 1969, IATA cho phép các hãng Hàng không thuộc IATA giảm tối đa là 30% so với GCR cho đại lý, người giao nhận.
*******
Tóm lại , hợp đồng mua bán ngoại thương và hợp đồng vận tải (ngoại thương) là hai cam kết khác hẳn nhau:
• Về chủ thể của Hợp đồng mua bán ngoại thương là bên mua và bên
bán; của hợp đồng vận tải ngoại thương là cam kết chủ hàng với người vận tải
• Về đối tượng của hợp đồng mua bán ngoại thương là hàng hoá; của
hợp đồng vận tải ngoại thương là quãng đường
• Về giá cả của hợp đồng mua bán ngoại thương là giá hàng được
hình thành do sự thoả thuận của hai bên, còn của hợp đồng vận tải ngoại thương là giá cước.
• Về luật pháp điều chỉnh hợp đồng của hợp đồng mua bán ngoại
thương là luật pháp liên quan đến việc mua bán hàng hoá, còn của hợp đồng vận tải là luật và công ước vận chuyển hàng hoá như công ước Brussels, Visby, Hamburg.
Tuy nhiên, hai loại hợp đồng này lại có những điểm chung, ví dụ như:
• Về số lượng hàng: Số lượng hàng mua bán bao nhiêu thì vận tải bấy nhiêu
• Về thời hạn giao hàng: Hàng được giao vào thời hạn nào thì tàu chở được thuê để chở hàng vào lúc đó.
• Về điều kiện vận tải: Hợp đồng mua bán ký như thế nào thi trong hợp đồng vận tải ký như thế
CHƯƠNG III: MỘT SỐ BIỆN PHÁP ĐỂ THỰC HIỆN TỐT HƠN