T Đại dịch HIV/ AIDS

Một phần của tài liệu Dẫn chứng NLXH về hiện tượng đời sống (Trang 63 - 69)

L. Bệnh thành tích

9. Một nữ sinh mạc chiếc áo xuyên thấu đến lớp khiến các bạn choáng váng Kèm theo đó là dòng chia sẻ: “Tôi nên

T Đại dịch HIV/ AIDS

T. Đại dịch HIV/ AIDS

1. Tính đến năm 2019, Thế giới có khoảng 38 triệu người đang sống chung với HIV và 690.000 người nhiễm HIV đã tử vong. Trong năm 2019, toàn thế giới có 1,7 triệu người nhiễm mới được phát hiện, trong đó tập trung chủ yếu nam giới 25-49 tuổi (38%) và nam giới 15-24 tuổi (12%).

2. Tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương, tính đến năm 2019 có khoảng 5,8 triệu người đang chung sống với HIV và khoảng 160.000 người đã tử vong với các nguyên nhân liên quan đến AIDS.

3.Tại Việt Nam, kể từ ca nhiễm đầu tiên được phát hiện năm 1990 tại thành phố Hồ Chí Minh, tính đến 31/8/2020, cả nước có 213.008 người nhiễm HIV hiện đang còn sống và 107.812 người nhiễm HIV đã tử vong. Trung bình mỗi năm cả nước phát hiện thêm 11.000 ca nhiễm HIV.

4. Dịch tập trung chủ yếu ở khu vực Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long và chủ yếu ở đối tượng nam giới. Từ năm 1990 đến 2015, tỷ lệ người nhiễm HIV là nam giới có xu hướng giảm nhẹ, tuy nhiên từ năm 2016 tỷ lệ người nhiễm HIV là nam giới bắt đầu có xu hướng gia tăng trở lại.

5. Tỷ lệ nhiễm HIV trong số mới phát hiện tính đến 31/8/2020 là 72,2%.

6. Dựa trên mô hình dịch AIDS/mô hình dịch tại Châu Á

(Asian/AIDS Epidemic Model) cũng cho thấy MSM là nhóm nguy cơ cao duy nhất tại Việt Nam có tỷ lệ nhiễm mới HIV tăng liên tiếp trong 20 năm qua.

7. Từ đầu năm 2021 tới ngày 30/11/2021,, cả nước ghi nhận 10.925 trường hợp phát hiện mới HIV dương tính; ghi nhận 1.528 trường hợp tử vong. Trong số người mới phát hiện có gần 85% là nam giới, độ tuổi chủ yếu là từ 16-29 (46%) và 30-39 (29%), đường lây chủ yếu là quan hệ tình dục không an toàn (hơn 79%) và qua đường máu (9,9%)

8.Theo báo An ninh thế giới: Gia đình ông Trần Văn Sâm, xóm 3, Tiên Lương, Cẩm Khê, Phú Thị có 6 người bị mắc HIV/AIDS. 9. Quân đội Israel tuyên bố họ sẽ bắt đầu tuyển những người bị mắc

HIV, một sự thay đổi chính sách nhằm tránh sự kỳ thị trong cộng đồng với người bị nhiễm HIV/AIDS.

10.Nhi u ngề ườ ổ ếi n i ti ng đã qua đ i vì b nh AIDS, có th k đ nờ ẹ ể ể ế

nh ngôi sao qu n v t Arthur Ashe, n hoàng Freddyư ầ ợ ữ

Mercury. Đi u đáng nói là nh ng ngề ữ ười này cùng đa s nh ngố ữ

b nh nhân m c AIDS b lây truy n thông qua vi c truy n máuẹ ắ ị ề ẹ ề

đ n gi n không ph i do quan h tình d c b a bãi. Tro ả ả ẹ ụ ừ ường h p n i ti ng nh t nhi m virus HIV/AIDS và v n s ng kh eợ ổ ế ấ ễ ẫ ố ỏ

m nh đó là hu n luy n viên Magic Johnson, ngạ ấ ẹ ười thường xuyên xu t hi n trên truy n hình th thao, m c dù ông mangấ ẹ ề ể ạ

trong mình virus HIV h n 20 năm.o

11.Năm 1984, luật sư trẻ tuổi Geoffrey Bower đang làm việc tại Baker&MacKenzie, một trong những tập đoàn lớn nhất thế giới. Không lâu sau đó, anh bắt đầu có những triệu chứng của AIDS. Và ngay lập tức Bower bị sa thải, Bower không xin được việc làm ở bất cứ nơi đâu với căn bệnh của mình. Bower đã làm đơn lên Tiểu bang New York về quyền của con người và Geoffrey Bower được ghi nhận là một trong những trường hợp đầu tiên đấu tranh vì bị phân biệt đối xử trong lịch sử pháp lý.

12.Trường hợp ở Mississippi, một em bé được sinh ra bởi người mẹ dương tính với HIV, em bé này đã được chữa khỏi sau khi điều trị tích cực bằng các loại thuốc kháng virus ngay sau khi sinh. Đến nay, bé đuợc 3 tuổi và hoàn toàn không còn dấu vết gì của căn bệnh này. Đây là hy vọng cho những người đang mắc căn bệnh HIV/AIDS về một phương pháp điều trị hiệu quả trong tương lai không xa.

U. Việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc trong thời kỳ hội nhập. 1. Theo báo An ninh thế giới:

Ở Tây Nguyên, nhiều địa phương đã đổ ra hàng chục, hàng trăm tỷ đồng để tái hiện, tổ chức lại những lễ đâm trâu hết sức hoành tráng. Không như mong đợi, đó không phải là những buổi lễ hội thật sự, chỉ là một hình thức sân khấu hóa lễ hội. Đồng bào các dân tộc ít người cũng không thấy mặn mà với những “hội đâm trâu” kiểu quốc doanh này. Họ không thấy được chính đời sống, nhu cầu của họ trong đó, chỉ thuần túy là khán giả xem người ta “biểu diễn” lễ hội của dân tộc mình. Điều bất hợp lý nằm ở lý thuyết tiếp cận: Hội chỉ là hội khi và chỉ khi chi chính đồng bào tham dự là đồng chủ thể sáng tạo- xuất phát từ nhu cầu tinh thần, tín ngưỡng tự thân. Cách tiếp cận như vậy chỉ gây tốn kém, không thỏa mãn được nhu cầu tinh thần của đồng bào.

2. Theo báo An ninh thế giới:

Ông Nguyễn Trí Thức, Trưởng phòng Văn hóa thông tin huyện Mường Khương, Lào Cai, đã từng vò đầu bứt tai mà than rằng: “Gay go quá, không biết tìm đâu ra kinh phí”. Hội diễn văn nghệ quần chúng địa phương có khá nhiều những tiết mục biểu diễn những các làn điệu dân ca các dân tộc. Nhưng có tìm đỏ mắt, huy động đủ các kiểu cũng khó tìm mượn đủ số trang phục cần thiết.

Chính quyền huyện đã phải chi một khoản tiền lớn từ ngân hàng để đặt may trang phục dân tộc cho những cuộc lễ lạt hội hè này. Mỗi bộ váy Mông giá vài triệu. Một tiết mục tốp ca có chừng 10 em thiếu nhi biểu diễn, tiền trang phục cũng mất vài ba chục triệu. Tổ chức chu đáo là một thách thức khô nhỏ, ít ra thì cũng phải khiến một người tâm huyết như ông trưởng phòng phải bứt tai, vò đầu. Phải thôi, để nhẹ kinh phí, không lẽ gọi là tiết mục tốp ca mà chỉ hát có... một người.

3. Theo báo Pháp luật Việt Nam:

Cướp cạn giữa Hội Chùa Thầy: Tất cả mọi lối dẫn vào chùa Thầy đều bị phong tỏa. Ai muốn đi qua chỉ có hai cách hoặc dừng lại gửi xe với giá trên trời, hoặc nộp tiền tươi thì sẽ được “Người của Ban Quản lý di tích” cho qua.

4. Theo báo Pháp luật Việt Nam:

Giỗ Tổ Hùng Vương- Lễ hội đền Hùng kết thúc. Tuy nhiên, dư âm từ lễ hội chưa phải đã hết trong tâm trí của nhiều người. Với không ít du khách về thăm đất Tổ, dường như, vẫn còn có những điều khiến lễ hội này chưa xứng tầm của một lễ hội lớn nhất từ trước đến này, nhất là khi đã được Nhà nước đầu tư với kinh phí khổng lồ.

Tất cả các dịch vụ (trông xe, ăn uống, nhà nghỉ, khách sạn) đều tăng giá vô lý từ 100-300% so với ngày thường.

5. Theo báo Pháp luật Việt Nam:

Như một trào lưu, những năm trở lại đây làng giải trí Việt đã bắt đầu xuất hiện những ca khúc... siêu nhảm. Cứ tưởng thời người nghe bị tra tấn bởi các ca khúc của Hoàng AXN như “Trái tim siêu nhân Gao”, “Người ấy và con ba phải chọn”... hoặc “ Kiếp số đề”, đã qua từ rất lâu, thì đột ngột, nhạc nhảm lại đang tấn công làng giải trí với cường độ mạnh mẽ còn hơn virút cúm AH1N1 ngày nào.

6. Phi Thanh Vân, cô siêu mẫu da nâu được biết nhiều đến bởi những tuyên bố liên quan đến chuyện giải phẫu thẩm mỹ bỗng nhiên nổi hứng nhảy tót sang âm nhạc. Giọng hát của Phi Thanh Vân là điều không ai muốn nhắc đến, bởi đơn giản, ai muốn làm ca sĩ thì cứ làm thôi, còn nổi tiếng hay không thì lại là chuyện khác.

Phi Thanh Vân thâm nhập làng giải trí Việt và ngay lập tức tạo nên một cơn choáng váng với ca khúc "Làn da nâu", do Nhật Đăng viết. Toàn bộ ca khúc có tổng cộng chưa đầy 20 chữ, với những đoạn được lặp đi lặp lại, đệm thêm vài tiếng "Yeah... yeah..." cho đúng chất nhạc trẻ, Phi Thanh Vân đã có thể trình diễn với dung lượng lên đến gần 5 phút trong chương trình Sức sống mới. Quả nhiên là tài năng(!). Rất tự tin trước ca khúc này, Phi Thanh Vân nói là cô sẽ làm cho nó "trẻ trung và sôi động". “Em sống trong khát khao, em sống trong ước ao, mang đến những ước ao, mang đến những khát khao... Làn da nâu, làn da nâu, làn da nâu...”. Bấy nhiêu đó là... hết. "Làn da nâu" độc đáo đến mức đó, nên nhiều cư dân mạng đã không ngần ngại xếp “Làn da nâu” đứng đầu bảng trong "Ba ca khúc kinh khủng nhất của làng nhạc Việt 2009".

7. Theo báo Pháp luật Việt Nam:

Quan họ đã được cả thế giới vinh danh, tuy nhiên vấn đề bảo tồn loại hình văn hóa này còn nhiều việc phải làm. Cuối tháng 9/2009, Quan họ Bắc Ninh đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Theo PGS.TS Nguyễn Trí Nguyên- Phó viện trưởng Văn hóa thông tin, vấn đề cần thiết đối với việc bảo tồn “không gian văn hóa Quan họ” là cần có sự thống nhất trong đánh giá và tìm ra giải pháp, mô hình tối ưu. Quá trình đô thị hóa và toàn cầu hóa văn hóa đang tác động một cách toàn diện và khá mạnh mẽ đến tổng thể xã hội miền Kinh Bắc- nơi sản sinh và nuôi dưỡng văn hóa Quan họ.

8. Theo báo Pháp luật Việt Nam:

Một nữ công nhân Hà Nội đến gặp Chủ tịch phường chẳng những không được tiếp đón mà còn bị dập đầu, túm cổ lôi ra. Dân rất khó gặp các vị “đầy tớ” của mình- đó là một thực tế khá phổ biến. Bây giờ việc tránh gặp dân trở thành chuyện bình thường, không ông cán bộ nào coi đó là vi phạm chuẩn mực đạo đức và chẳng ai phê bình, kiểm điểm gì hết. Bởi vậy, cách ứng xử này ngày càng được áp dụng rộng rãi và hệ quả tát yếu của nó là sự bức xúc của dân chúng ngày một tăng.

9. Theo báo Pháp luật Việt Nam:

Sáng 19/3/2010, tại Hà Nôi, Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức Hội thảo “Giáo dục văn hóa giao tiếp, ứng xử cho học sinh THCS” Tại hội thảo, các đại biểu nêu rõ: văn hóa giao tiếp, văn hóa ứng xử của học sinh được hình thành từ môi trường gia đình, nhà trường và xã hội. Trong đó, môi trường giáo dục của nhà trường đóng vai trò quan trọng, góp phần to lớn vào sự phát triển của thế hệ trẻ. Việc còn nhiều học sinh chưa có kỹ năng giao tiếp, ứng xử có văn hóa gây lo lắng, bức xúc trong dư luận xã hội.

Hội thảo diễn ra trong thời điểm toàn xã hội đang quan tâm đến vụ việc một nữ sinh Trường THPT Trần Nhân Tông bị bạn cùng lứa đánh hội đồng mà nguyên nhân chỉ vì các em giẫm vào chân nhau rồi gây gổ.

10.Cắm sừng ai đừng cắm sừng em - Phí Phương Anh

MV debut của Phí Phương Anh xứng đáng là "thảm họa" của Vpop 2021 khi mới ra mắt 4 tháng đã sở hữu 235.000 dislike, đi kèm là hàng chục nghìn bình luận có nội dung chỉ trích, đòi Youtube "xóa sổ".

Không bàn đến giọng hát như hết hơi của Phí Phương Anh dù đã được xử lý qua autotune, RIN9 cố tình bắt trend bằng cách sử dụng cụm từ "cắm sừng ai đừng cắm sừng em" ở tiêu đề, sau đó là nhắc đi nhắc lại trong phần điệp khúc. Theo reaction của ViruSs, anh không chấp nhận một nhạc sĩ lại có thể viết được những câu hát ngô nghê như: "Sừng không tự nhiên sinh ra/ Sừng không tự nhiên mất đi/ Mà chỉ là chuyển từ đầu/ Người này sang đầu người khác", gay gắt hơn, ViruSs còn cầu xin cư dân mạng ngừng chia sẻ ca khúc để tránh tình trạng nhạc Việt tràn lan ca khúc thảm họa.

11.

Một phần của tài liệu Dẫn chứng NLXH về hiện tượng đời sống (Trang 63 - 69)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(69 trang)
w