Kết quả khảo nghiệm

Một phần của tài liệu Xây dựng bài tập đánh giá năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng trong dạy học môn khtn – lớp 6 (Trang 38)

Qua kết quả khảo nghiệm ý kiến của 10 giáo viên tại các trường THCS và trên địa bàn thành phố Quảng Nam và một số trường tại thành phố Quảng Ngãi về hiệu quả xây dựng bài tập đánh giá năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng như sau:

Bảng 3.7 Bảng thống kế kết quả khảo nghiệm về ý kiến nhận xét của GV

STT Tên chủ đề Mức độ phù hợp Hoàn toàn phù hợp Tương đối phù hợp Không phù hợp SL % SL % SL % 1 Tế bào 9 90% 1 10% 0 0% 2 Từ tế bào đến cơ thể 10 100% 0 0% 0 0% 3 Đa dạng thế giới sống 9 90% 0 0% 1 10%

30

Qua số liệu thể hiện trong bảng, có thể nhận thấy đa số các chủ đề và bài tập ĐG NL vận dụng KT, KN ở mức độ phù hợp, cụ thể như sau:

Với chủ đề : “Tế bào”, đa số giáo viên đánh giá là bài tập ĐG NL vận dụng KT, KN phù hợp với chương trình môn KHTN – Lớp 6, có tính sáng tạo và phù hợp với khả năng của học sinh, kích thích và phát huy được tư duy sáng tạo của học sinh. Đồng thời giúp cho việc phát triển năng lực vận dụng KT,KN của học sinh.

Với chủ đề: “ Từ tế bào đến cơ thể ”, 100% giáo viên đánh giá là phù hợp với nội dung chương trình môn KHTN – Lớp 6. Bài tập gần gũi với thực tiễn, học sinh chủ động việc học tập của mình, dẫn đến có sự tìm tòi, sáng tạo, từ đó có niềm say mê, hứng thú trong học tập.

Với chủ đề: “ Đa dạng thế giới sống ”, 90% giáo viên đánh giá BT đánh giá NL vận dụng KT, KN phù hợp với nội dung chương trình môn KHTN – Lớp 6. Việc sử dụng những BT đánh giá NL vận dụng KT, KN trong nội dung kiến thức này có thể giúp học sinh vận dụng KT đã học vào trong thực tiễn, giải quyết các vấn đề, tháo gỡ những thắc mắc trong cuộc sống hằng ngày. Từ đó các em thấy đượcc tầm quan trọng trong quá trình học môn KHTN.

Tuy nhiên, 10% giáo viên cho rằng khi xây dựng yêu cầu bài tập, giáo viên cần hướng dẫn học sinh cụ thể để học sinh có thể đúng yêu cầu mà giáo viên đưa ra.

31

PHẦN 3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. KẾT LUẬN

- Đối chiếu với mục tiêu và nhiệm vụ đề tài cũng như giả thuyết khoa hoc đã đề ra, đến nay đề tài căn bản đã hoàn thành. Qua đó chúng tôi rút ra một số kết luận sau:

- Phân tích nội dung kiến thức chủ đề “ Vật sống”trong dạy học môn KHTN- Lớp 6, phân tích các nhóm kiến thức và xác định các kiến thức phù hợp để xây dựng bài tập đánh giá năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng; Thu thâp tài liệu; Thiết kế bài tập;

- Căn cứ vào quy trình xây dựng bài tập, chúng tôi đã đề xuất được quy trình xây dựng bài tập đánh giá năng lực. Quy trình này được thực hiện theo 5 bước, đó là: Xác định yêu cầu cần đạt và mạch kiến thức chủ đề; Xác đinh những vấn đề hướng tới vận dụng KT, KN; Thu thập dữ liệu; thiết kế BT; Chỉnh sửa, hoàn thiện các BT

- Dựa vào mô hình thiết kế quy trình xây dựng bài tập đánh giá năng lực đã đề xuất, chúng tôi đã tiến hành thiết kế được 25 bài tập theo từng bài trong chủ đề “ Vật sống”trong dạy học môn KHTN- Lớp 6

- Kết quả phân tích các thông tin thu nhận được từ sau kết quả khảo nghiệm bước đầu chứng tỏ được tính hiệu quả của đề tài nghiên cứu, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học trong quá trình dạy học trong chủ đề “ Vật sống”trong dạy học môn KHTN- Lớp 6.

2. KIẾN NGHỊ

- Từ những kết quả thu được và qua phân tích ý kiến chuyên gia, chúng tôi có môt số đề xuất sau: Để việc sử dụng bài tập nhằm phát triển năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng môn KHTN cho HS trong dạy học chủ đề “ Vật sống” – lớp 6 nói riêng và các phần khác trong chương trình môn KHTN THCS nói chung mang lại hiệu quả thì cần phải có sự nỗ lực phấn đấu của các cấp quản lí giáo dục và đội ngũ GV sinh học ở các trường THCS.

32

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Phú Trọng (2013), Về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, Nghị quyết hội nghị Trung ương 8 khóa XI, Hà Nội.

2. Phan Thị Thanh Hội và nnk., ( 2020 ) Các xu hướng hiện đại về kiểm tra, đánh giá kết quả học tập, giáo dục nhằm phát triển phẩm chất năng lực học sinh THCS ( tr.17-22), Hà Nội

3. Lê Thanh Oai (2016). Thiết kế bài tập thực tiễn trong dạy Học Sinh học 11 trung học phổ thông. Tạp chí Giáo dục, số 396, tr 52-55.

4. Trương Xuân Cảnh (2015). Xây dựng và sử dụng bài tập để phát triển năng lực thực nghiệm cho học sinh trong dạy học sinh học Cơ thể thực vật - Sinh học 11 trung học phổ thông ( Luận án tiến sĩ Khoa học giáo dục, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội)

5. Lưu Thị Hồng Duyên (2015) Dùng bài tập để phát triển năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học cho học sinh lớp 10 THPT chuyên ( Luận văn thạc sĩ, Thành phố Hồ Chí Minh )

6. Phạm Thị Kiều Duyên (2015) Sử dụng bài tập thực tiễn trong dạy học hóa học nhằm phát triển năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho học sinh ( Luận văn tiến sĩ, Trường ĐH Giáo dục – ĐH Quốc gia Hà Nội).

7. Trần thị Hải Yến (2015) Sử dụng bài tập hóa học phát triể năng lực giải quyết vấn đề cho HS thông qua dạy học chương kim loại kiềm, kim loại kiềm thổ, nhôm – Hóa học 12 (Luận văn tiến sĩ, Đại học quốc gia Hà Nội)

8. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2018), Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể, Nxb Giáo dục, Hà Nội

9. Nguyễn Thị Việt Nga (2016), Hình thành cho sinh viên kĩ năng đánh giá năng lực khoa học của học sinh theo quan điểm PISA trong dạy học Sinh học ở trường phổ thông, Luận án tiến sĩ Khoa học giáo dục, Trường đại học sư phạm Hà Nội, Hà Nội.

10. Bộ Giáo dục và đào tạo, Vụ giáo dục trung học (2014), Tài liệu tập huấn đổi mới kiểm tra đánh giá theo hướng tiếp cận NL HS các môn học, Hà Nội.

11. Herried, C.F (1994), Case studies In Science: A novel Method for science Education, Journal of college science teaching, p.221-229

12.Nguyễn Văn Cường, B. Meier (2015), Lí luận dạy học hiện đại, NXB Đại học Sư phạm Hà Nội.

33

PHỤ LỤC

PHỤC LỤC 1: PHIẾU KHÁO SÁT THỰC TRẠNG PHIẾU THẮM DÒ Ý KIẾN GIÁO VIÊN

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG Số phiếu:……

KHOA SINH – MÔI TRƯỜNG Ngày khảo sát:.../…../2021

PHIẾU KHẢO SÁT

(V/v: Xây dựng bài tập đánh giá năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng trong dạy học môn KHTN – lớp 6)

Kính gửi quý thầy cô!

Hiện tại em đang thực hiện đề tài “Xây dựng bài tập đánh giá năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng trong dạy học môn KHTN – lớp 6”. Để có được những thông tin cần thiết, làm nền tảng cho việc thực hiện đề tài, em tiến hành khảo sát giáo viên tại một số trường THCS trên địa bàn thành phố Đà Nẵng. Đây là những dữ liệu cơ sở cho việc thực hiện và triển khai đề tài, vì vậy em rất mong quý thầy cô chia sẻ đầy đủ những thông tin dưới đây. Em xin cam đoan những thông tin trả lời trong Phiếu hỏi của thầy (cô) chỉ được sử dụng với mục đích nghiên cứu.

Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của thầy (cô)!

Phần A: Thông tin chung

Họ và tên: (có thể không ghi)……… Đơn vị công tác: ………... Thâm niên công tác: ………...

Phần B. Nội dung khảo sát

Thầy/Cô vui lòng khoanh tròn và bổ sung, nêu ý kiến của mình vào ô tương ứng.

Câu 1. Thầy/cô giáo đã tìm hiểu về chương trình giáo dục phổ thông 2018 - môn khoa học tự nhiên chưa?

34

Câu 2. Những dạng bài tập nào dưới đây được sử dụng trong dạy học và kiểm tra đánh giá lĩnh vực Sinh học?

A. Bài tập khai thác kênh chữ B. Bài tập khai thác kênh hình C. Bài tập trắc nghiệm

D. Bài tập thực tiễn

E Bài tập dạng khác: ...

Một số dạng bài tập

Dạng 1. Bài tập viết một đoạn văn Dạng 2: Bài tập khai thác PISA Dạng 3: Bài tập ra quyết định Dạng 4: Bài tập thực nghiệm Dạng 5. Bài tập tình huống Dạng 6. Bài tập dự án

Dạng 7. Bài tập khảo sát, nghiên cứu Dạng 8. Bài tập tìm kiếm thông tin

Câu 3. Việc sử dụng bài tập trong dạy học và KTĐG nhằm mục đích đánh giá

A. Kiến thức B. Kĩ năng C. Thái dộ D. Năng lực D1. Nhận thức KHTN D2. Tìm hiểu tự nhiên D3. Vận dụng kiến thức, kĩ năng

Câu 4. Quan điểm của GV về KTĐG:

A. Đánh giá vì kết quả học tập B. Đánh giá vì học tập

35

Câu 5. Thầy cô gặp khó khăn gì khi xây dựng và sử dụng bài tập trong dạy học và KTĐG? ... ... ... ... ... ...

Em xin chân thành cảm ơn quý thầy cô đã góp ý kiến cho bài khảo sát này. Chúc quý thầy cô có một ngày vui vẻ.

PHỤC LỤC 2: PHIẾU KHẢO NGHIỆM PHIẾU THĂM DÒ Ý KIẾN GIÁO VIÊN

(Về xây dựng bài tập đánh giá năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng trong dạy học môn KHTN- Lớp 6)

PHẦN A: Thông tin chung

Trường :……… Giảng dạy môn:……… Thâm niên công tác:………...

PHẦN B: Nội dung khảo sát

Quý thầy cô cho biết ý kiến của mình bằng cách đánh dấu (X) vào mục mà thầy cô đồng ý.

Dưới đây là một số bài tập đánh giá năng lực do chúng tôi thiết kế để đánh giá năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng trong dạy học môn KHTN- Lớp 6. Xin quý thầy cô vui lòng nhận xét về mức độ phù hợp của từng bài tập.

(Qui ước câu trả lời theo mức độ từ 1 – mức thấp nhất, đến 3- Mức cao nhất. cụ thể như sau:

1- Không hợp lí/ phù hợp 2- Tương đối hợp lí/ phù hợp 3- Hoàn toàn hợp lí/ phù hợp

Phiếu khảo nghiêm 1 Bài tập 1:

36

Loại bài tập: Bài tập tình huống

Mục tiêu: Giải thích được vật sống và vật không sống dựa vào đặc điểm đặc trưng Nội dung bài tập: : Hôm nay, Thành và Sang mới học xong phần vật sống và vật

không sống. Đột nhiên, Thành quay qua nói với sang:” Thế con người là vật sống, đúng không”. Sang liền trả lời: “ Ừ. Đúng rồi.” Thành quay sang hỏi tiếp: “ Thế chú robot có thể cười, nói và hành động như một con người. Vậy robot có phải vật sống không? - Nếu em là Sang, em sẽ trả lời như thế nào? Vì sao?

Theo quý thầy cô, bài tập trên có phù hợp để đánh giá năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng trong chủ đề vật sống không?

Không phù hợp Tương đối phù hợp Hoàn toàn phù hợp Xin quý thầy cô vui lòng cho biết lí do:

……… ……… ………

Bài tập 2:

Chủ đề: Vật sống

Loại bài tập: Bài tập tình huống

Mục tiêu: Giải thích mối quan hệ giữa hệ cơ quan và cơ thể.

Nội dung bài tập: Bạn An lần đầu tập thể dục chạy bộ/ cử tạ… chỉ vận động tay

chân nhưng tim đập nhanh, thở hổn hển.

- Vì sao tập thể dục chạy bộ/ cử tạ… chỉ vận động tay chân nhưng tim lại đập nhanh, thở hổn hển?

Theo quý thầy cô, bài tập trên có phù hợp để đánh giá năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng trong chủ đề vật sống không?

Không phù hợp Tương đối phù hợp Hoàn toàn phù hợp Xin quý thầy cô vui lòng cho biết lí do:

……… ……… ………

37

Bài tập 3:

Chủ đề: Vật sống

Loại bài tập: Bài tập PISA

Mục tiêu: Trình bày được một số cách phòng và chống bệnh do virus và vi khuẩn

gây ra.

Nội dung bài tập: Virus corona gây hội chứng hô hấp cấp tính nặng 2, viết tắt

SARS-CoV-2. Trước đây có tên là virus corona mới 2019 (2019-nCoV) và cũng được gọi là virus corona ở người 2019, một chủng coronavirus gây ra bệnh viêm đường hô hấp cấp do virus corona 2019, xuất hiện lần đầu tiên vào tháng 12 năm 2019, trong đợt bùng phát đại dịch COVID-19 ở thành phố Vũ Hán, Trung Quốc và bắt đầu lây lan nhanh chóng. Sau đó trở thành một đại dịch toàn cầu. Virus corona có kính thước siêu hiển vi Covid 19 có khả năng lây từ người sang người qua đường hô hấp. Nó có tính biến chủng rất nhanh vì vậy rất khó khăn trong việc điều chế vaccxin. Biểu hiện của bệnh thường là ho, gồm sốt trong, mệt mỏi và ho khan, bị khó thở và suy hô hấp

a) Em hãy phân biệt cúm thông thường và cúm do corona?

b) Em cần làm gì để bảo về bản thân và gia đình trước tình hình dịch bệnh? Giải thích vì sao phải cần làm như vậy?

c) Vì sao phải phòng chống dịch bằng cách đeo khẩu trang khi ra ngoài ?

Theo quý thầy cô, bài tập trên có phù hợp để đánh giá năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng trong chủ đề vật sống không?

Không phù hợp Tương đối phù hợp Hoàn toàn phù hợp Xin quý thầy cô vui lòng cho biết lí do:

……… ……… ………

Bài tập 4 :

Chủ đề: Vật sống

38

Mục tiêu: Trình bày được một số cách phòng và chống bệnh do virus và vi khuẩn

gây ra.

Nội dung bài tập: Học sinh chia làm 2 nhóm. Nhóm 1 tìm hiểu về cách chế biến thực

phẩm quanh trường. Nhóm thứ 2 tìm hiểu về hậu quả của tiêu thụ thực phẩm bẩn. Sau khi hoàn thành xong nhiệm vụ giáo viên cho học sinh lấy mẫu bánh tráng trộn gần trường quan sát dưới kính hiển vi.

a) Theo em, vì sao trong mẫu bánh trộn này lại chứa nhiều vi khuẩn? b) Tác hại của việc sử dụng thực phẩm bẩn?

c) Các em có biện pháp gì để phòng tránh ngộ độc thực phẩm?

d) Em hãy đề xuất một số biện pháp bảo quản thực phẩm ở gia đình em?

Theo quý thầy cô, bài tập trên có phù hợp để đánh giá năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng trong chủ đề vật sống không?

Không phù hợp Tương đối phù hợp Hoàn toàn phù hợp Xin quý thầy cô vui lòng cho biết lí do:

……… ……… ………

Bài tập 5:

Chủ đề: Vật sống

Loại bài tập: Bài tập tình huống

Mục tiêu: Phân biệt nấm độc và nấm không độc. Nấm ăn và nấm làm thuốc. Xây

dựng cẩm nang đi rừng.

Nội dung bài tập: Hôm qua Lan đi lượm củi trong rừng thì tình cờ thấy rất nhiều

nấm rất giống nấm mèo. Lan liền hái về nấu cho gia đình ăn. a) Em có đồng tình với cách làm của bạn Lan không? Vì sao? b) Nếu em là bạn Lan, em sẽ làm gì?

c) Làm cách nào để xây phân biệt nấm độc và nấm không độc? d) Em hãy xây dựng quyển cẩm nang để phân loại các loại nấm?

39

Giáo viên gợi ý câu d:

Các em liệt kê các loại nấm độc thường ở Việt Nam sau đó cắt dán và ghi tên nấm dưới hình ảnh.

Qua các loài nấm độc đó chúng có chung đặc điểm gì để nhận dạng: + Màu sắc như thế nào?

+ Sống ở đâu?

+ Ngửi thì thường như thế nào? Tương tự làm 3 loại nấm còn lại.

Theo quý thầy cô, bài tập trên có phù hợp để đánh giá năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng trong chủ đề vật sống không?

Không phù hợp Tương đối phù hợp Hoàn toàn phù hợp Xin quý thầy cô vui lòng cho biết lí do:

……… ……… ………

Phiếu khảo nghiệm 2 Bài tập 1:

Chủ đề: Vật sống

Loại bài tập: Bài tâp tìm kiếm thông tin

Mục tiêu: Biết cách gọi tên địa phương và tên khoa học một số sinh vật.

Nội dung bài tập: Em hãy tìm tên khoa học của các loài thực vật, động vật có tên

Một phần của tài liệu Xây dựng bài tập đánh giá năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng trong dạy học môn khtn – lớp 6 (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(65 trang)