Nhiệm vụ nghiên cứu

Một phần của tài liệu Xây dựng bài tập đánh giá năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng trong dạy học môn khtn – lớp 6 (Trang 27)

- Nghiên cứu về sơ sở lý luận về năng lực tìm hiểu tự nhiên và bài tập đánh giá năng lực.

- Nghiên cứu thực trạng xây dựng và sử dụng bài tập trong dạy học Sinh học. - Xây dựng hệ thống bài tập đánh giá năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng trong dạy học môn KHTN 6.

- Đề xuất biện pháp sử dụng bài tập đánh giá năng lực trong dạy học môn KHTN 6. - Thực nghiệm sư phạm nhằm bước đầu đánh giá tính khả thi và hiệu quả của đề.

19

CHƯƠNG 3: XÂY DỰNG BÀI TẬP ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC VẬN DỤNG KIẾN THỨC, KĨ NĂNG TRONG DẠY HỌC CHỦ ĐỀ VẬT SỐNG MÔN KHTN- LỚP 6 3.1 Phân tích chương trình môn KHTN- lớp 6 ( chủ đề vật sống )

Trong chương trình môn KHTN-lớp 6 phát hành gồm 4 chủ đề chính: Chất và sự biến đổi của chất, vật sống, năng lương và sự biến đổi, trái đất và bầu trời. Trong đó, chủ đề vật sống gồm 3 chương:

+ Chủ đề 5: Tế bào ( 9 tiết).

+ Chủ đề 6:Tế bào đến cơ thể ( 8 tiết).

+ Chủ đề 7:Đa dạng thế giưới sống ( 41 tiết).

Nội dung của chủ đề vật sống trong bộ sách chân trời sáng tạo được trình bày cụ thể trong bảng sau:

Bảng 3.1 Bảng nội dung của chủ đề vật sống trong bộ sách chân trời sáng tạo

STT (1) Chủ đề/ bài (2) Nội dung (3) Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng (4) V. TẾ BÀO 1 18. Tế bào – đơn vị của sự sống. 19. Cấu tạo và chức năng của thành tế bào. 20. Sự lớn lên và sinh sản của tê bào.

21.Thực hành: Quan sát và phân biệt một số tế bào

Tế bào đơn vị của sự sống.

- Khái niệm tế bào. - Hình dạng và kích thước tế bào . - Cấu tạo và chức năng tế bào - Sự lớn lên và sinh sản của tế bào. - Tế bào là đơn vị cơ bản của sự sống.

- Giải thích được vật sống và vật không sống dựa vào đặc điểm đặc trưng.

- Thực hành sử dụng kính lúp và kính hiển vi quang học.

- Vận dụng để giải thích được màu xanh của thực vật là do đâu và tại sao thực vật có khả năng quang hợp. - Vận dụng kiến thức về sự lớn lên và sinh sản của tế bào để chăm sóc cở thể.

VI. TỪ TẾ BÀO ĐẾN CƠ THỂ

20 22. Cơ thể sinh vật. 23. Tổ chức cơ thể đa bào. 24. Thực hành: Quan sát và mô tả cơ thể đơn bào, cơ thể đa bào.

- Từ tế bào đến mô. - Từ mô đến cơ quan. Từ cơ quan đến hệ cơ quan.

- Từ hệ cơ quan đến cơ thể.

- Vận dụng được kiến thức về cơ thể sinh vật để giải thích một số hiện tượng trong tự nhiên hoặc có hành đông chăm sóc và bảo vệ sinh vật phù hợp.

VII. ĐA DẠNG THẾ GIỚI SỐNG

3 25. Hệ thống phân loại thực vật. 26. Khóa lưỡng phân. 27. Vi khuẩn. 28. Thực hành: Làm sữa chua và quan sát hình thái vi khuẩn. 29. Virus. 30.Nguyên sinh vật. 31. Thực hành: Quan sát nguyên sinh vật. 32. Nấm. 33. Thực hành quan sát các loại nấm. 35. Thực vật. Đa dạng thế giới sống

- Phân loại thế giới sống - Sự đa dạng nhóm sinh vật + Vi khuẩn và virus + Đa dạng nguyên sinh vật + Đa dạng nấm + Đa dạng thực vật + Đa dạng động vật - Vai trò của đa dạng sinh học trong tựu nhiên

- Bảo vệ đa dạng sinh học

- Tìm hiểu sinh vật ngoài thiên nhiên

- Xây dựng được khóa lưỡng phân để phân loại sinh vật.

- Ứng dụng được vai trò của vi khuẩn có lợi vào đời sống.

- Đề xuất một số cách phòng và tránh bệnh do vi khuẩn gây ra.

- Thực hiện các bước làm sữa chua và sản phẩm tạo ra đạt chất lượng. - Ứng dụng được vai trò của virus vào đời sống.

- Đề xuất một số cách phòng và tránh bệnh do virus gây ra.

- Vận dụng kiến thức đề phòng tranh bệnh do nguyên sinh vật gây ra. - Tuyên truyền và thực hiện các hành động giữ gìn vệ sinh môi trường. - Đề xuất các phòng và chống bệnh do nấm gây nên.

- Vận dụng kiến thức vào giải thích các hiện tượng như: Kĩ thuật trồng nấm, phân biệt nấm ăn và nấm độc

21 36. Thực hành: Quan sát và phân biệt một số nhóm thực vật. 37. Đông vật 38. Thực hành: Quan sát và nhận biết một số nhóm động vật ngoàithiên nhiên 39. Tìm hiểu sinh vật ngoài thiên nhiên - Ứng dụng những lợi ích của thực vật vào đời sống. - Vận dụng kiến thức để phòng và chống một số bệnh do động vật gây ra - Nâng cao lòng yêu thiên nhiên và ý thức bảo vệ động vật.

- Đề xuất và thực hiện biện pháp bảo vệ đa dạng sinh học.

3.2 Quy trình xây dựng bài tập

Quy trình xây dựng bài tập đánh giá năng lực được thể hiện tóm tắt qua sơ đồ sau:

Hình 3.2 Sơ đồquy trình đánh giá năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng

Bước 1: Xác định mạch kiến thức chủ đề.

Bước 3: Thu thập dữ liệu.

Bước 4: Chỉnh sửa, hoàn thiện các BT.

Bước 2: Xác đinh những vấn đề hướng tới vận dụng KT-KN.

22

Cụ thể các bước như sau:

Bước 1: Xác định Yêu cầu cần đạt và mạch kiến thức chủ đề

Trong bước này, GV cần xác định yêu cầu cần đạt và sắp xếp các đơn vị nội dung của chủ đề/ bài học theo mạch logic. Điều này thuận lợi cho việc xác định mục tiêu và nội dung của bài tập dùng trong đánh giá.

Chủ đề “ Nấm”. - Yêu cầu cần đạt:

+ Nhận biết được một số đại diện nấm thông qua quan sát hình ảnh, mẫu vật (nấm đơn bào, đa bào. Một số đại diện phổ biến: nấm đảm, nấm túi, ...).

+ Dựa vào hình thái, trình bày được sự đa dạng của nấm.

+ Trình bày được vai trò của nấm trong tự nhiên và trong thực tiễn (nấm được trồng làm thức ăn, dùng làm thuốc, ...).

+ Nêu được một số bệnh do nấm gây ra. Trình bày được cách phòng và chống bệnh do nấm gây ra.

+ Vận dụng được hiểu biết về nấm vào giải thích một số hiện tượng trong đời sống như kĩ thuật trồng nấm, nấm ăn được, nấm độc, ...

+ Thông qua thực hành, quan sát và vẽ được hình nấm (quan sát bằng mắt thường hoặc kính lúp).

- Mạch kiến thức của chủ đề gồm: + Sự đa dạng của nấm.

+ Vai trò của nấm trong tự nhiên và trong thực tiễn. + Một số bệnh do nấm gây ra.

+ Phòng và chống bệnh do nấm.

Bước 2: : Xác đinh những vấn đề hướng tới vận dụng KT, KN

Từ YCCĐ và nội dung, GV xác định được những yêu cầu và nội dung liên quan đến việc vận dụng kiến thức, kĩ năng. GV cần lựa chọn các đơn vị kiến thức có thể xây dựng BT có thể hướng tới năng lực vận dụng KT, KN.

- Ví dụ: Từ YCCĐ và mạch nội dung của chủ đề Nấm, GV xác định được các vấn đề có thể xây dựng được bài tập.

Bảng 3.3. Bảng nội dung những vấn đề hướng tới vận dụng KT-KN

23

Sự đa dạng của nấm Bài tập về phân biệt nấm độc/không độc Nấm ăn và nấm làm thuốc…

Xây dựng cẩm nang đi rừng (phân biệt nấm).

Cách phòng và chống bệnh do nấm gây ra. BT về bệnh lang beng/phòng chống bệnh lang ben (và 1 số bệnh về da do nấm gây ra).

Vận dụng được hiểu biết về nấm vào giải thích một số hiện tượng trong đời sống như kĩ thuật trồng nấm, nấm ăn được, nấm độc, ..

Đề xuất các phòng và chống bệnh do nấm gây nên.

Vận dụng kiến thức vào giải thích các hiện tượng như: Kĩ thuật trồng nấm, phân biệt nấm ăn và nấm độc.

Bước 3: Thu thập dữ liệu

Dựa vào những vấn đề hướng tới vận dụng KT-KN ở bước 2 để định hướng cho việc thu thập dữ liệu liên quan đến thực tiễn. GV cần xác định kiến thức nền đã có của HS để thu thập và chọn lọc, gia công sư phạm dữ liệu làm xuất hiện tình huống nhận thức thực tiễn. Mô hình hóa tình huống nhận thức đó bằng BT dưới dạng câu hỏi, tình huống, dự án, đề tài,… Có thể tìm kiếm dữ liệu là các sự vật, hiện tượng tồn tại, nảy sinh trong môi trường tự nhiên, xã hội mà HS trực tiếp bắt gặp hoặc thông qua các nguồn thông tin đa dạng (các hình ảnh, các đoạn video, các thí nghiệm, các bài báo, đoạn văn… trên các trang web tin cậy, các sách, báo, tạp chí…). Sau khi thu thập được nguồn dữ liệu, , sắp xếp các dữ liệu đó theo chủ đề và sẽ tạo thành ngân hàng dữ liệu phục vụ cho các mục đích sư phạm khác nhau.

- Ví dụ: Chủ đề: “ Nấm”

Thu thập các thông tin, hình ảnh, video liên quan đến chủ đề: “ Nấm “ như: Các loại nấm, các bệnh do nấm gây ra, vai trò của nấm trong tự nhiên và thực tiễn, các thông tin liên quan đến những vấn đề nói trên.

Bước 4: Thiết kế bài tập

Từ YCCĐ, đặc điểm nội dung kiến thức, đồng thời dựa vào nguồn tư liệu thu được. GV xác định dạng bài tập. Từ đó thiết kế bài tập theo dạng bài tập được xác định.

24

Ví dụ: ở chủ đề “Nấm”, GV dựa vào nguồn dữ liệu có thể xây dựng bài tập PISA về cách phòng và chống bệnh do nấm gây ra.

Nấm da đầu là một loại bệnh ngoài da do chủng nấm Trichophyton và Microsporum gây nên. Bệnh này hay xuất hiện ở trẻ em tuy nhiên rất nhiều người lớn cũng mắc phải.

Triệu chứng của bệnh nấm da đầu ban đầu thường là xuất hiện gàu nhiều. Sau đó da đầu bị nổi sẩn hoặc mảng lớn ngoài rìa và bên trong có vảy mỏng.

Khi bệnh trở nặng, những mảng này dần trở nên dày hơn và đỏ tía, điều này khiến tóc ngày càng giòn và dễ gãy rụng, gây ra hói. Nấm da đầu gây ra cảm giác ngứa ngáy và đau đớn, bên cạnh đó còn gây mất thẩm mỹ khiến mái tóc suy yếu.

(Nguồn: BỆNH NẤM DA ĐẦU | ĐIỀU TRỊ CÁC BỆNH VIÊM DA (bacsiviemda.blogspot.com)) Hãy đọc thông tin trên và trả lời câu hỏi:

1) Nêu nguyên nhân và triệu chứng của bệnh nấm da đầu. 2) Trình bày những hậu quả do bệnh nấm da dầu gây ra.

3) Hãy tìm hiểu và trình bày các biện pháp để bảo vệ và chăm sóc da đầu nhằm tránh các bệnh ngoài da

Bước 5: Chỉnh sửa, hoàn thiện các BT

Các BT đó đang ở dạng “công cụ” nên khi sử dụng để tổ chức dạy học còn bị chi phối bởi nhiều yếu tố khác nhau (đặc điểm HS, điều kiện cơ sở vật chất,…). Vì vậy, GV có thể phải chỉnh sửa hình thức diễn đạt, “gia giảm” thông tin, yêu cầu cần đạt sản phẩm HS hoàn thành,…

3.3 Kết quả xây dựng bài tập

Từ quy trình được mô tả ở hình 3.2 (sơ đồ), kết quả nghiên cứu của đề tài đã thiết kế được các bài tập đánh giá năng lực vận dụng KT, KN chủ đề “ Vật sống” trong dạy học môn KHTN – Lớp 6 , gồm 25 bài tập đánh giá năng lực vận dụng KT, KN. Kết quả được thể hiện trong bảng sau:

Bảng 3.4 Bảng các bài tập đánh giá năng lực vận dụng KT, KN chủ đề “ Vật sống” trong dạy học môn KHTN – Lớp 6

25 Chủ đề Số lượng Loại bài tập PISA Thực nghiệm Thực tiễn Tình huống Kênh thông tin/hình Tế bào 1 1 Từ tế bào đến cơ thể 3 1 1 1 Đa dạng thế giới sống 21 1 2 6 1 2

Các dạng bài tập được ví dụ minh họa cụ thể ở bảng 3.5. Những bài tập khác được trình bày trong phần Phụ lục.

Bảng 3.5. Bảng các ví dụ minh họa về các loại bài tập đánh giá năng lực vận dụng KT, KN chủ đề “ Vật sống” trong dạy học môn KHTN – Lớp 6

Loại bài tập

Nội dung bài tập

PISA Virus corona gây hội chứng hô hấp cấp tính nặng 2, viết tắt SARS-CoV-2, trước đây có tên là virus corona mới 2019 (2019-nCoV) và cũng được gọi là virus corona ở người 2019. Một chủng coronavirus gây ra bệnh viêm đường hô hấp cấp do virus corona 2019, xuất hiện lần đầu tiên vào tháng 12 năm 2019, trong đợt bùng phát đại dịch COVID-19 ở thành phố Vũ Hán, Trung Quốc và bắt đầu lây lan nhanh chóng. Sau đó trở thành một đại dịch toàn cầu. virus corona có kính thước siêu hiển vi Covid 19 có khả năng lây từ người sang người qua đường hô hấp. Nó có tính biến chủng rất nhanh vì vậy rất khó khăn trong việc điều chế vaccxin. Biểu hiện của bệnh thường là ho, gồm sốt trong, mệt mỏi và ho khan, bị khó thở và suy hô hấp

a) Em hãy phân biệt cúm thông thường và cúm do corona?

b) Em cần làm gì để bảo về bản thân và gia đình trước tình hình dịch bệnh? Giải thích vì sao phải cần làm như vậy?

26

c) Vì sao phải phòng chống dịch bằng cách đeo khẩu trang khi ra ngoài ?

Thực nghiệm

GV cho học sinh ra một góc sân trường lấy những chiếc lá già, úa trên cây, sau đó đưa cho học sinh vuốt thẳng rồi cho vào quyển sách ép chặt. Học sinh cả bày những chiếc lá khô với đầy đủ kích thước cùng kéo và keo dán lên bàn. Sau đó, GV cho học sinh thỏa thích làm tranh từ lá khô

Thực tiễn Hùng là một người rất lười nhát trong việc ngủ bỏ mùng. Thế là như mọi hôm, Hùng đặt mình xuống rồi ngủ. Hôm đó, đột nhiên trong nhà có rất nhiều muỗi. Bọn chúng thay phiên nhau đốt Hùng. Sáng hôm sau, Hùng thấy nóng râm trong người và hơi mệt mỏi. Hùng nghĩ chắc do tối qua không ngủ được nên mới vậy, nghỉ ngơi sẽ không sao. Đến trưa bỗng người Hùng có triệu chứng sốt, ớn lạnh, đổ mồ hôi. Gia đình liền đưa Hùng vào viện, bác sĩ chẩn đoán là bệnh sốt rét

a) Theo em, nguyên nhân nào dẫn đến bạn Hùng bị bệnh sốt rét? b) Tác nhân dẫn tới bệnh sốt rét?

c) Ngoài bệnh sốt rét do nguyên sinh vật gây ra, em hãy kể tên các bệnh khác do nguyên sinh vật gây ra?

d) Qua các thông tin trên, em cần làm gì để phòng và chống bệnh do nguyên sinh vật gây ra?

Tình huống GV cho 2 nhóm học sinh trong lớp lên diễn kịch mà GV đã cho sẵn nội dung từ trước, HS đã phân công chuẩn bị ở nhà.

- Học sinh nhóm 1 lên diễn kịch A có 1 cơ sở sản xuất nhỏ lẻ về chả lụa, giò thủ khu chế biến không đảm bảo vệ sinh, rửa thực phẩm qua loa từ đó thực phẩm làm ra không an toàn, mà chính người thân của A phải bị ngộ độc thực phẩm do ăn phải sản phẩm làm từ cơ sở sản xuất của gia đình, cù ng với sự tác động của B - cộng tác viên y tế mà Tâm đã ăn năn hối cãi và hứa sửa lỗi của mình.

-Học sinh nhóm 2 lên diễn kịch Một nhóm 4 học sinh đi ăn bánh canh tại 1 quán hàng rong gần trường . Lúc mới ăn xong cả 4 bạn đều bị đau bụng

27

tiêu chảy phải nhập viện. Sau khi được các bác sĩ và các cô y tá kịp thời cứu chữa và đưa ra lời khuyên nên ăn chín uống sôi thì các bạn cũng rút ra được bài học cho bản thân.

- Sau khi mỗi nhóm diễn kịch xong, giáo viên đặt câu hỏi:

a) Qua 2 vỡ kịch vừa rồi, em hãy cho biết nguyên nhân nào dẫn đến ngộ độc thực phẩm và tiêu chảy?

b) Từ đó, em có biện pháp gì để phòng tránh?

Kênh thông tin/hình

a) Em hãy điền thông tin và vẽ hình ảnh vào các ô trống trong poster sao cho phù hợp nhất?

b) Tại sao cần phải lạc quan, đồng lòng, thành thật, tự giác, chọn lọc thông

Một phần của tài liệu Xây dựng bài tập đánh giá năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng trong dạy học môn khtn – lớp 6 (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(65 trang)